Vẫn phải vận chuyển hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc cả bằng đường bộ và đường biển

Nhàđầutư
Hàng hóa Việt Nam vận chuyển sang Trung Quốc theo 2 con đường, trong đó đường bộ 70%, đường biển 30%, phục vụ 2 vùng tiêu thụ khác nhau ở Trung Quốc. Trình tự thông quan đường bộ và đường biển đều giống nhau, tuy nhiên thực tế khác phương thức, cửa khẩu, chủ hàng, đặc biệt là thủ tục hành chính.
MẠNH QUÂN
13, Tháng 01, 2022 | 06:15

Nhàđầutư
Hàng hóa Việt Nam vận chuyển sang Trung Quốc theo 2 con đường, trong đó đường bộ 70%, đường biển 30%, phục vụ 2 vùng tiêu thụ khác nhau ở Trung Quốc. Trình tự thông quan đường bộ và đường biển đều giống nhau, tuy nhiên thực tế khác phương thức, cửa khẩu, chủ hàng, đặc biệt là thủ tục hành chính.

Tại cuộc họp về thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua vận tải đường biển chiều 12/1, ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, hiện có khoảng 30 công ty vận tải biển đang khai thác việc vận chuyển, lưu thông containter từ Việt Nam ra Trung Quốc như COSCO, SITC, Yangming...

Hầu hết những tuyến đường vận chuyển đều đi qua các cảng lớn tại Trung Quốc, ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Đại Liên, Thâm Quyến, Thiên Tân… Sau đó, các containter hàng sẽ di chuyển bằng đường bộ đến nơi tiêu thụ.

nguyenxuansang-16294567976911968070402

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho rằng, vẫn phải song song vận chuyển hàng hóa qua đường bộ và đường biển. Ảnh: NLĐ

Theo Thứ trưởng, hiện nay, hàng hóa Việt Nam vận chuyển sang Trung Quốc theo 2 con đường, trong đó đường bộ 70%, đường biển 30%, phục vụ 2 vùng tiêu thụ khác nhau ở Trung Quốc. Trình tự thông quan đường bộ và đường biển đều giống nhau, tuy nhiên thực tế khác phương thức, cửa khẩu, chủ hàng, đặc biệt là thủ tục hành chính.

"Việc thông quan đường bộ dễ hơn so với đường biển, chi phí rẻ hơn, mặc dù có chi phí ngoài luồng. Như thế chủ hàng có lãi hơn, chưa kể đi đường biển hay đường bộ cũng đều phải quen mối", Thứ trưởng nói.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho hay, việc chuyển đổi hình thức vận chuyển từ đường bộ sang đường biển gặp nhiều khó khăn bởi Trung Quốc cũng duy trì chính sách “Zero Covid” như đường bộ. Hơn nữa, DN cũng lo ngại những phát sinh phía đường biển và thiếu container lạnh.

Bên cạnh đó, một số bến bãi tập kết hàng hóa nông sản ở cảng biển Trung Quốc có dấu hiệu ùn tắc khoảng một tuần trở lại đây. Nếu xuất đường biển, doanh nghiệp trong nước có thể chịu thêm phí lưu bãi, và chịu nguy cơ tăng chi phí thêm 2-3 lần.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, hiện nay cơ sở hạ tầng đường biển cơ bản đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, để chuyển hàng từ đường bộ sang đường biển cần phải có thủ tục chỉn chu hơn và cần có thời gian hình thành tuyến.

Hơn nữa, nếu chuyển đổi ngay lập tức thì đường biển không thể "gánh" hết được, bởi khách hàng chủ yếu mua hàng từ phần biên giới, chưa kể thủ tục đi đường biển chặt chẽ hơn nhiều.

Đồng tình quan điểm, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định, việc xuất khẩu nông sản vẫn cần đi theo đường bộ và đường biển, tránh tình trạng ùn tắc. Bởi hiện nay, chi phí đi theo đường biển khá cao và vẫn thiếu vỏ container lạnh.

Nói về giải pháp hiện nay, Thứ trưởng cho rằng, các doanh nghiệp và tiểu thương cần tìm cách tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa. Đồng thời, kêu gọi các siêu thị bán lẻ và các doanh nghiệp chế biến nông sản chung tay thu mua.

Cũng tại cuộc họp, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, cam kết sẽ nghiên cứu, xem xét việc miễn, giảm phí vận chuyển cho các doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ tiêu thụ thanh long nói riêng, và nông sản nói chung.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ