Thị trường hàng hoá 2021 - Bài 4: Xuất khẩu gạo vẫn giữ nhịp ổn định

THANH TRẦN
06:36 25/03/2021

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo rằng xuất khẩu gạo năm 2021 sẽ duy trì tín hiệu lạc quan cả về sản lượng và giá bán do hiện nay, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn tiếp tục ký hợp đồng mua gạo và giá gạo đang ở mức rất khả quan.

1-2

Xuất khẩu gạo vẫn duy trì tín hiệu lạc quan. Ảnh: Hạ An/ Báo Lao Động.

Lời tòa soạn: Đại dịch COVID-19 đã khiến toàn thế giới lao đao, tăng trưởng kinh tế suy giảm nghiêm trọng, các hoạt động kinh tế, đầu tư, kinh doanh đều bị gián đoạn, các chuỗi cung ứng truyền thống bị đứt gãy và không thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nhờ các nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều chính phủ, một số nước và khu vực đã dần lấy lại được nhịp hoạt động của mình, dù không thể trở lại mạnh mẽ như thời kỳ trước khi đại dịch xảy ra, nhưng cũng đã có những dấu hiệu lạc quan, tích cực.

Trong loạt bài khởi đăng từ thứ Hai, 22/3/2021, tạp chí điện tử nhadautu.vn mong muốn mang đến cho độc giả, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà quản lý và những người quan tâm đến thị trường hàng hóa những thông tin cập nhật nhất trong một số ngành, lĩnh vực chính, có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam để có thể có cái nhìn toàn cảnh, đúng đắn nhất góp phần giúp quí độc giả đưa ra những quyết định chính xác và tốt nhất trong bối cảnh thương trường đang dần phục hồi thời kỳ hậu đại dịch.

******

Thị trường hàng hóa 2021 - Bài 1: Ngành thép 'rộng cửa' hậu COVID-19

Thị trường hàng hóa 2021 - Bài 2: Tín hiệu khả quan cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam?

Thị trường hàng hóa 2021 - Bài 3: Ngành dệt may tiếp tục phát triển, bất chấp COVID-19

Triển vọng thị trường gạo thế giới trong ngắn hạn vẫn sẽ còn căng thẳng nguồn cung do thiếu container cũng như việc nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch của Việt Nam là không đáng kể so với nhu cầu chung của thế giới. Chính vì vậy, giá gạo trong thời gian sắp tới được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.

Giá gạo toàn cầu năm 2020 đã tăng hơn 20% trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh từ nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Bangladesh, Philippines… khi sản lượng của một số nước xuất khẩu mạnh như Thái Lan và Việt Nam sụt giảm do các yếu tố thời tiết cực đoan.

Vào năm 2021, giá gạo tại nhiều thị trường lớn vẫn đang tăng theo thời gian. Trong quý I/2020, giá gạo ở Bán cầu Tây đã tăng cao hơn nhiều so với mức giá gạo Châu Á.

Theo đó, giá gạo Mỹ cuối tháng 1/2021 là 625 USD/tấn, gạo Uruguay 620 USD/tấn, gạo Thái Lan tiếp tục tăng lên khoảng 527 USD/tấn do đồng baht mạnh lên, gạo Pakistan tăng lên 438 USD/tấn và gạo Ấn Độ lên 388 USD/tấn….

Đặc biệt, giá gạo ở cả ba nước xuất khẩu hàng đầu thế giới (Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ) đều tăng khá mạnh. Xu hướng này được thúc đẩy bởi nhu cầu cao trong khi đó, nguồn cung ở nhiều nơi trên thế giới lại thiếu hụt cũng như việc thiếu container đẩy cước phí vận tải tăng lên.

Đến thời điểm đầu tháng 2/2021, giá gạo Việt Nam đạt cao nhất gần 10 năm, gạo Thái Lan cao nhất 10 tháng và gạo Ấn Độ cao nhất 3 năm.

Vào đầu năm 2021, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã bắt đầu tăng bởi nhu cầu cao từ các khách hàng tại khu vực châu Á và châu Phi, khi đồng rupee của nước này tăng giá so với USD, trong bối cảnh nguồn cung nội địa dồi dào.

Yếu tố khiến gạo Ấn Độ trở nên hấp dẫn đối với khách hàng quốc tế chính là nhờ giá rẻ hơn khoảng 20 USD/tấn so với các đối thủ trong khu vực và sự đa dạng của các chủng loại gạo.

Tuy tăng giá, nhưng gạo Ấn Độ hiện vẫn có giá cả phải chăng, qua đó thu hút được nhiều khách hàng có thu nhập không cao, như các nước châu Phi. Dù vậy, việc xuất khẩu gạo vẫn gặp nhiều khó khăn do tình trạng tắc nghẽn ở cảng biển, thiếu phương tiện vận chuyển và thiếu nhân lực do đại dịch COVID-19.

Tại Trung Quốc, dịch COVID-19 và thời tiết cực đoan đã gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung gạo. Do đó, Trung Quốc đã và đang tăng cường nhập khẩu gạo. Đáng chú ý, Trung Quốc đã bắt đầu mua gạo Ấn Độ trở lại, lần đầu tiên sau khoảng 3 thập kỷ gián đoạn.

Trong giai đoạn 2020-2021, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng gạo toàn cầu sẽ đạt mức 496,4 triệu tấn, giảm khoảng 1 triệu tấn so với giai đoạn 1 năm về trước. Sự sụt giảm này được thúc đẩy chủ yếu tại thị trường Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar, mặc dù sản lượng tăng ở Ấn Độ và Ai Cập.

Tình hình xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2021

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2021, lượng gạo cả nước xuất khẩu đạt trên 656.045 tấn, kim ngạch gần 359,46 triệu USD, giá trung bình đạt 547,9 USD/tấn, giảm mạnh 29,4% về lượng, giảm 16,5% về kim ngạch nhưng tăng 18,2% về giá so với 2 tháng đầu năm 2020.

Riêng tháng 2/2021 cả nước xuất khẩu được 308.472 tấn gạo, tương đương 167,71 triệu USD, giá trung bình 543,7 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng đầu tiên của năm 2021, với mức giảm lần lượt 11,3%, 12,6% và 1,5%. So với tháng 2/2020 cũng giảm mạnh 42% về lượng, giảm 29,6% kim ngạch nhưng tăng 21,7% về giá.

Trong tháng 2/2021 đáng chú ý một số thị trường chủ đạo sụt giảm mạnh so với tháng 1/2021 như: Philippines giảm trên 49% cả về lượng và kim ngạch, đạt 86.003 tấn, tương đương 46,25 triệu USD; Gana giảm 74% về lượng, giảm 70,5% về kim ngạch, đạt 10.202 tấn, tương đương 6,86 triệu USD; Malaysia giảm 63% cả về lượng và kim ngạch, đạt 6.341 tấn, tương đương 3,59 triệu USD.

Ngược lại, các thị trường chủ đạo tăng mạnh trong tháng 2/2021 gồm có: Trung Quốc tăng 75,2% về lượng và tăng 77,5% kim ngạch, đạt 101.350 tấn, tương đương 53,5 triệu USD; Bờ Biển Ngà tăng 75,6% về lượng và tăng 51,6% kim ngạch, đạt 20.000 tấn, tương đương 10,06 triệu USD.

Mặc dù trong tháng 2 xuất khẩu sang Philippines giảm mạnh, nhưng tính chung trong 2 tháng đầu năm 2021, Philippines vẫn đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 39% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 38,3% trong tổng kim ngạch, đạt trên 255.874 tấn, tương đương 137,63 triệu USD, giá trung bình 537,9 USD/tấn, giảm 28,3% về lượng, giảm 11% về kim ngạch nhưng tăng 24% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thứ 2 với 159.198 tấn, tương đương 83,63 triệu USD, giá trung bình 525,3 USD/tấn, tăng mạnh 140,4% về lượng, tăng 125,6% về kim ngạch nhưng giảm 6,2% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 24% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Tiếp đến là thị trường Ghana, đạt 49.544 tấn, tương đương 30,06 triệu USD, giá 606,7 USD/tấn, giảm 1,6% về lượng, nhưng tăng 19% về kim ngạch và tăng 21% về giá so với cùng kỳ, chiếm 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ Biển Ngà cũng rất đáng chú ý với mức tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 28%, 63,7% và 27,8%, đạt 31.387 tấn, tương đương 16,69 triệu USD, giá 531,7 USD/tấn.

Ngược lại, xuất khẩu gạo sang Malaysia 2 tháng đầu năm giảm mạnh 75% về lượng và giảm 67% kim ngạch so với cùng kỳ, nhưng tăng 32% về giá, đạt 23.471 tấn, tương đương 13,18 triệu USD, giá 561,7 USD/tấn.

Triển vọng xuất khẩu gạo Việt Nam

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, xuất khẩu gạo năm 2021 vẫn duy trì tín hiệu lạc quan cả về sản lượng và giá bán do hiện nay, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như: Philippines, châu Phi... tiếp tục ký hợp đồng mua gạo và giá gạo đang ở mức rất khả quan.

Thị trường gạo khu vực châu Á cũng sôi động trở lại khi hàng loạt khách hàng rất tiềm năng như Trung Quốc và Bangladesh đang tích cực mua vào. Nhiều nước khác có nhu cầu lớn về gạo thơm, gạo nếp là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã làm tăng nhu cầu sử dụng lương thực ở nhiều quốc gia, là cơ hội cho gạo Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới.

"Nỗ lực tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng chuyển mạnh từ lúa phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao khiến gạo Việt Nam dễ dàng cạnh tranh hơn với những đối thủ lớn trên thị trường như Thái-lan, Cam-pu-chia - những quốc gia vốn nổi tiếng là có nhiều loại gạo ngon nhất thế giới", ông Nam nhấn mạnh.

"Lực đẩy" của hoạt động xuất khẩu gạo còn đến từ việc nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới liên tục được thực thi, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA), tạo cơ hội lớn cho lúa gạo Việt Nam "cập bến" thị trường châu Âu.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), dù ban đầu, hạn ngạch mà Liên hiệp châu Âu (EU) cam kết cho Việt Nam chỉ 80 nghìn tấn, song việc chúng ta vào được thị trường này sẽ là bước đầu để các mặt hàng của Việt Nam có chỗ đứng tại châu Âu, là cơ sở để thâm nhập các thị trường khó tính khác. Việc được EU mở cửa thị trường cũng gián tiếp giúp gạo Việt khẳng định chất lượng bởi EU là một trong những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất thế giới.

Nhờ "lực đẩy" từ EVFTA, chúng ta đã liên tục có nhiều đơn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn, giá trị cao hơn.

Đơn cử, ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã ký hợp đồng xuất khẩu 3.000 tấn gạo ST20 và Jasmine sang EU. Trong đó gạo thơm ST20 (gạo 5% tấm) được bán với giá hơn 1.000 USD/tấn và gạo Jasmine có giá hơn 600 USD/tấn. Hoặc, Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đã xuất khẩu thành công gạo VJ Pearl Rice và gạo thơm RVT sang Hà Lan và Cộng hòa Séc với giá lên đến 1.040 USD/tấn.

Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Công ty Trung An) tự tin khẳng định: Năm 2021 xuất khẩu gạo của Việt Nam có khả năng cao hơn năm 2020 cả về số lượng và giá trị.

Nguyên nhân bởi thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam không ngừng được mở rộng và hướng tới các thị trường cao cấp; ngành nông nghiệp đang tái cơ cấu toàn diện, chất lượng gạo của Việt Nam không ngừng nâng lên và Việt Nam đang chuyển mạnh mẽ từ xuất khẩu gạo có phẩm cấp thấp sang gạo có phẩm cấp cao, đáp ứng các thị trường cao cấp như Mỹ, Châu Âu, Úc…

"Dịch bệnh COVID-19 hoành hành từ đầu năm 2020 đến nay và thời gian tới khả năng còn phức tạp hơn, đã làm cho nhiều quốc gia trên thế giới bị khủng hoảng thiếu về lương thực thực phẩm do các chuỗi cung bị đứt gãy, khả năng khôi phục không dễ trong thời gian ngắn", ông Phạm Thái Bình nhấn mạnh.

  • Cùng chuyên mục
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ

PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ

Ngày 6/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17

MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium

MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium

Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17

Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến "Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu", thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:16

Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao

Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao

Giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce sau khi lập định 3.400 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục trụ ở mức cao 120,2 - 122,2 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Thị trường - 08/05/2025 09:31

Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025

Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.755,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 416,9 tỷ đồng, tăng lần lượt 32,9% và 21,5% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:22

Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam

Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam

Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và công bố đơn vị đồng hành chính với Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) và ra mắt trang phục thi đấu mới của Đội tuyển.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:04

Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Tổng thống Trump cho biết không dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, phản bác lại suy đoán rằng ông có thể hạ mức thuế quan 145% để phá vỡ thế bế tắc.

Thị trường - 08/05/2025 06:30

 Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất

Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất

Sau hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng sẽ là địa phương có rừng, có biển, có cửa khẩu, cảng hàng không, với diện tích lớn nhất nước. Không gian, dư địa cho phát triển cho địa phương này là rất lớn.

Thị trường - 07/05/2025 15:52

 Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva

Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và nhà đàm phán thương mại chính Jamieson Greer sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại.

Thị trường - 07/05/2025 14:55

Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump

Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump

Các chủ ngân hàng và giám đốc điều hành đã dừng các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động một cuộc chiến thương mại toàn cầu vào ngày 2 tháng 4.

Thị trường - 07/05/2025 06:58

Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại

Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại

Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ sẽ gặp một phái đoàn cấp cao của Trung Quốc vào cuối tuần này tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán lớn đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ khi Tổng thống Donald Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại bằng mức thuế nhập khẩu cứng rắn.

Thị trường - 07/05/2025 06:30

Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm  thị trường mới ngoài Hoa Kỳ

Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm thị trường mới ngoài Hoa Kỳ

Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn nhiều thập kỷ quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai nước láng giềng Bắc Mỹ và thúc đẩy nhiều công ty sản xuất của Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh dài hạn.

Thị trường - 06/05/2025 18:21

Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ

Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ

Một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra trong ngành sản xuất toàn cầu khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sang Hoa Kỳ.

Thị trường - 06/05/2025 17:47

Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank

Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói vay ưu đãi hỗ trợ các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.

Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.

Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40

Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'

Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'

Mới đây, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức chuyến đi "Mùa nắng Pác Miầu" thăm các em học sinh tại các điểm trường mầm non đang được bảo trợ bữa ăn bán trú của dự án "Cùng em khôn lớn" tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Doanh nghiệp - 06/05/2025 10:42