VASEP đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để vực dậy xuất khẩu thủy sản

Nhàđầutư
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đề xuất Thủ tướng Phạm Minh Chính xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành gói tín dụng lãi suất thấp khoảng 10.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho ngành hàng nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản.
AN HÒA
13, Tháng 04, 2023 | 18:06

Nhàđầutư
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đề xuất Thủ tướng Phạm Minh Chính xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành gói tín dụng lãi suất thấp khoảng 10.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho ngành hàng nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản.

thu tuong lam viec voi vasep

Ngày 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với VASEP và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Ảnh Nhật Bắc

Ngày 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với VASEP và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu lâm sản và thủy sản.

Báo cáo với Thủ tướng tại buổi làm việc này, bà Nguyễn Thị Thu Sắc - Chủ tịch VASEP cho biết, trong bối cảnh lạm phát gia tăng trong năm 2023, nhu cầu tiêu thụ giảm ở hầu hết các thị trường và tác động xấu đến sản xuất trong nước khiến cho lượng đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm từ 20-50%, lượng tồn kho tăng. Thị trường khó khăn, sản xuất nguyên liệu trong nước bị chững lại. Cả bà con nông, ngư dân và doanh nghiệp đều thiếu vốn để duy trì nuôi trồng, khai thác và chế biến.

Chi phí sản xuất nguyên liệu tăng cao cùng với sự tăng giá bao bì, vật tư, năng lượng, nhân công…trong khi thủy sản Việt Nam đang bị áp lực cạnh tranh về nguồn cung và giá bán với các nước Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia tại các thị trường lớn.

Các doanh  nghiệp chế biến-xuất khẩu hải sản khai thác gặp nhiều khó khăn để có thể xuất khẩu được lô sản phẩm hải sản khai thác vào EU do còn nhiều bất cập theo quy định IUU (đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp).

Kết quả là Quý I năm 2023 xuất khẩu sụt giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 1,8 tỷ USD và giảm sâu ở tất cả các sản phẩm và thị trường chính. Với diễn tiến này, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ có thể hồi phục dần từ Quý 3/2023. Vấn đề cần tập trung lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu phải sẵn sàng đáp ứng cho chế biến khi thị trường hồi phục.

"Trước tình hình người dân ngại thả nuôi vụ mới do chi phí tăng cao và e ngại thị trường tiếp tục xấuVASEP xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét để sớm có một chương trình kích cầu để tạo tâm lý yên tâm cho nông-ngư dân duy trì sản xuất nguyên liệu.

Cụ thể, VASEP xin đề xuất có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp (bằng với mức vay ngoại tệ) cho doanh nghiệp thủy sản vay, thu mua và trữ nguyên liệu khi vào vụ thu hoạch; điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4% để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu; rà soát thủ tục và xem xét có các gói tín dụng ưu đãi dành cho hộ nuôi tôm nhỏ lẻ; cho các doanh nghiệp thủy sản được giãn nợ 3-5 tháng cho các khoản vay đến hạn phải trả trong Quý 1-2/2023; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ", bà Sắc kiến nghị.

Về dài hạn, VASEP xin kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy việc sửa đổi Luật Đất đai, đặc biệt quan tâm đến vấn đề tích tụ ruộng đất, quy định sử dụng đất, quy hoạch đất, đầu tư hạ tầng vùng sản xuất để ngành hàng có thể phát triển được các vùng nuôi và sản xuất giống tập trung phù hợp; tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp nhập khẩu nguồn nguyên liệu hải sản đánh bắt hợp pháp từ nước ngoài để đẩy mạnh chế biến xuất khẩu…

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản Việt Nam, VASEP cũng kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo duy trì một số chính sách giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, bao gồm: các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất và miễn, giảm các loại phí, lệ phí, giảm mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp đến hết 2023.

xk tom

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản đến 2025  sẽ đạt kim ngạch từ 12,5 - 14 tỷ USD. Ảnh TL

Bên cạnh đó, VASEP kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu đậu tương từ 2% xuống 0% ; xác định rõ hoạt động chế biến thủy sản được thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng tinh thần văn bản số 2550 ngày12/3/2021 của Bộ Tài chính; đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế GTGT, nghiên cứu sửa đổi, đề xuất mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% xuống tối đa 1% quỹ lương nhằm góp phần kéo giảm chi phí đầu vào cho ngành thủy sản.

VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung kiểm soát các cơ sở sản xuất giống thủy sản, kiểm soát chất lượng tôm giống bố mẹ, cũng như có các biện pháp giúp bình ổn giá thức ăn, thuốc thú y; triển khai đề án xây dựng thương hiệu cho trước hết 3 sản phẩm chủ lực của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ, bắt đầu từ Quý 4 năm 2023.

VASEP kiến nghị Bộ TN&MT sớm ban hành Quy chuẩn nước thải riêng và phù hợp cho nông lâm thủy sản; chỉnh sửa các quy định về chỉ tiêu phospho cho nước thải chế biến thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng công nghệ, yếu tố đặc thù ngành và thông lệ khu vực tại các nước tương đương về kinh tế xã hội.

Theo VASEP, sau 25 năm hoạt động, với sự đoàn kết, đồng lòng của gần 300 doanh nghiệp hội viên, với tổng doanh số xuất khẩu chiếm 80 – 83% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của cả nước, VASEP đã góp một phần quan trọng đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt mốc kỷ lục 11 tỷ USD trong năm 2022, đưa ngành thủy sản Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (chỉ sau Trung Quốc, Na-uy).

"VASEP và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã đặt ra mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu đến 2025 đạt 12,5 - 14 tỷ USD. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng tưởng đó, bên cạnh một số cơ hội, lợi thế, VASEP cũng nhận diện được nhiều khó khăn, thách thức rất cần sự hà hơi, tiếp sức từ các cơ quan quản lý nhà nước và sự nỗ lực của cả chuỗi ngành hàng", bà Sắc cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ