Vận hội mới của chứng khoán Việt năm 2023

Nhàđầutư
Ông Hồ Tuấn Hiếu – Đại diện Stockline đánh giá 2023 là năm của ứng xử khi các sự kiện bất thường nối tiếp diễn ra vừa có thể là động lực hỗ trợ, vừa có thể chính là rủi ro với thị trường chứng khoán.
HOÁ KHOA
31, Tháng 12, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Ông Hồ Tuấn Hiếu – Đại diện Stockline đánh giá 2023 là năm của ứng xử khi các sự kiện bất thường nối tiếp diễn ra vừa có thể là động lực hỗ trợ, vừa có thể chính là rủi ro với thị trường chứng khoán.

Empty

2023 - năm vận hội mới với giới đầu tư chứng khoán. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nửa cuối tháng 11/2022 và những phiên đầu tháng 12 ghi nhận tăng sự trưởng tích cực của VN-Index khi chỉ số chính hồi phục khoảng 25% lên 1.093,67 điểm (phiên 5/12), thanh khoản nhiều phiên chạm ngưỡng hai mươi nghìn tỷ đồng.

Giới đầu tư theo đó đã có nhiều kỳ vọng vào thị trường chứng khoán trong tháng cuối của năm 2022. Dù vậy, VN-Index lại giao dịch chủ yếu với diễn biến lình xình, giằng co với thanh khoản ngày càng giảm, đi kèm với mức giảm điểm số.

Phiên 30/12 VN-Index dừng ở 1.007,09 điểm, giảm 2,8% so với số đầu tháng. Đáng chú ý, GTGD khớp lệnh phiên này chỉ đạt 5.606 tỷ đồng, thấp nhất trong nhiều tháng qua. Xu hướng sideway với thanh khoản thấp được dự báo sẽ còn diễn biến cho đến thời điểm Tết Âm (cách Tết Dương hơn 2 tuần).

Vậy trong bối cảnh thanh khoản ngày càng thấp, thị trường giao dịch với tâm lý rất thận trọng, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch ra sao? Nên “chọn mặt, gửi vàng” ở các nhóm cổ phiếu nào?

Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Tuấn Hiếu - Đại diện Stockline về chủ đề này.

PV: Thanh khoản ngày càng thấp, ông nhận định xu hướng này sẽ kéo dài đến bao giờ?

Ông Hồ Tuấn Hiếu: Theo thống kê giai đoạn 2000-2022, trong 10 năm gần nhất 2000-2010 thì biến động thanh khoản và chỉ số VN-Index giai đoạn cận Tết chỉ mang tính chất ngẫu nhiên. Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây (2011-2021), thì biến động có quy luật, chỉ số sẽ có sự “ảm đạm” từ khoảng 15-20 phiên trước Tết. Có thể hiểu là nhà đầu tư cá nhân thông thường sẽ lo lắng đây là khoảng trống thông tin thời điểm Tết âm lịch và phát sinh lãi margin nên họ ít tham gia thị trường chứng khoán giai đoạn này.

Khá bất ngờ khi dữ liệu cho thấy thanh khoản không tăng trưởng trở lại ở thời điểm sau Tết, mà có xu hướng phục hồi trong 5 phiên trước Tết nhờ dòng tiền từ các nhà đầu tư tổ chức. Số liệu cũng chỉ ra giai đoạn này VN-Index có sự tăng mạnh về cả điểm số và thanh khoản.  

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng giai đoạn 10 năm như tôi đề cập kể trên cũng là một mẫu số nhỏ! Đặc biệt là thống kê này có ý nghĩa trong vùng trống thông tin, sẽ hoàn toàn khác nếu đặt tại thời điểm rủi ro bất thường từ dịch bệnh như Tết Nguyên đán năm 2020.  

Nói thêm về thanh khoản, giai đoạn 2 tháng trở lại đây ghi nhận động lực của chỉ số là khối ngoại, không phải nhà đầu tư cá nhân. NĐTNN mua ròng hơn 30 nghìn tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn – con số kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam.

2 năm vừa qua, nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng từ 85 - 90% thị trường, là những dòng tiền “dễ dàng” và đồng thuận đẩy VN-Index chinh phục các kỷ lục. Nhưng câu chuyện này đã bắt đầu có sự thay đổi nhen nhóm trong 2 tháng qua. Nhà đầu tư cá nhân sau giai đoạn khó khăn, đã trở nên ảm đạm và thiếu nhất quán trong các hành vi giao dịch của mình, chỉ còn chiếm dưới 80% giá trị giao dịch và không còn đóng vai trò dẫn dắt. Trong lúc đó, các tổ chức khối ngoại có sự đồng nhất khi liên tục mua ròng trong nhiều phiên liên tiếp, qua đó lại giúp cho nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp này lấy lại vai trò quan trọng trong quyết định xu hướng ngắn hạn của thị trường,

Dòng tiền khối ngoại mới kích hoạt trong quý IV vừa qua nên cũng chưa thể sớm kết luận được quá nhiều. Nhưng theo tôi, đây là yếu tố bất ngờ cho 2023 mang tính tích cực, khó khẳng định về quy mô và xu hướng, nhưng là diễn biến không thể không quan tâm trong thời gian tới.

PV: Đâu sẽ là động lực tăng trưởng năm 2023 của thị trường chứng khoán?

Ông Hồ Tuấn Hiếu: Yếu tố đầu tiên là định giá thấp, tôi cho rằng kể cả yếu tố “Earning” (lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết) năm sau có giảm thì mức PE của VN-Index vẫn là rất rẻ.  Định giá rẻ là không đủ giúp VN-Index tăng, nhưng có thể coi là bệ đỡ giúp thị trường tạo ra một vùng đệm hấp thụ mềm các cú shock thông tin xấu – nếu xảy ra.

Thứ 2, thị trường chứng khoán năm 2022 giảm do một số yếu tố tiêu cực. Và, việc chính những yếu tố này có xu hướng bớt tiêu cực hơn trong năm 2023 cũng có thể coi là động lực tích cực với thị trường.

Tôi nhìn nhận các tác động đó gồm: Sự quay đầu của chính sách tiền tệ khi FED bớt “diều hâu”; câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp Việt và khơi thông dòng vốn được giải quyết.

Ngoài ra ở chiều các yếu tố mới có thể tác động tích cực lên thị trường giới đầu tư có thể kỳ vọng vào việc Trung Quốc mở cửa trở lại, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai hệ thống KRX…

Cuối cùng, phải nhắc lại về sự bất ngờ từ dòng vốn ngoại, điều khó có thể dự đoán, và nên theo dõi nhiều hơn.

Tôi nghĩ sự đặc biệt của năm 2023 là nhiều yếu tố vừa có thể là động lực, nhưng cũng có thể chính là rủi ro với thị trường chứng khoán. Đơn cử, những áp lực tiêu cực trong năm nay nếu quay đầu, hạ nhiệt như đã nhắc đến thì là động lực cho thị trường.

Nhưng, cũng là câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp, nếu không sớm xử lý dứt điểm theo một hướng quyết liệt nào đó, thì khó khăn thanh khoản từ ngành bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung, vẫn còn khả năng xảy ra lần nữa trong năm sau. Tất nhiên, tạm thời thì tôi đánh giá xác suất xảy ra khó khăn này là không quá lớn.

PV: Trong bối cảnh như vậy, ông nhìn nhận nên đầu tư nhóm ngành cổ phiếu nào trong năm 2023?

Ông Hồ Tuấn Hiếu: Như đã nói, năm nay là năm của Ứng xử. Với định giá rẻ, chờ đợi những diễn biến tích cực từ chính sách tiền tệ rõ ràng hơn, nhà đầu tư có thể theo dõi nhóm ngân hàng và chứng khoán. Tuy vậy, cần nhấn mạnh đây là nhóm “đi theo” thị trường, “nước nổi, thuyền lên”, điều kiện tiên quyết để quyết định đầu tư nhóm cổ phiếu này không phải là giá nào mà là khi nào, ở đây chính là thời điểm kỳ vọng sự quay đầu của các tác nhân vĩ mô tiêu cực nhắc đến ở trên.  

Nhưng, với trường hợp thị trường diễn biến như kịch bản năm 2019, tức là mọi thứ không xấu đi nhưng chưa sớm tốt lên, tôi thiên hướng khuyến nghị lựa chọn các cổ phiếu câu chuyện riêng, nổi bật so với thị trường, đó là các nhóm hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa là vật liệu xây dựng, nông – thủy sản, hàng không hay bất động sản công nghiệp. Năm 2019 trong bối cảnh tương tự, nhiều nhóm ngành vẫn dậy sóng như công nghệ, bán lẻ, bất động sản công nghiệp, chính là nhờ lập luận này.

Như vậy, trong năm nay, nhà đầu tư có thể linh động kết hợp phong cách đầu tư với các nhóm biến động theo thị trường và nhóm cổ phiếu có câu chuyện riêng, và quan trọng là phản ứng với các sự kiện liên tiếp diễn ra trong năm tới theo các chiều hướng khác nhau. 2023 là một năm đầy biến động nhưng cũng là vận hội mới cho nhà đầu tư.

Xin trân trọng cảm ơn!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ