TS. Cấn Văn Lực: Việt Nam đang phải đối mặt với suy giảm vốn FDI

Nhàđầutư
TS. Cấn Văn Lực nhận định Việt Nam hiện đang phải đối với mặt 7 khó khăn và thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID, trong đó có vốn đầu tư FDI suy giảm.
THANH TRẦN
26, Tháng 05, 2020 | 18:54

Nhàđầutư
TS. Cấn Văn Lực nhận định Việt Nam hiện đang phải đối với mặt 7 khó khăn và thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID, trong đó có vốn đầu tư FDI suy giảm.

ts-can-van-luc-1529

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV

Chiều 26/5, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) tổ chức hội nghị "Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19".

Bổ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ và ông Michael Greene, Giám đốc USAID tại Việt Nam chủ trì hội nghị. Hội nghị có sự tham dự của đại diện các bộ, cơ quan có liên quan, đại diện các hiệp hội, các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế đầu ngành.

Tại hội nghị, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đã có bài phát biểu liên quan đến tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế và các ngành của Việt Nam, bàn luận về cải cách thủ tục hành chính cũng như góp ý các giải pháp đối với Chính phủ và doanh nghiệp.

Đại dịch COVID-19 đã đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội khiến nhiều hoạt động sản xuất và kinh doanh bị gián đoạn, chuỗi cung ứng và chuỗi tiêu dùng toàn cầu bị ngưng trệ.

Điều này không chỉ tác động đến các trung tâm kinh tế lớn nhất như Mỹ, Trung Quốc và Đức mà nó còn gây ra nhiều khó khăn cho các nước dựa nhiều vào xuất khẩu như Campuchia, Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan…

Gần đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã dự báo rằng, những tác động của đại dịch COVID-19 có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu từ 5,8 -  8,8 nghìn tỷ USD (tương đương 6,4 – 9,7% GDP toàn cầu). Ngoài ra, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ âm từ 3,4 – 5,7%, cao hơn so với mức dự báo 3% của IMF.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam hiện đang phải đối với mặt 7 khó khăn và thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID: Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh (giảm 4,3% so với cùng kỳ); sản xuất công nghiệp thấp nhất trong 10 năm qua, hầu hết các ngành đều sụt giảm (IIP tháng 4/2020 chỉ tăng 1,8% so với mức tăng 5,1% cùng kỳ 2019); Xuất nhập khẩu tăng nhẹ nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quý 2;

Vốn đầu tư FDI suy giảm (FDI đăng ký giảm 15,5%, vốn đăng ký theo hình thức góp vốn, mua cổ phần giảm mạnh -65%); nguồn thu Ngân sách nhà nước gặp khó khăn, giải ngân vốn đầu tư công cải thiện chậm (tăng nhẹ 1,47%); tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu dự kiến tăng lên (hết T4/2020, tăng trưởng tín dụng đạt mức 1,32% so với mức tăng 4,6% cùng kỳ 2019); khối doanh nghiệp gặp khó khăn với số lượng tạm dừng hoạt động tăng 33,6%.

Nhằm giải quyết các khó khăn của nền kinh tế đất nước, TS. Cấn Văn Lực đã nêu rõ các lợi ích và tầm quan trọng của việc cải cách thủ tục hành chính tại thời điểm này.

"Cải cách thủ tục hành chính mang lại rất nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là sẽ cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện để thu hút đầu tư và kinh doanh, nhất là niềm tin của người dân và doanh nghiệp. Không chỉ vậy, nó còn khuyến khích đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh cho DN", chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nói.

Ngoài ra, ông cũng lưu ý một số lợi ích bên cạnh đó như: Giải phóng nguồn lực của người dân, DN dành cho việc tuân thủ các thủ tục không cần thiết; giảm chi phí giám sát của Nhà nước cũng như chi phí tuân thủ của DN, người dân; tăng khả năng quản lý hành chính công.

Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn phục hồi nền kinh tế. Vì vậy, theo TS. Cấn Văn Lực, Chính phủ và các bộ ngành cần phải phát huy, khai thác các động lực tăng trưởng thay thế/bổ sung. Ngoài ra, Việt Nam cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế đối với cú sốc bên ngoài, đặc biệt là các ngành không phải là thế mạnh.

Trong khi đó, đối với khối doanh nghiệp và hiêp hội, chuyên gia Cấn Văn Lực đã đưa ra 4 giải pháp nhằm tháo gỡ các nút thắt trong giai đoạn khủng hoảng.

"Các doanh nghiệp có thể thực hiện theo mô hình 3Rs là Respond, Recover và Re-invent. Ngoài ra, cần tiếp tục xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh số, đẩy mạnh cải cách hành chính một cách thực chất, nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt, DN và các hiệp hội cần phải tăng cường kết nối, tham gia chuỗi giá trị, qua đó đóng góp tiếng nói với Chính phủ để cùng nhau tìm ra giải pháp phục hồi hiệu quả nhất", ông Lực cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24470.00 24480.00 24800.00
EUR 26425.00 26531.00 27697.00
GBP 30900.00 31087.00 32039.00
HKD 3089.00 3101.00 3202.00
CHF 27541.00 274652.00 28529.00
JPY 162.60 163.25 170.97
AUD 16032.00 16096.00 16584.00
SGD 18149.00 18222.00 18767.00
THB 676.00 679.00 708.00
CAD 17986.00 18058.00 18596.00
NZD   14966.00 15459.00
KRW   17.86 19.52
DKK   3552.00 3685.00
SEK   2363.00 2458.00
NOK   2321.00 2415.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ