Trung Quốc thúc trường tư chuyển thành công lập vì mục tiêu 'công bằng'
Các nhà chức trách Trung Quốc đang thúc các trường tiểu học và trung học cơ sở tư thục chuyển thành trường công lập để đảm bảo “công bằng trong giáo dục”.

Khoảng 15% học sinh trung học cơ sở và 9% học sinh tiểu học ở Trung Quốc học trường tư thục. Ảnh: Reuters
Sự phát triển của khu vực tư nhân trong lĩnh vực giáo dục khiến chi phí giáo dục tăng cao. Các gia đình phải chi hàng chục nghìn đô la mỗi năm để có dịch vụ giáo dục tốt nhất cho con mình. Điều này khiến nhiều người đắn đo khi nghĩ về việc lập gia đình.
Chính phủ đang tìm cách quốc hữu hóa các trường tư thục và quy định mức phí đối với các công ty cung cấp dịch vụ dạy thêm và luyện thi sau giờ học - được gọi là các trường luyện thi - để điều chỉnh sự chênh lệch và khuyến khích dân chúng sinh thêm. Nhưng sự đánh đổi có thể là nhiều dịch vụ giáo dục chất lượng sẽ mất đi do ngân sách nhà nước không đủ.
Năm ngoái, hơn 16 triệu học sinh học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở tư thục ở Trung Quốc. Con số này tương đương gần 15% tổng số học sinh trung học cơ sở và 9% học sinh tiểu học.
Đầu tháng này, lãnh đạo ngành giáo dục của tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc, nói với báo chí họ khuyến khích chủ các trường tư thục đang cung cấp chương trình giáo dục bắt buộc chuyển tài sản cho chính quyền địa phương và chuyển các cơ sở này thành trường công lập.
Phật Sơn, thành phố 7,2 triệu dân thuộc tỉnh Quảng Đông, có kế hoạch mua các trường tư ở một số huyện. Thành phố Chu Khẩu đặt mục tiêu giảm tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở học tại các trường tư thục xuống dưới 5% vào cuối năm tới.
Hơn 30% học sinh từ tiểu học đến trung học cơ sở của Chu Khẩu đang học ở các trường tư thục. Để đưa con số này xuống dưới 5%, ước tính chính phủ cần mua ít nhất 60 cơ sở tư nhân, đóng cửa ít nhất 200 trường học khác và đưa 80.000 học sinh sang học trường công.
Cuộc ‘trấn áp’ đối với các trường tư bắt nguồn từ các chỉ thị được Đảng Cộng sản và Hội đồng Nhà nước đưa ra hồi tháng Năm. Theo truyền thông địa phương, trừ các trường hợp ngoại lệ, không có trường tư mới nào sẽ được cấp phép.
Một số trường tư thục phục vụ lao động nhập cư, đối tượng không thể đăng ký cho con cái vào các trường công lập trong khu vực do gia đình không có hộ khẩu. Các trường tư này sẽ tiếp tục hoạt động, nhưng chính quyền địa phương sẽ quản lý ngân sách.
Một số trường tư thục ở Trung Quốc do các trường công và doanh nghiệp cùng điều hành. Ví dụ, một tập đoàn bất động sản có thể giúp tài trợ cho nhánh của một trường công lập nổi tiếng.
Trường công lập nổi tiếng được tiếp cận thêm tài trợ, trong khi công ty bất động sản có thể sử dụng thương hiệu trường để xây và bán các chung cư xung quanh trường tư mới. Tuy nhiên, chính quyền trung ương đã yêu cầu các chính quyền địa phương chuyển hầu hết các trường này sang công lập từ nay đến giữa 2023.
Thông báo hồi tháng 5 nhắc đến vấn đề học phí quá cao. Tại Bắc Kinh, một số trường tiểu học và trung học cơ sở tư thục có học phí trên 200.000 nhân dân tệ (31.300 USD)/năm. Chính phủ quy định các trường tiểu học và trung học cơ sở tư thục phải là phi lợi nhuận, giống các trường luyện thi.
Chính phủ sẽ thông báo mức học phí tiêu chuẩn đối với các trường tư không chuyển sang công lập. Các trường này sẽ không được phép nhận tài trợ và không được chọn học sinh qua các bài kiểm tra hoặc phỏng vấn.
Công chúng có phản ứng khác nhau đối với các biện pháp trên. Trong khi một số ca ngợi những nỗ lực nhằm tạo ra sự công bằng trên 'sân chơi' giáo dục, những người khác tỏ ra hoài nghi.
Chiến dịch ‘trấn áp’ các trường tư thục gợi nhớ đến sáng kiến “thịnh vượng chung" mà chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra mùa hè năm nay.
Vấn đề nan giải tiềm ẩn là chính quyền địa phương sẽ phải đối mặt với chi phí lớn cho giáo dục. Việc thiếu các nguồn lực công ở các khu vực xa trung tâm là một lý do lớn khiến khu vực tư nhân đẩy mạnh việc lập trường học. Nếu chi tiêu của chính phủ không theo kịp với tỷ trọng ngày càng tăng của trường công, cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ giáo viên có thể sẽ xuống cấp.
Các trường tiểu học và trung học cơ sở được yêu cầu dạy “Tư tưởng Tập Cận Bình”, tư tưởng chính trị của chủ tịch nước, kể từ học kỳ bắt đầu từ tháng Chín năm nay.
(Theo Nikkei Asia)
- Cùng chuyên mục
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam
Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.
Sự kiện - 02/07/2025 23:08
Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.
Sự kiện - 02/07/2025 18:11
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã
Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.
Sự kiện - 02/07/2025 16:49
[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'
Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”
Sự kiện - 02/07/2025 10:27
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt
Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.
Sự kiện - 02/07/2025 08:20
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.
Sự kiện - 02/07/2025 07:01
Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sự kiện - 01/07/2025 15:57
Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội
Hà Nội vừa công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
Sự kiện - 01/07/2025 15:33
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Đây là cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ sáu và được diễn ra trùng đúng vào ngày đầu tiên trên cả nước bắt đầu vận hành Chính quyền địa phương hai cấp với nội dung điều tra được mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ hoạch định chính sách, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân….
Sự kiện - 01/07/2025 14:28
Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025
Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Chi nhánh và Điểm phục vụ hành chính công thuộc các UBND 126 xã/phường tại Hà Nội chính thức được công khai và đi vào hoạt động đồng bộ nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.
Sự kiện - 01/07/2025 13:45
Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?
Trong danh sách 34 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy sau sáp nhập, ông Lê Quốc Phong, quê quán Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp là người trẻ tuổi nhất, 47 tuổi.
Sự kiện - 01/07/2025 08:55
Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Từ hôm nay (1/7/2025), 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, sau thời gian chạy thử nghiệm. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.
Sự kiện - 01/07/2025 07:32
Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương
Ban Bí thư quyết định ông Trần Thanh Lâm thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre để đảm nhiệm chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, kể từ ngày 1/7.
Sự kiện - 30/06/2025 22:26
Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An
Từ 412 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp và kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 130 đơn vị hành chính cấp xã.
Sự kiện - 30/06/2025 15:58
Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Sự kiện - 30/06/2025 15:08
12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới
“Đoàn kết - Giàu mạnh - Hiện đại - Phồn vinh - Văn minh - Hạnh phúc” là 12 chữ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng TP. Hải Phòng mới.
Sự kiện - 30/06/2025 14:39
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago