Trung Quốc công bố các 'vũ khí' mới để chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây
Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua luật chống trừng phạt mới nhằm tăng khả năng hỗ trợ và bảo vệ pháp lý cho các biện pháp trả đũa của nước này trước các hành động trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Truyền thông của Trung Quốc tối thứ Hai đã công bố động thái mới nhất của Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc (NPC) nhằm chống lại việc Hoa Kỳ và các đồng minh đang gây áp lực lên Bắc Kinh trước các vấn đề như quyền tự do của Hong Kong và cách đối xử của người Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Tân Cương.

Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu ngưng. Ảnh minh họa của AP
Đài Truyền hình nhà nước của Trung Quốc CCTV đưa tin rằng bộ luật mới của Trung Quốc sẽ 'cung cấp các cơ sở pháp lý để chính quyền trung ương Trung Quốc thực hiện các biện pháp trả đũa đối với các lệnh trừng phạt của nước ngoài, nhưng lại không đi sâu vào chi tiết của bộ luật mới này', tờ SCMP bình luận.
Nỗ lực thông qua một bộ luật như vậy đã diễn ra sau khi Trung Quốc hồi đầu năm nay áp đặt các quy định mới để 'chống lại các hành động phi lý của nước ngoài đối với công dân và doanh nghiệp của Trung Quốc'.
Bắc Kinh cho biết các quy định này nhằm 'bảo vệ lợi ích quốc gia' khi nước này đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ với các công ty công nghệ và quan chức của Trung Quốc.
Trong tháng 1 vừa qua, Trung Quốc đã tiết lộ 'các biện pháp được sử dụng nhằm chống lại việc áp dụng không hợp lý các luật nước ngoài'. Đây được coi là phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc trước việc Washington áp dụng quyền tài phán dài hạn cho phép Mỹ truy tố các thực thể có liên hệ với chính quyền ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc các bộ luật chưa đưa ra được các điều khoản chi tiết sẽ gây khó cho việc áp dụng ngay lập tức các bộ luật này vào thực tế.

Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (NPC) đang nhóm họp trong 4 ngày tại Bắc Kinh. Ảnh Tân Hoa Xã
Thông báo hôm thứ Hai cho thấy bộ luật mới được xây dựng dựa trên các cơ sở thực tế và mang lại giá trị pháp lý cho các quy định 'đánh chặn' mà Trung Quốc tiết lộ hồi tháng 1, cho phép các bên bị thiệt hại trước các lệnh trừng phạt của nước ngoài có thể báo cáo thiệt hại tới Bộ Thương mại Trung Quốc và kiện đòi bồi thường tại các tòa án của Trung Quốc.
Hàng loạt các công ty của Trung Quốc, đặc biệt là tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei thời gian qua đã phải chịu các hạn chế khiến nhiều thành phần quan trọng được sản xuất bằng công nghệ của Mỹ đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Dự luật chống trừng phạt cuối cùng đã được đưa ra vào hôm thứ Hai, sau phiên khai mạc của Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc , và luật này dự kiến sẽ được thông qua vào phiên họp thứ Năm tới.
Shi Yinhong, một nhà nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Trung, cho biết Bắc Kinh cần có một bộ luật như vậy để tăng cường khả năng chống lại các lệnh trừng phạt của nước ngoài vào thời điểm mà mối quan hệ đối địch với Washington và các đồng minh của họ dường như chưa giảm bớt và có khả năng sẽ còn tiếp tục.
"Sau khi có bộ luật này, khả năng Trung Quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt ngược sẽ gia tăng dù nước này cần thêm thời gian để hoàn thiện bộ luật mới để xác định rõ rằng hơn các mục tiêu và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế", ông Shi nói.
Về phần mình, giáo sư Song Sio-chong thuộc Trung tâm Luật cơ bản Hong Kong và Macao của Đại học Thâm Quyến cho rằng bộ luật mới sẽ giúp Trung Quốc thực hiện các đòn trả đũa trước các đối thủ phương Tây cho dù hiện nay người ta vẫn nghi ngờ về tính hợp pháp của các hành động đó.
"Tôi tin là luật mới sẽ giúp Bắc Kinh đánh trả, bất kể việc các đối thủ của nước này có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không", giáo sư Song nói.

Hong Kong là một tâm điểm trong việc viện dẫn lý do để phương Tây trừng phạt Trung Quốc. Ảnh Winson Wong/SCMP
Còn Lau Siu-kai, Phó Chủ tịch Tổ chức tư vấn bán chính thức của Hiệp hội Nghiên cứu Hong Kong và Ma Cao, cho biết Bắc Kinh đang cố gắng bắt kịp các đối thủ phương Tây về các luật liên quan đến việc áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế.
"Hoa Kỳ có đủ các bộ luật, chẳng hạn như đạo luật Magnitsky cho phép họ áp đặt các lệnh trừng phạt, thu giữ hoặc đóng băng tài sản của các cá nhân, và giờ thì Trung Quốc cũng muốn nâng cấp các công cụ luật pháp cho riêng mình", ông Lau cho biết.
Trong thông báo vào tối thứ Hai, đài truyền hình CCTV của Trung Quốc lưu ý rằng: "Để bảo vệ chủ quyền, phẩm giá và lợi ích cốt lõi quốc gia, cũng như để chống lại 'chủ nghĩa bá quyền và các quyền lực chính trị', Bắc Kinh đã đưa ra một loạt các biện pháp để trả đũa các lệnh trừng phạt (của Mỹ và phương Tây)".
"Nhằm thao túng chính trị và áp đặt các định kiến về ý thức hệ, một số nước phương Tây đã sử dụng những vấn đề liên quan tới Tân Cương và Hong Kong làm tiền đề để vu cáo và đàn áp Trung Quốc... [Họ] áp đặt cái gọi là biện pháp trừng phạt để can thiệp một cách tàn bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc", đài truyền hình CCTV nhấn mạnh.
CCTV cũng tiết lộ rằng kể từ các phiên họp thường niên của cơ quan lập pháp và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc vào tháng 3, các nhà lập pháp và cố vấn đã đưa ra ý tưởng ban hành luật chống trừng phạt.
“Một số đại biểu NPC và đại biểu Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, và những người từ nhiều lĩnh vực khác nhau đưa ra đề xuất rằng Trung Quốc cần phải ban hành luật để chống lại các lệnh trừng phạt của nước ngoài, đồng thời cung cấp các hỗ trợ pháp lý mạnh mẽ và đảm bảo cho các biện pháp đối phó của Trung Quốc trước các lệnh trừng phạt của nước ngoài", đài CCTV nhấn mạnh.
Kể từ khi luật an ninh quốc gia được thông qua vào năm ngoái, Hong Kong đã trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt nước ngoài. Washington đã trừng phạt nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam, cảnh sát trưởng Hong Kong và một số bộ trưởng cấp cao khác, và cáo buộc họ làm suy yếu quyền tự trị củaHong Kong khi thông qua đạo luật.
Những người bị trừng phạt đã bị đóng băng tài sản liên kết của họ với Hoa Kỳ và kết quả là họ bị đóng cửa trước hệ thống tài chính toàn cầu.

Các chính sách liên quan tới Tân Cương cũng là một lý do khiến phương Tây gây sức ép tới Bắc Kinh. Ảnh EPA
Trong những tháng gần đây, Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada và Anh cũng đã trừng phạt các quan chức và thực thể Trung Quốc về cái mà họ gọi là chính sách “áp bức” của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đi lại và tài sản đối với các cá nhân nước ngoài - bao gồm một số nhà lập pháp của các nước châu Âu và các học giả đã “gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc và truyền bá những lời nói dối và thông tin sai lệch một cách ác ý”.
Jiang Liu, một đối tác tại văn phòng công ty luật Morrison & Foerster ở New York, cho biết hiệu quả của quy chế ngăn chặn của Trung Quốc cuối cùng sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế nước này.
"Từ kinh nghiệm về quy chế chặn của EU, nhằm bảo vệ các công ty EU khỏi việc áp dụng luật của nước thứ ba ngoài lãnh thổ, các công ty bị ảnh hưởng có thể quyết định ngừng kinh doanh với các thực thể bị Hoa Kỳ trừng phạt để điều hướng theo hai chế độ pháp lý. Trong trường hợp của Trung Quốc, điều này vẫn còn phải xem xét", ông Liu nói.
“Nhưng một hậu quả không thể tránh khỏi của các quy chế ngăn chặn là khả năng gia tăng đáng kể chi phí tuân thủ và kinh doanh, đặc biệt là đối với các công ty đa quốc gia có hoạt động kinh doanh ở cả hai phía [khu vực]", ông Liu nhấn mạnh.
(Theo South China Morning Post)
- Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.
Sự kiện - 24/03/2025 07:46
Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.
Sự kiện - 24/03/2025 07:43
Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.
Sự kiện - 24/03/2025 06:18
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago