Trước nguy cơ nợ xấu tăng cao đột biến, Ngân hàng Nhà nước muốn sửa đổi Thông tư 01 về cơ cấu lại nợ

Nhàđầutư
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01 theo hướng sửa lùi mốc thời gian các khoản dư nợ được hưởng chế độ miễn, giảm lãi suất và cơ cấu lại thời gian trả nợ; cùng với đó là phân loại lại một số khoản nợ.
ĐÌNH VŨ
30, Tháng 05, 2020 | 14:16

Nhàđầutư
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01 theo hướng sửa lùi mốc thời gian các khoản dư nợ được hưởng chế độ miễn, giảm lãi suất và cơ cấu lại thời gian trả nợ; cùng với đó là phân loại lại một số khoản nợ.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01 về việc cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19.

Theo đó, NHNN dự kiến sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư 01 theo hướng cho phép TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với nợ được giải ngân từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 25/4/2020.

co-cau-no

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Thông tư 01 về cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19 

Trước đó, Thông tư 01 quy định TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020. Tức là, chỉ có các khoản nợ giải ngân trước ngày 23/01/2020 mới được phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 01 và không áp dụng đối với số dư nợ giải ngân sau ngày 23/01/2020.

Tuy nhiên, theo lý giải của Ngân hàng Nhà nước, trên thực tế, dịch COVID-19 diễn biến rất nhanh, phức tạp, mức độ ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế trong nước, gây ra khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng trên toàn cầu.

Do không lường trước được các tác động của dịch đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nên đối với các khoản giải ngân sau ngày 23/01/2020, việc xác định lịch trả nợ cho khách hàng của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chưa phù hợp với mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 của khách hàng. Vì vậy, theo phản ánh của nhiều TCTD và một số doanh nghiệp (thì phần lớn các khoản giải ngân sau ngày 23/01/2020 (đặc biệt là các khoản cho vay ngắn hạn), khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ theo kỳ hạn, thời hạn tại hợp đồng, thỏa thuận cho vay.

Vì vậy, NHNN cho rằng việc bổ sung quy định cho phép các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được áp dụng quy định tại Thông tư 01 cho các khoản giải ngân từ ngày 23/01/2020 có lịch trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2020 và chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là cần thiết. Tuy nhiên, với việc Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch COVID-19, để tránh việc lợi dụng chính sách gây hậu quả nợ xấu cho toàn hệ thống TCTD trong các năm tiếp theo thì việc giới hạn phạm vi các khoản giải ngân từ ngày 23/01/2020 cũng rất cần thiết.

NHNN đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 theo hướng cho phép TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với các khoản giải ngân từ ngày 23/01/2020 đến ngày 24/4/2020. Đối với các khoản giải ngân sau ngày 24/4/2020, TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đã có thể đánh giá được đầy đủ mức độ ảnh hưởng của dịch COVId-19 thì cần căn cứ vào đặc điểm của khách hàng để thống nhất với khách hàng lịch trả nợ phù hợp mà không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01.

Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất cho phép TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 01 khi thực hiện phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ quy định tại Thông tư 01 những khách hàng không trả được nợ theo thời hạn cơ cấu lại.

Giải thích lý do sửa đổi quy định trên, NHNN cho biết, Thông tư 01 không quy định rõ việc phân loại đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01 nhưng khách hàng không trả nợ đúng hạn. Nếu áp dụng theo các quy định khác có liên quan thì các khoản nợ trên được phân loại vào nhóm 4 và nhóm 5. 

"Dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có thể tăng cao, đột biến trong một vài năm tới, chi phí dự phòng tăng, ảnh hưởng đến chênh lệch thu chi của các TCTD. Vì vậy, để giảm áp lực nợ xấu, trích lập dự phòng cho các TCTD, NHNN dự kiến bổ sung nguyên tắc phân loại nợ nêu trên đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01 nhưng khách hàng không trả nợ đúng hạn theo thời hạn cơ cấu lại", NHNN đề xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ