Trầm Bê bị bắt ảnh hưởng như thế nào đến cổ phiếu ngân hàng?

Nhàđầutư
Ngay sau khi xuất hiện thông tin ông Trầm Bê bị bắt tạm giam ngày 1/8, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bị ảnh hưởng tiêu cực, chẳng hạn như STB, BID, ACB, MBB, CTG, BIDV… Tuy nhiên, ảnh hưởng này không kéo dài được lâu.
BẢO LINH
07, Tháng 08, 2017 | 17:10

Nhàđầutư
Ngay sau khi xuất hiện thông tin ông Trầm Bê bị bắt tạm giam ngày 1/8, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bị ảnh hưởng tiêu cực, chẳng hạn như STB, BID, ACB, MBB, CTG, BIDV… Tuy nhiên, ảnh hưởng này không kéo dài được lâu.

nhadautu- cp ngan hang va tram be

Trầm Bê bị bắt ảnh hưởng như thế nào đến cổ phiếu ngân hàng? 

Ngày 1-8, Cục Cảnh sát điều tra về kinh tế và tham nhũng (C46) – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê – nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng Ngân hàng Sacombank và ông Phan Huy Khang (nguyên thành viên Hội đồng tín dụng).

Ngay từ đầu phiên giao dịch 1/8/2017, những thông tin trên đã ảnh hưởng đáng kể tới nhóm cổ phiếu ngân hàng như STB, BID, ACB, MBB, CTG… Đến cuối phiên giao dịch sáng, nhóm này đã dần hồi phục, tiêu biểu phải kể đến CTG và BID.

Sang phiên giao dịch ngày 2/8, kết thúc ngày giao dịch cổ phiếu BID, CTG và EIB đều đồng loạt tăng giá mạnh, trong khi đó sắc đỏ tiếp tục bao trùm các mã ngân hàng khác là VCB, STB, MBB và SHB.

Riêng với STB, dù đại diện cao nhất của ngân hàng này là ông Dương Công Minh đã đăng đàn khẳng định thông tin việc ông Trầm Bê bị bắt sẽ không ảnh hưởng tới ngân hàng. Tuy nhiên, khi ông Minh công bố 2 khoản nợ tổng cộng 43.000 tỷ đồng của ông Trầm Bê tại Sacombank, giới đầu tư đã thể hiện thái độ bi quan với STB.  

Bằng chứng là cổ phiếu STB đã phản ứng tiêu cực khi giảm 3 phiên liên tiếp từ mức 13.100 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch 1/8 xuống mức 12.300 đồng/cổ phiếu trong phiên 3/8/2017, mức giá thấp nhất trong tuần giao dịch trước của STB. Tuy vậy, cho đến phiên giao dịch cuối tuần ngày 4/8, chỉ có duy nhất STB tăng, trong khi tất cả các mã ngân hàng đều giảm, dẫn đầu là BID.

nhadautu-co phieu ngan hang thu sau

 Diễn biến cổ phiếu ngân hàng trong phiên giao dịch thứ Sáu, ngày 4/8/2017

Nhóm 5 ngân hàng liên quan tới vụ án ông Trầm Bê ‘làm ăn’ ra sao?

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank,  STB)

Sacombank là một trong những ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong sự kiện Trầm Bê bị bắt. Như nhadautu.vn đã đề cập trong một bài viết, Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC – mã VCI) đã đánh giá STB khá tiêu cực trong một báo cáo vào tháng trước. Theo đó, các chuyên viên công ty chứng khoán này đánh giá rằng mức giá mục tiêu gần nhất của STB chỉ nằm ở mức 4.615 tỷ đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, kết thúc nửa đầu năm 2017, kết quả kinh doanh của Sacombank khá khả quan, theo đó lợi nhuận sau thuế của Sacombank tăng trưởng mạnh. Tính riêng quý II đạt 211 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận lỗ 159 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm lợi nhuận sau thuế của STB là 422 tỷ đồng, tăng đến 210 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến thời điểm 30/6/2017, dư nợ tín dụng của ngân hàng là 218.542 tỷ đồng. Nợ cần chú ý là 5.285 tỷ đồng, tăng 2,03 lần so với đầu năm; nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) 2.932 tỷ đồng, tăng 12% so với số đầu năm; nợ nghi ngờ (nhóm 4) là 2.555 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm; nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) là 8.415 tỷ đồng. Như vậy là tuy nợ xấu của STB đã giảm nhưng vẫn chiếm 6,36% tổng dư nợ - đứng ở mức cao so với toàn ngành.

TpBank và BIDV là 2 trong 4 ngân hàng được nhắc tới trong đại án liên quan tới Trầm Bê

6 tháng đầu năm cả 2 ngân hàng này cũng đều cho thấy kết quả kinh doanh khả quan, với  con số lợi nhuận lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần của BIDV đạt gần 14.008 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm riêng ngân hàng đạt 4.050 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 54% so với kế hoạch năm 2017, trong đó lợi nhuận trước thuế quý II/2017 đạt 1.993 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Nợ xấu của BIDV 6 tháng đầu năm ở mức 1,9%. Tuy nhiên, nợ nghi ngờ nhóm 4 tăng khá mạnh, ở mức 1.811 tỷ đồng, tăng 74% so với cuối năm 2016; nợ có khả năng mất vốn ở mức 6.994 tỷ đồng, tăng hơn 90 tỷ đồng so với cuối năm 2016.

TpBank cũng được coi là có tốc độ tăng trưởng mạnh trong quý II/2017. Theo đó, thu nhập lãi thuần tính riêng quý này đạt 690 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đạt mức tăng tương đương với hơn 1.300 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ dịch vụ và hoạt động chứng khoán đầu tư quý II và 6 tháng đầu năm gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, mảng kinh doanh ngoại hối lại thua lỗ, mỗi quý gần 20 tỷ đồng.

Tính ra, tổng lợi nhuận trước thuế quý II đạt 267 tỷ đồng, tăng 2,38 lần so với cùng kỳ năm trước; lũy kế nửa năm đạt 482 tỷ đồng, tăng 2,35 lần so với cùng kỳ.

Một điểm đáng chú ý là nợ xấu của TpBank tăng mạnh ở mức 0,88%, trong khi cuối năm chỉ là 0,57%. Dự phòng rủi ro riêng quý II đã chiếm tới 1/3 tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh.

nhadautu-ket qua kinh doanh

Kết quả kinh doanh của TpBank, BIDV và Sacombank 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ