TS. Cấn Văn Lực: Cần hiểu đúng gói tín dụng 250.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng
Theo TS. Cấn Văn Lực, số tiền 250.000 tỉ đồng nếu được giải ngân chắc chắn sẽ tính vào hạn mức tăng trưởng tín dụng của các TCTD, và nếu giải ngân hết cũng chỉ chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền cho vay mới năm 2020, nên không quan ngại về gây áp lực lạm phát.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh ứng phó dịch Covid-19; trong đó có hai gói hỗ trợ quan trọng: gói tín dụng 250.000 tỉ đồng và gói hỗ trợ tài khoá 30.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Chỉ thị 11 thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt và đồng hành nhanh chóng, kịp thời của Chính phủ với người dân và doanh nghiệp. Chỉ thị tập trung vào 7 nhóm giải pháp quan trọng: (i) vốn tín dụng, tài khóa, thanh toán điện tử; (ii) đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí cho doanh nghiệp; (iii) tạo thuận lợi cho SX-KD và xuất nhập khẩu; (iv) hỗ trợ ngành du lịch và hàng không; (v) Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và cải thiện môi trường kinh doanh; (vi) giải quyết vướng mắc về lao động; và (vii) Đẩy mạnh thông tin – truyền thông.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV
Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, trong nhóm giải pháp đầu tiên (về vốn tín dụng, tài khóa và thanh toán điện tử); cần hiểu đúng để có thể làm đúng đối với 2 gói hỗ trợ: gói tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ tài khóa khoảng 30.000 tỷ đồng.
Đối với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng, đây là tổng các gói mà khoảng 10 tổ chức tín dụng (TCTD) đã cam kết để cho vay mới với mức lãi suất thấp hơn, ưu đãi hơn (từ 0,5-1,5%/năm) so với tín dụng thông thường. Tổng số các gói tín dụng này có thể sẽ nhiều hơn khi nhiều ngân hàng tham gia hơn.
Theo TS. Cấn Văn Lực, gói tín dụng này có 4 đặc điểm chính: (i) mục đích là để cho vay mới hỗ trợ các doanh nghiệp hay hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 (hỗ trợ thanh khoản, nhu cầu vốn lưu động…); (ii) nguồn vốn chính của các gói này là tiền gửi của người dân và doanh nghiệp (không phải nguồn vốn từ NSNN); (iii) cơ chế, quy trình cho vay về cơ bản giống như cho vay thương mại thông thường, trách nhiệm vay – trả thuần túy là giữa TCTD và bên vay vốn (có điểm khác biệt là thủ tục sẽ cần nhanh gọn hơn, linh hoạt hơn, lãi suất ưu đãi hơn – tùy thuộc vào từng dự án, khách hàng vay vốn); (iv) tập trung cho vay những lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Số tiền trên nếu được giải ngân chắc chắn sẽ tính vào hạn mức tăng trưởng tín dụng của các TCTD (nếu giải ngân hết hoặc có thể nhiều hơn, cũng chỉ chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền cho vay mới năm 2020, nên không quan ngại về gây áp lực lạm phát). Số tiền giảm đi do áp dụng lãi suất ưu đãi này sẽ làm giảm lợi nhuận của các TCTD. Cần nhấn mạnh thêm rằng việc cho vay còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Để thực hiện được gói này, cần có hướng dẫn cụ thể của NHNN về các điều kiện tín dụng cơ bản và ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng vay cụ thể.
Đồng thời, để hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình về dòng tiền, thanh khoản hiện tại cũng như thời gian tới do tác động bởi dịch Covid-19; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, các TCTD cần rà soát, cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hoãn nợ, xem xét miễn giảm lãi vay và không chuyển nhóm thành nợ xấu trong thời hạn nhất định đối với những khoản nợ hiện tại bị tác động bởi dịch Covid-19, như vậy mới có thể cho vay mới tiếp được. Theo NHNN, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thống kê sơ bộ từ 23 TCTD ước tính khoảng 926.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 11,3% tổng dư nợ của nền kinh tế). Những khoản miễn, giảm lãi này cũng sẽ làm giảm lợi nhuận của các TCTD. Giải pháp này là rất quan trọng vì chính là những gì mà doanh nghiệp và hộ gia đình đang cần. Theo đó, NHNN cũng cần sớm có văn bản hướng dẫn để các TCTD nhất quán thực hiện.
Đối với gói hỗ trợ tài khoá khoảng 30.000 tỷ đồng (lấy từ nguồn NSNN), theo TS. Cấn Văn Lực, đây là tổng số tiền được hiểu là dự tính đối với các khoản miễn, giảm, chi tiêu do dịch Covid-19: (i) miễn, giảm thuế (chẳng hạn như miễn thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị y tế - đang thực hiện từ ngày 7/2/2020, giảm thuế VAT, thuế thu nhập, nếu có…), giảm tiền thuê đất; (ii) miễn, giảm phí, lệ phí (như phí cầu đường, phí thăm quan…); (iii) tăng chi NSNN để mua sắm thiết bị y tế, dịch vụ y tế hay phục vụ cách ly có liên quan đến dịch Covid-19...v.v.
Giải pháp gói tài khoá cũng rất quan trọng vì nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình đang mong đợi. Tổng số tiền này được hiểu là không bao gồm các khoản gia hạn nộp thuế hay tiền thuê đất (vì sau đó, những khoản tiền này vẫn được trả khi đến hạn mới), cũng như chưa bao gồm các khoản thuế xuất nhập khẩu bị giảm do hoạt động thương mại giảm bởi tác động của dịch COVID-19, chưa bao gồm phần giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu được áp dụng mức 15-17% như Luật hỗ trợ DNNVV cho phép và Chính phủ cần trình Quốc Hội thông qua)…v.v. Chính phủ, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn chi tiết về những nội dung này. Nếu vượt thầm quyền, Chính phủ cần trình Quốc Hội xem xét, thông qua.
Như vậy, theo TS. Cấn Văn Lực, về bản chất, hai gói hỗ trợ này không giống như những gói kích cầu năm 2009 (gồm gói 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất tín dụng và 8 tỷ USD kích cầu nền kinh tế, đều lấy từ NSNN) - đó là những gói thực tế là không hiệu quả, gây hệ lụy về sau (tăng lạm phát, dòng vốn đổ vào một số lĩnh vực ít hiệu quả…) và việc triển khai cực kỳ phức tạp. Điều này cũng được Thủ tướng nêu rõ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 3/3/2020; đó là ổn định vĩ mô vẫn là then chốt, không để vì các lí do khác làm ảnh hưởng đến mục tiêu này và Chính phủ chưa đặt vấn đề nới lỏng chính sách tiền tệ hay đưa ra gói kích thích kinh tế.
(Theo Trí thức trẻ)
- Cùng chuyên mục
Những thách thức của ngành ngân hàng năm 2025
Trước những thay đổi trong môi trường tài chính và sự chuyển mình về công nghệ, các tổ chức tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình để giữ vững sự phát triển bền vững.
Ngân hàng - 04/02/2025 07:24
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ghi nhận sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt, hiệu quả.
Ngân hàng - 21/01/2025 18:01
BAOVIET Bank ưu đãi mừng sinh nhật 16 tuổi
Nhân kỷ niệm 16 năm thành lập (14/1/2009 – 14/1/2025), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chuỗi chương trình “Sinh nhật linh đình - Ngàn quà siêu đỉnh” nhằm tri ân khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng ngân hàng trong thời gian qua.
Ngân hàng - 02/01/2025 14:52
Dư nợ tín dụng tại Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng
Tính đến nay, dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng, dự kiến dư nợ tín dụng của các ngân hàng đến hết tháng 12/2024 đạt 199.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Ngân hàng - 27/11/2024 10:08
Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm
Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:48
Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:36
BAOVIET Bank ưu đãi doanh nghiệp vay mua ô tô lãi suất chỉ từ 5,99%/năm
Nhằm tri ân khách hàng hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chương trình “Combo ôtô alo Bảo Việt” dành cho KHDN vay mua xe ô tô +++ năm 2024.
Ngân hàng - 29/10/2024 09:00
BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2024, thể hiện sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt, thận trọng.
Ngân hàng - 22/10/2024 19:50
Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%.
Ngân hàng - 21/10/2024 18:36
Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3
Doanh nghiệp, người dân là khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay…. Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.
Ngân hàng - 21/09/2024 07:00
BAOVIET Bank ủng hộ 1,28 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại từ cơn bão số 3 (Yagi)
Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái cùng chung tay giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (Yagi), BAOVIET Bank đã ủng hộ 1,28 tỷ đồng nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng - 17/09/2024 16:53
VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
Theo số liệu cung cấp tại Hội nghị cập nhật KQKD quý II/2024 và số liệu trên BCTC bán niên, VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024.
Ngân hàng - 10/09/2024 10:06
BaoViet Bank ưu đãi lãi vay từ 3% cho khách hàng cá nhân
BaoViet Bank triển khai chương trình ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay vốn có tài sản bảo đảm với lãi suất từ 3% một năm, từ nay đến hết ngày 31/12.
Ngân hàng - 21/08/2024 08:00
Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%
HDBank (Mã chứng khoán: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững.
Doanh nghiệp - 30/07/2024 15:56
Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của NCB tăng hơn 5% lên 495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán tiếp tục là điểm sáng, khi ghi nhận mức lãi 122,2 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 của NCB đạt 7,2 tỷ đồng.
Tài chính - 28/07/2024 16:14
Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/07.
Tài chính - 28/07/2024 15:48
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 22 h ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago