TS. Nguyễn Đình Cung: Cắt giảm điều kiện kinh doanh cần một áp lực mạnh mẽ hơn!

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) liên quan đến vấn đề cắt giảm điều kiện kinh doanh đang diễn tại Bộ Công Thương.
NHÂN HÀ
23, Tháng 11, 2017 | 16:08

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) liên quan đến vấn đề cắt giảm điều kiện kinh doanh đang diễn tại Bộ Công Thương.

Ts Nguyen Dinh Cung

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)

TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh là một giải pháp để thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh. Lâu nay, rào cản điều kiện kinh doanh là vấn đề nhức nhối, làm gia tăng chi phí gia nhập thị trường, triệt tiêu những sáng kiến trong hoạt động kinh doanh, làm giảm quy mô và sức cạnh tranh trong thị trường, từ đó, nó làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.

Ông Cung đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Công Thương nhiệm kỳ này trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và cắt giảm điều kiện kinh doanh. Có rất nhiều vướng mắc trong ngành Công Thương nhiều năm trước không giải quyết được mà kỳ này đã giải quyết nhanh chóng.

"Từ xưa tới nay tôi chưa thấy bộ nào chủ động tự nguyện cắt giảm điều kiện kinh doanh" - chuyên gia này nhận xét - "Chúng tôi kỳ vọng nhiều hơn nữa, đặc biệt là việc cắt giảm những điều kiện làm gia tăng chi phí gia nhập thị trường và làm giảm số lượng tiềm năng của doanh nghiệp kinh doanh ở trong ngành đó, bởi giảm số lượng tiềm năng là giảm mức độ cạnh tranh, mà trong kinh tế thị trường, cạnh tranh mang tính quyết định. Chúng tôi muốn cạnh tranh nhiều hơn nữa trong nền kinh tế Việt Nam, mức độ cạnh tranh càng cao thị trường hoạt động càng tốt, lúc đó hiệu quả của nền kinh tế sẽ gia tăng và tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh, không ai bị để lại phía sau".

TS. Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, cắt giảm như thế này là cũng làm giảm dư địa để công chức bên dưới hành doanh nghiệp. "Sau Bộ Công Thương, cần một áp lực mạnh mẽ hơn đối với các bộ khác".

Kết quả rà soát các điều kiện kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, hiện có 7 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư. Ngoài ra còn có 19 hàng hóa cấm kinh doanh, 5 dịch vụ cấm kinh doanh, 7 hàng hóa hạn chế kinh doanh và 01 dịch vụ hạn chế kinh doanh; có 92 loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước.

Hiện nay, tổng số các điều kiện kinh doanh tương ứng với 243 ngành nghề là 4.284 yêu cầu, điều kiện. Các điều kiện này được quy định tại 237 văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Bộ Công Thương có số điều kiện lớn nhất với 1.152, Bộ Tư Pháp có ít điều kiện nhất (64 điều kiện). Sau quá trình "hứa" cắt giảm 675 điều kiện, Bộ Công Thương vẫn còn hơn 500 giấy phép con tồn tại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ