Trung Quốc - EU: Một 'liên minh' khập khiễng

HẢI ĐĂNG
16:21 20/07/2018

Bruxelles và Bắc Kinh dường như đang cùng bảo vệ một mô hình kinh tế toàn cầu, vì cả hai cùng đang trong tầm ngắm của chính sách bảo hộ mậu dịch từ phía chính quyền Trump.

trung  quoc - eu

Trung Quốc - EU bắt tay trước "đòn" thương mại của ông Trump.

Xuất phát từ những quyền lợi kinh tế và thương mại, liệu Liên minh (EU) châu Âu và Trung Quốc có thể thành lập một “mặt trận” để đối phó với Mỹ? Câu trả lời hoàn toàn không đơn giản như nghiều người tưởng.

Trước thượng đỉnh Nga – Mỹ đầu tiên trong nhiệm kỳ (16/7/2018) với Vladimir Putin, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố: châu Âu, Trung Quốc và Nga dưới những khía cạnh khác nhau đều là "phe địch" cả. Câu hỏi về một liên minh Bruxelles – Bắc Kinh lại một lần nữa được đặt ra kể từ khi nhà tỷ phú địa ốc New York Donald Trump lên cầm quyền.

Chủ đề này lại có thể trở lại từ cột mốc tháng 3/2018 khi Nhà Trắng khơi mào chiến tranh thương mại, đánh thuế vào nhôm thép của châu Âu và của Trung Quốc. Bước kế tiếp, Washington đang cứu xét việc đánh thuế xe hơi của châu Âu và đã ban hành lệnh áp thuế 25% trên 50 tỷ USD hàng made in China nhập vào Mỹ. Chưa biết khi nào các đòn thương mại của chính quyền Trump mới dừng lại.

Thượng đỉnh Trung Quốc - EU lần thứ 20

Tại Bắc Kinh, trong khuôn khổ thượng đỉnh Âu –Trung lần thứ 20 (cũng vào ngày 16/7), đôi bên thảo luận về các hồ sơ an ninh, khí hậu và nhất là vế thương mại. Riêng vào thời điểm hiện nay, Bruxelles và Bắc Kinh tìm cách đối phó với chính sách thương mại hung hăng của Washington, khẳng định quyết tâm thắt chặt quan hệ, đồng ý cần cải tổ WTO, một công cụ hiệu quả bảo đảm cho cạnh tranh bình đẳng giữa tất cả các nước thành viên.

Nhưng đằng sau “lớp sơn” đoàn kết ấy, có không ít những khác biệt và bất đồng giữa hai đối tác thương mại châu Âu và Trung Quốc. Trở ngại lớn nhất cho tới nay, cho dù Bắc Kinh hô hào bảo vệ tự do mậu dịch, nhưng theo quan điểm của EU, Trung Quốc không tôn trọng nguyên tắc đầu tiên của mô hình tự do là mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc.

Kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc trở thành bạn hàng thứ nhì của EU, đứng sau Mỹ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Châu Âu đã được nhân lên gấp 8,8 lần, theo như thẩm định của ngân hàng Pháp, Société Générale. Hàng châu Âu bán sang Trung Quốc tăng không nhanh bằng. Năm 2017 chẳng hạn, hơn 20% hàng nhập của châu Âu do Trung Quốc bán sang. Đổi lại châu Âu chỉ xuất khẩu được có 10% hàng của mình sang thị trường đông dân nhất hành tinh này.

Rhodium Groupe, một công ty Mỹ có trụ sở tại New York, chuyên nghiên cứu thị trường Trung Quốc lưu ý, chỉ riêng trên hồ sơ nhôm thép, EU đã xem Trung Quốc là "đối thủ" đáng gờm. Chính sách trợ giá của Bắc Kinh gây thiệt hại lớn cho ngành luyện kim của châu Âu. Trong lúc không một công ty của châu Âu nào vượt qua được “bức tường chặn” của Trung Quốc trong các lĩnh vực từ tài chính đến giao thông, thì ngược lại, 28 thành viên EU không có rào cản nào ngăn chận đầu tư từ Trung Quốc đổ vào.

Trả lời truyền thông quốc tế, Daniela Schwarzer, giám đốc trung tâm nghiên cứu chính trị của Đức (DGAP), nêu lên một lý do khác khiến khả năng Bruxelles và Bắc Kinh thành lập "mặt trận chung" để đối phó với chính sách thương mại của Hoa Kỳ là rất thấp.

Theo ông Schwarzer, cho đến nay, EU không có một chính sách thương mại nhất quán, cứ mạnh ai nấy lo đàm phán riêng với Trung Quốc, sao cho có lợi cho mình. Về mặt lý thuyết, châu Âu có một chính sách thương mại chung, nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Cho tới thời điểm này, mọi người mới ý thức được rằng sự chia rẽ đó có bao hàm nhiều rủi ro, không chỉ với một đối tác lớn như là Trung Quốc mà cả đối với Mỹ. Hy vọng châu Âu phải thức tỉnh với cách hành xử của chính quyền Trump.

eu - trung quoc

Từ trái sang: Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker.

Một trở ngại tiếp theo trong quan hệ giữa châu Âu với Trung Quốc là, tựa như Washington, Bruxells cũng chỉ trích các tập đoàn của Trung Quốc bòn rút các bí quyết công nghiệp của châu Âu. Bruxelles cũng rất thận trọng với kế hoạch phát triển "Made in China 2025" được cặp bài trùng Tập Cận Bình - Lý Khắc Cường đề xuất.

Kinh tế gia Sébastien Jean, Trung Tâm Nghiên Cứu Về Triển Vọng Kinh Tế Và Thông Tin Quốc Tế (CEPII) cho rằng, trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng tốc phát triển công nghiệp và các công nghệ mới, nếu "không có được một khung pháp lý, quy định những luật chơi bình đẳng và dựa trên nguyên tắc có qua có lại, thì nền công nghiệp châu Âu coi như bị khai tử".

Đối thủ cạnh tranh đáng gờm

Giáo sư Trương Luân (Zhang Lun), giảng dạy tại đại học Cergy Pontoise, ngoại ô Paris, đưa ra một thực tế: Do đã thu hẹp được khoảng cách với EU, Bắc Kinh vẫn nỗ lực chiêu dụ nhiều thành viên trong Liên minh châu Âu ngả về phía mình để thực hiện dự án “Con Đường Tơ Lụa” thế Kỷ XXI, nhưng “Lục địa già” không còn sức hấp dẫn đối với Bắc Kinh như hơn 20 năm về trước.

Từ 20 năm trở lại đây, quan điểm của Trung Quốc về EU đã thay đổi. Trước kia Bắc Kinh vẫn xem EU là một khối thịnh vượng và vững mạnh cả về mặt kinh tế lẫn chính trị, quân sự. Giờ đây thì khác, khối này, trong mắt Trung Quốc, chỉ còn là một lục địa bị chia năm xẻ bảy với rất nhiều những quốc gia không có trọng lượng là bao. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại hiện nay với Mỹ có thể làm thay đổi quan điểm của Bắc Kinh về châu Âu. Có lẽ đây cũng là cơ hội để các nước trong EU nắm bắt lấy.

Cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc và Đức, Claude Martin, nhấn mạnh đến những nhược điểm của EU trong quan hệ với Bắc Kinh. Nguy hiểm hơn cả là Trung Quốc khai thác những kẽ hở đó để hưởng lợi. Ông nói: “Trong một thời gian dài, EU xem Trung Quốc là một nguồn trao đổi thương mại. Từ năm 1978 đôi bên đã ký một thỏa thuận thương mại với một số quy định và mục tiêu rõ ràng. Vấn đề đặt ra là thỏa thuận đó không bao gồm vế chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, không bao hàm vế đầu tư giữa EU và Trung Quốc”.

Bắc Kinh lợi dụng kẽ hở đó, xem châu Âu như một tập thể mà ở đó Trung Quốc dễ dàng chia để trị. Châu Âu thì quả thật là vừa thiếu một chính sách thương mại chung, vừa không có cả một chính sách phát triển công nghiệp chung, thành ra dễ rơi vào vòng vây của Trung Quốc.

“Bây giờ, với Donald Trump ở Nhà Trắng, Bruxelles mới nhận ra rằng, không chỉ có Bắc Kinh mà cả Washington, nếu chia rẽ châu Âu mà có lợi cho Trung Quốc hay cho Mỹ, thì cả hai cùng không ngần ngại đẩy các nước trong Liên Hiệp vào thế cạnh tranh với nhau”, Đại sứ Martin kết luận.

Chính sách chia để trị

Về chính sách chia để trị của Trung Quốc, Daniela Schwarzer, giám đốc trung tâm nghiên cứu chính trị của Đức (DGAP) xoáy vào thái độ ngây thơ của châu Âu trước chiến lược của Bắc Kinh :

“Cho đến bây giờ EU mới bắt đầu nghi vấn về chiến lược của Trung Quốc, trong khi đó thì ngay từ đầu, Bắc Kinh đã không úp mở. Trung Quốc tung tiền để mua lại hay để tham gia vào các công ty của Đức, của Pháp. Bắc Kinh cũng không che giấu tham vọng trở thành một siêu cường, ngang hàng với Mỹ, với châu Âu và cả với Nga về mặt kinh tế lẫn quân sự. Trung Quốc là một nước lớn, tiền lại nhiều và có một chiến lược phát triển rất rõ ràng”.

Đầu tháng 7/2018, tại thượng đỉnh 16+1, ở Bulgari, bao gồm 16 nước Trung và Đông Âu cộng với Trung Quốc, Bắc Kinh một lần nữa kêu gọi các đối tác châu Âu đưa ra những "tín hiệu mạnh mẽ" để bảo vệ trật tự thương mại thế giới. Nhưng theo đánh giá của rất nhiều các chuyên gia, cuộc họp giữa Trung Quốc với riêng các nước trong vùng Baltic, Balkan, với các thành viên của Nam Tư cũ và nhóm Visegrad (Hungary, Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Slovakia) nằm trong chiến lược "chia để trị" của Bắc Kinh. Giám đốc DGAP Daniela Schwarzer phân tích:

“Trung Quốc không muốn EU bị sụp đổ bởi hai lý do. Thứ nhất, châu Âu là một thị trường mua hàng hóa của Trung Quốc và Trung Quốc cần đến thị trường đó. Thứ hai, châu Âu là đồng minh của Mỹ, mà Bắc Kinh không muốn phải đơn phương đương đầu với Mỹ nếu như không còn có EU. Bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy Trung Quốc không có lợi ích gì khi châu Âu sụp đổ là vào thời điểm khủng hoảng bùng lên tại “Lục địa già”, đe dọa khối euro, thì Bắc Kinh đã đóng một vai trò tích cực để eurozone tiếp tục được tồn tại”.

Ngoài vỏ bọc nhằm đối phó chính sách thương mại của Mỹ, EU và Trung Quốc vẫn còn nhiều xung khắc. Tới nay, Bruxelles vẫn chưa công nhận nước này là một "nền kinh tế thị trường". Châu Âu cũng đang củng cố các công cụ pháp lý để đối phó với cạnh tranh từ phía các tập đoàn Trung Quốc. Đường lối thương mại hung hăng của tổng thống Trump đặt EU trong thế "trên đe dưới búa" giữa chính sách cạnh tranh bất bình đẳng của Bắc Kinh và các biện pháp bảo hộ của Washington.

  • Cùng chuyên mục
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân

Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025

Sự kiện - 11/05/2025 07:59

Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế

Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế

Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.

Sự kiện - 11/05/2025 07:28

Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng

Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng

Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”

Sự kiện - 11/05/2025 07:28

'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Sự kiện - 10/05/2025 13:17

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.

Sự kiện - 10/05/2025 10:24

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.

Sự kiện - 10/05/2025 08:11

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…

Sự kiện - 09/05/2025 17:24

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Sự kiện - 09/05/2025 16:52

Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'

Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'

Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.

Sự kiện - 09/05/2025 11:28

'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'

'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'

Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.

Sự kiện - 09/05/2025 11:04

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.

Sự kiện - 09/05/2025 09:02

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.

Sự kiện - 09/05/2025 07:39

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.

Sự kiện - 08/05/2025 12:09

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự kiện - 08/05/2025 09:49

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.

Sự kiện - 08/05/2025 09:02

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.

Sự kiện - 08/05/2025 08:14