TS Nguyễn Xuân Thủy: Quy hoạch bến xe Thủ đô đi ngược với thế giới

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải khi trao đổi với PV Nhadautu.vn liên quan đến việc Hà Nội chuẩn bị đầu tư xây bến xe Yên Sở trên đường vành đai 3 (cách bến xe Nước Ngầm chỉ hơn 1km).
PHAN CHÍNH
24, Tháng 07, 2018 | 08:43

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải khi trao đổi với PV Nhadautu.vn liên quan đến việc Hà Nội chuẩn bị đầu tư xây bến xe Yên Sở trên đường vành đai 3 (cách bến xe Nước Ngầm chỉ hơn 1km).

phoi canh ben xe Yen so

Phối cảnh bến xe Yên Sở sắp được xây dựng

Hà Nội cần xem xét lại quy hoạch này

Theo “Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến năm 2030 và tầm nhìn 2050” của UBND TP Hà Nội, thì các bến xe khách liên tỉnh được bố trí tại khu vực các trục đường hướng tâm giao với vành đai 4.

Trong tờ trình số 1070, tháng 12/2017 Sở Giao thông - Vận tải gửi đến Sở Quy hoạch Kiến trúc về “Đồ án quy hoạch bến xe Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, cũng xác định: Các bến xe hiện tại, trong khu vực đường vành đai 3 được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn chuyển tiếp.

Trong đó, bến xe Gia Lâm và Giáp Bát sẽ di chuyển sau năm 2020, bến Mỹ Đình và Nước Ngầm di chuyển sau năm 2025. Đồng thời, bến Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm sẽ chuyển về bến xe Ngọc Hồi (bến phía Nam).

Tờ trình còn nêu, Yên Sở là bến xe “trung hạn”, nằm trong lộ trình thay thế các bến xe khách cũ trong vành đai 3 và hỗ trợ cho bến Giáp Bát, Gia Lâm trong giai đoạn 2017 – 2020.

Được biết, chủ trương xây dựng bến xe Yên Sở, bến xe này sẽ có diện tích khoảng 3,2 ha, mặt tiền nằm gọn bên đường vành đai 3. Bến xe sẽ kết hợp xe khách và xe tải. Công suất khai thác xe khách tuyến cố định 800 đến 1.000 lượt xe/ngày, đêm (giai đoạn đầu khai thác 400 lượt xe/ngày, đêm); công suất xe tải khoảng 200 lượt xe/ngày, đêm.

Dự kiến bến xe này sẽ khởi công vào tháng 7/2018, do Công ty CP Bến xe Thanh Trì làm chủ đầu tư.

Đánh giá về chủ trương này TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, quy hoạch các bến xe Thủ đô hiện nay đi ngược với thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Âu (bến xe, nhà ga, metro, xe buýt đều tập trung ở một khu đầu mối trong nội đô).

Theo TS. Thủy, bến xe phải là nơi thuận tiện giao thông đi lại, đảm bảo đi lại an toàn và không gây ùn tắc giao thông. Khu vực cửa ngõ phía Nam nếu có thêm bến xe Yên Sở sẽ dẫn tới 3 bến xe quá gần nhau. Điều này không những không giải tỏa được ách tắc mà còn khiến áp lực giao thông khu vực này tăng thêm. Chưa nói khu vực đường vành đai 3 Yên Sở chỉ là đường gom nên việc xây bến xe ở đây là không hợp lý.

Vị này phân tích, bến xe Yên Sở chỉ cách bến xe nước Ngầm khoảng 1 km, trong khi bến xe này năng lực vẫn còn, thì Hà Nội lại chuẩn bị xây thêm một bến xe nằm trong hẻm, trục đường ở đây không được thông thoáng, rộng, quy hoạch này quá trung lặp.

“Hà Nội nên cần xem xét lại quy hoạch này”, TS Thủy đề nghị.

ts thuy

TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho rằng xây dựng bến xe Yên Sở là quá vô lý.

Di dời các bến xe ra ngoại thành thì đất đai cũ để làm gì?

TS. Nguyễn Xuân Thủy đặt vấn đề: “Trong tờ trình của Sở GTVT và trong báo cáo UBND thành phố gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội đều xác định đây là bến xe trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp giữa các bến hiện có và bến xe quy hoạch mới. Tuy nhiên, bến lại được Hà Nội cấp phép cho hoạt động 50 năm, trong khi các bến khác đang hoạt động lại cho chuyển đi. Điều này rõ ràng không hợp lý và thiếu nhất quán”.

ts thuy111

 

Trước đây, bến xe Kim Liên do người Pháp xây dựng, được quy hoạch rất hợp lý. Bến xe gần với ga Hà Nội, khi khách xuống tàu có thể lên xe đi về các tỉnh một cách rất thuận lợi và ngược lại hành khách từ các tỉnh lên đi tàu cũng dễ dàng hơn

TS. Nguyễn Xuân Thủy

TS.Thủy phân vân, việc xây dựng bến này đặt ra câu hỏi là sử dụng được bao nhiêu lâu, bởi Hà Nội sắp quy hoạch bến xe ra ngoại thành thì đất đai bến xe cũ sẽ làm gì? Đây là vấn đề mà xã hội quan tâm nhất hiện nay. Hà Nội đã từng có nhiều bến xe, như Long Biên, Gia Lâm, Kim Mã… nhiều bến xe sau khi di chuyển đi thì lại xây dựng khách sạn, nhà hàng, chung cư cao tầng, điển hình trong đó phải kể đến bến xe Kim Liên trước đây, hiện đã xây dựng thành khách sạn NiKo Hà Nội.

TS. Thủy cho biết: “Trước đây, bến xe Kim Liên do người Pháp xây dựng, được quy hoạch rất hợp lý. Bến xe gần với ga Hà Nội, khi khách xuống tàu có thể lên xe đi về các tỉnh một cách rất thuận lợi và ngược lại hành khách từ các tỉnh lên đi tàu cũng dễ dàng hơn”.

Cùng với bến xe Kim Liên, mới đây nhất, là bến xe Lương Yên mặc dù bến xe mới chưa xây dựng nhưng nơi đây đã được “hô biết” thành nhà cao tầng, khiến cho nơi đây trở thành trung tâm ùn tắc giao thông nghiêm trọng hơn trước.

“ Như vây, việc di dời các bến xe ra ngoại thành để chống ùn tắc giao thông thì chung ta sau khi thực hiện lại góp phần gia tăng nạn kẹt xe”, TS Thủy nói.

Cũng theo vị này, trong quy hoạch bến xe tầm nhìn từ 2018 đến 2025, TP. Hà Nội sẽ xây dựng một loạt các bến xe mới ngoại thành như bến xe Đông Anh, bến xe Cổ Bi, bến xe Nội Bài và các bến xe phía Nam.  “Những bến xe này cách Hà Nội khoảng 10 đến 20 km, đây là quyết định sai lầm của Hà Nội”, ông Thủy khẳng định.

Là người nghiên cứu về giao thông nhiều năm nay TS. Thủy cho biết, trên thế giới không có bất cứ quốc gia nào làm như vậy. Đừng nghĩ di dời các bên xe ra ngoại thành làm giảm ùn tắc giao thông, giảm bớt mật độ phương tiện.

Theo TS Thủy, đẩy bến xe ra xa trung tâm thì các phương tiện đi ra ngoài nhiều với mật độ cao, sẽ tăng thêm việc ùn tắc. Hiện này các bến xe như Giáp Bát, Mỹ Đình, Yên Nghĩa tương đối gần trung tâm, điều này là phù hợp với thói quen đi lại và trật tự giao thông, mật độ phương tiện giao thông ít đi. Khi chúng ta đưa bến ra ngoài thì chỉ giảm đi phương tiện xe khách, những phương tiện này không đáng kể so với người dân sử dụng phương tiền khác để di chuyển từ trung tâm đi ra bến xe đó, nên việc ùn tắc sẽ tăng lên, và đây là điều bất hợp lý nhất hiện này.

“Ở Nga hay những nước khác trên thế giới họ có những bến xe, bến tàu hàng trăm năm nhưng vẫn sử dụng một cách hiệu quả. Đó là nơi gặp nhau giữa phương tiện và người dân. Đã là truyền thống thì không thể thay chỗ này, chỗ khác được”. TS Nguyễn Xuân Thủy nói.

TS Thủy khẳng đinh: “Bến xe càng ở trung tâm thì càng giảm ùn tắc, nếu bến xe ở xa thì thời gian đi lại sẽ mất nhiều hơn thời gian di chuyển bằng xe khách về nơi cần đến. Chính vì thế Nhà nước mới bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để xây những cây cầu bắc qua sông hay cả tuyến đường cao tốc, là để rút ngắn thời gian đi lại cho người dân”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ