Trung Quốc phản bác lại quan điểm 'dư thừa công suất' của Mỹ

Nhàđầutư
Các quan chức Trung Quốc có những phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Janet Yellen rằng hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường với giá rẻ, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh mới nổi, rằng không có chuyện 'dư thừa công suất', mà thực tế là khả năng cạnh tranh của Trung Quốc tốt hơn.
HOÀNG AN
11, Tháng 04, 2024 | 09:06

Nhàđầutư
Các quan chức Trung Quốc có những phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Janet Yellen rằng hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường với giá rẻ, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh mới nổi, rằng không có chuyện 'dư thừa công suất', mà thực tế là khả năng cạnh tranh của Trung Quốc tốt hơn.

Khi bà Yellen đặt ra kế hoạch chính thức nhằm đối thoại với Trung Quốc về năng lực công nghiệp dư thừa trong xe điện (EV), tấm pin mặt trời và pin, đồng thời nói rằng Washington sẽ không chấp nhận việc ngành công nghiệp Mỹ bị "tàn phá", Bộ Tài chính Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố rằng họ đã "đã đáp ứng đầy đủ" những gì bà Yellen đang lo ngại, theo Reuters.

Yellen Reuters

Ngoại trưởng Mỹ Janet Yellen cho rằng Trung Quốc đang dư thừa công suất trong khi các quan chức Trung Quốc phản bác gay gắt lại luận điểm này. Ảnh Reuters

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao), tại cuộc họp bàn tròn với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc ở Paris hôm thứ Hai, cho biết khẳng định của Mỹ và châu Âu về công suất dư thừa là không có căn cứ, đồng thời cho biết thêm sự trỗi dậy của Trung Quốc trong các ngành này được thúc đẩy bởi sự đổi mới và hệ thống chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, cùng nhiều yếu tố khác.

NLXTQ Reuters

Sản lượng xe điện, tấm pin mặt trời và pin Lithium-ion của Trung Quốc trong những năm qua. Đồ họa của Reuters

Các nhà phân tích cho biết, phản ứng mới nhất của Trung Quốc tập trung vào ý tưởng rằng hệ thống sản xuất của nước này đơn giản là mang tính cạnh tranh hơn, một sự thay đổi mạnh mẽ về lập luận so với cách một tháng, khi các quan chức bao gồm Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang) đưa ra cảnh báo về tình trạng dư thừa năng lực.

Sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh trái ngược với sự tương tác nồng nhiệt giữa bà Yellen và các quan chức Trung Quốc trong chuyến đi của bà, khiến hai nền kinh tế lớn nhất ngày càng xa cách nhau trong tranh chấp nóng nhất trong thương mại toàn cầu, điều này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên.

Lý Dũng (Li Yong), Trưởng nhóm nghiên cứu tại D&C Think, một tổ chức tư vấn của Trung Quốc, cho biết: "Họ không thể giành chiến thắng trong cuộc đua, vì vậy họ cố gắng làm chậm cuộc đua. Chúng tôi chỉ làm việc của mình, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Con dao nằm trong tay họ".

Cả hai bên đều tin rằng mình có những lý lẽ vững chắc, được hỗ trợ bởi dữ liệu để không lùi bước.

Những lời chỉ trích cốt lõi chủ yếu đến từ Washington và Brussels là sự hỗ trợ của nhà nước dành cho các nhà sản xuất, cùng với nhu cầu trong nước suy giảm, đang đẩy nguồn cung quá mức của Trung Quốc ra thị trường toàn cầu.

Điều này làm giảm giá hàng hóa Trung Quốc.

Losscom

Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp thua lỗ ngày càng nhiều ở Trung Quốc (màu vàng). Đồ thị của Reuters

Do đó, tình trạng này đe dọa các công ty Mỹ và EU vốn tồn tại nhờ lợi nhuận chứ không phải điều mà các quan chức phương Tây cho rằng là nguồn cung cấp nhỏ giọt các nguồn tài nguyên nhà nước ở Trung Quốc. Và, nó có thể làm phức tạp các quyết định đầu tư dài hạn.

Trong khi Trung Quốc phủ nhận các khoản trợ cấp và chỉ ra các chương trình của chính phủ Hoa Kỳ và EU để hỗ trợ các ngành công nghiệp của chính họ, thì những người chỉ trích Trung Quốc này lại có cái nhìn rộng hơn về sự hỗ trợ của nhà nước bao gồm các khoản vay giá rẻ, sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ và các lợi ích khác trải dài trên các chuỗi cung ứng. 

TindungTQ Reuters

Tín dụng ngân hàng Trung Quốc cho ngành sản xuất (đỏ) và bất động sản (vàng). Đồ họa của Reuters

Các quan chức thương mại EU đã chỉ ra các nguồn lực khổng lồ được hệ thống tài chính do nhà nước chi phối của Trung Quốc chuyển hướng từ lĩnh vực bất động sản ốm yếu sang khu phức hợp sản xuất rộng lớn của nước này, trong khi Bắc Kinh đang tìm kiếm các động lực tăng trưởng kinh tế khác.

Về phần mình, Trung Quốc cho rằng tình trạng dư thừa năng lực công nghiệp không phải là chuyện duy nhất ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thứ trưởng Tài chính Liêu Mân (Liao Min) nói với truyền thông địa phương: "Cái gọi là ‘dư thừa công suất’ là biểu hiện của cơ chế thị trường đang hoạt động, trong đó sự mất cân bằng cung cầu thường là điều bình thường".

"Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ hệ thống kinh tế thị trường nào, kể cả ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, nơi nó đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử", ông Liêu nói thêm.

Việc sử dụng năng lực công nghiệp ở Trung Quốc thấp hơn ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu, nhưng không nhiều.

Duthuacongsuat Reuters

Năng lực công nghiệp ở Trung Quốc thấp hơn ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu, nhưng không nhiều. Đồ họa của Reuters

Ngoài ra, Trung Quốc khẳng định cung và cầu cần được xem xét từ góc độ toàn cầu, đặc biệt trước những lời chỉ trích của phương Tây tập trung vào các ngành công nghiệp then chốt đáp ứng mục tiêu khí hậu cho toàn hành tinh.

Lập luận này đã có những lời hưởng ứng.

Nicholas Lardy, thành viên cấp cao tại Viện Peterson phát biểu tại một diễn đàn tài chính ở Hong Kong: "Tôi rất nghi ngờ về ý tưởng dư thừa công suất này".

"Nếu bạn nghĩ về điều đó, điều đó có nghĩa là mọi quốc gia chỉ nên sản xuất những gì họ tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là không có thương mại. Chúng ta sẽ ở đâu nếu không có thương mại?", ông Lardy đặt câu hỏi.

Đây không phải là một cuộc tranh luận mới. Hơn một thập kỷ trước, Washington phàn nàn rằng vành đai rỉ sét của Mỹ đã bị tê liệt do Trung Quốc sản xuất quá mức thép, khi Trung Quốc bán phá giá thép với giá rất thấp.

Nhưng Trung Quốc có thể lập luận rằng sản lượng của họ phù hợp hơn với nhu cầu toàn cầu so với trước đây. Mức tồn kho của Trung Quốc đã tăng lên trong những năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức được thấy trong những năm 2010.

Trung Quốc coi "ba ngành công nghiệp mới" là xe điện, pin và năng lượng mặt trời là chìa khóa cho sự phát triển của mình.

PatenTQ Reuters

Đơn xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc vượt Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Đồ họa của Reuters

Dữ liệu chính thức cho thấy vào năm 2023, xuất khẩu của "ba ngành công nghiệp mới" đạt tổng cộng 1,06 nghìn tỷ nhân dân tệ (146,6 tỷ USD), tăng 29,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng chúng chỉ chiếm 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào năm ngoái, vì vậy những người đứng về phía Bắc Kinh trong cuộc tranh luận này cho rằng phương Tây đang 'đạo đức giả'.

Wang Jun, nhà kinh tế trưởng tại Huatai Asset Management, cho biết: "Mỹ và châu Âu có một chút logic kiểu xã hội đen".

Trong lĩnh vực ô tô, Trung Quốc cho rằng tình trạng dư thừa công suất tập trung ở ô tô động cơ đốt trong thay vì xe điện và cho biết cơ chế thị trường cuối cùng sẽ loại bỏ những đối thủ yếu kém.

Hơn nữa, một số mẫu xe của nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD được bán ở Đức với giá cao hơn gấp đôi ở Trung Quốc, một lập luận mà các nhà phê bình sử dụng để chống lại những lo ngại của châu Âu về việc định giá là không công bằng.

SangtaoTQ Reuters

Năng lực sáng tạo của Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt, tuy không cao bằng những năm trước. Đồ họa của Reuters

Trung Quốc cũng cho biết nhiều công ty của họ có tính sáng tạo cao hơn, do đó có tính cạnh tranh cao hơn. Điều này có thể dẫn đến việc Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế.

Tuy nhiên, một ngành mà nhu cầu toàn cầu không theo kịp sản xuất của Trung Quốc là năng lượng mặt trời.

Xuyang Dong, nhà phân tích chính sách năng lượng Trung Quốc tại Climate Energy Finance ở Sydney, ước tính công suất wafer, tế bào và mô-đun của Trung Quốc đi vào hoạt động vào năm 2024 là đủ để đáp ứng nhu cầu toàn cầu từ nay đến năm 2032.

NLSXTQ Reuters

Công suất của các hãng xe điện Trung Quốc. Đồ họa của Reuters

Yue Su, nhà kinh tế học chính về Trung Quốc tại Economist Intelligence Unit, cho biết: "Nếu bạn nghĩ về nó từ góc độ này, chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp cho quá trình chuyển đổi xanh của toàn thế giới".

"Liệu điều này có công bằng với các nhà sản xuất và công nhân EU hay không lại là một câu hỏi khác", ông nói.

"Phải nói rằng, ngay cả khi phương Tây tăng thuế, tôi vẫn thấy trước rằng Trung Quốc sẽ thống trị trong những ngành công nghiệp này", ông kết luận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ