TP.HCM chậm đấu thầu mua thuốc, gần 80 tỷ đồng chênh lệch bị 'kẹt'

79,6 tỷ đồng là chênh lệch mua thuốc do chậm đấu thầu năm 2012-2013. Và từ đó đến nay, số tiền này vẫn bị kẹt, do nhiều vấn đề liên quan.
L. ANH - T. HOÀNG
08, Tháng 09, 2020 | 10:02

79,6 tỷ đồng là chênh lệch mua thuốc do chậm đấu thầu năm 2012-2013. Và từ đó đến nay, số tiền này vẫn bị kẹt, do nhiều vấn đề liên quan.

Hồ sơ vụ việc cho thấy hậu quả rất khó xử lý.

Chậm đấu thầu, chênh hàng chục tỉ đồng

Theo báo cáo của UBND TP.HCM gửi đoàn thanh tra của Chính phủ ngày 28/11/2017, vào năm 2013, các hợp đồng mua bán thuốc của bệnh viện và nhà thầu hết hiệu lực vào tháng 3/2013 (theo thông tư 10 năm 2007). 

Trong khi đó, thông tư 01 hướng dẫn mới về đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế có hiệu lực thi hành từ 1/6/2012 thì TP.HCM giải thích "do Bộ Y tế chậm công bố đầy đủ các danh mục thuốc theo quy định của thông tư", nên đa số bệnh viện ở TP.HCM không thể triển khai thực hiện theo quy định mới, dù các bệnh viện này là bệnh viện đa khoa tuyến cuối, nhu cầu sử dụng biệt dược gốc, thuốc đặc trị rất lớn.

Để đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ khám chữa bệnh từ tháng 3 đến tháng 6/2013, ngày 14/5/2013, Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn các bệnh viện trực thuộc mua sắm bổ sung thuốc theo kết quả thầu năm 2012 (mua thuốc cho giai đoạn tháng 3 đến tháng 9/2013). 

qdbenhviendaihocyduocthuoc1-2read-only-15994927447931955222192

Bệnh nhân tại TP.HCM mua thuốc trong bệnh viện - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Từ tháng 9 đến tháng 12/2013 là mua sắm trực tiếp theo kết quả đấu thầu của Bệnh viện Chợ Rẫy và các đơn vị khác trên toàn quốc. 

Sở Y tế TP.HCM cũng đã xây dựng "giá kế hoạch", theo nguyên tắc lấy giá trúng thầu thấp nhất, thuốc nào giá tại Chợ Rẫy cao hơn các địa phương khác sẽ đàm phán lại.

Kết quả, TP.HCM đã mua 2 danh mục biệt dược gốc và thuốc generic (thuốc phiên bản, bao gồm cả đông dược), tổng trị giá theo hợp đồng 2 danh mục này là trên 3.420 tỷ đồng. Khi mua sắm trực tiếp lần 1, 57 bệnh viện ở TP.HCM đã ký hợp đồng trên 2.100 tỷ đồng, thực hiện trên 1.200 tỷ đồng, trong đó hơn 48 tỷ đồng là thuốc của Công ty VN Pharma (công ty nhập khẩu thuốc ung thư giả và đã bị ra tòa), mua của công ty liên quan VN Pharma hơn 7,3 tỷ đồng.

Ngày 29/8/2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Y tế, cho biết hướng dẫn mua thuốc mới (thông tư 01) giúp lựa chọn thuốc chất lượng và giá thành phù hợp hơn so với thông tư 10. 

Các tỉnh thành đấu thầu theo thông tư 01, lấy 3 thuốc so sánh với giá thực hiện theo thông tư 10 cho thấy nhóm thuốc generic giảm mạnh, phần lớn giảm 10-50%. Việc các tỉnh thành cho phép kéo dài kết quả đấu thầu theo thông tư 10/2007 (bao gồm TP.HCM) là không đúng quy định.

Trong khi đó, các ngày 15/4/2013 và 24/12/2013, Phó chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là ông Hứa Ngọc Thuận đã 2 lần có văn bản cho phép các cơ sở y tế công lập của TP.HCM ký phụ lục gia hạn hợp đồng, thực hiện theo giá năm 2012 - tức là giá cũ mua theo thông tư 10, dẫn đến giá thuốc cao hơn.

Thủ tục chậm, nghi vấn tiền thuốc tăng

Ngày 8/10/2019, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có văn bản gửi Cục Quản lý dược, Bộ Y tế hỏi ý kiến xử lý tình huống phát sinh phân chia nhóm thuốc dự thầu đối với thuốc đóng gói thứ cấp tại Việt Nam. Theo đó, có 2 thuốc (đều là thuốc điều trị ung thư) đã được xếp vào nhóm 3, trong khi thực tế 2 thuốc này chỉ đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật xếp ở nhóm 5.

Điều đáng chú ý là chỉ từ TP.HCM ra Hà Nội rồi ngược lại và hỏi một vấn đề không quá rắc rối (chỉ là vấn đề phát sinh), nhưng đến ngày 29/5/2020 Cục Quản lý dược mới có văn bản trả lời cho rằng 2 thuốc này chỉ đủ điều kiện xếp nhóm 5 (thuốc rẻ hơn so với nhóm 3).

Thời gian giữa hỏi và trả lời đã mất hơn 8 tháng, gây khó khăn rất nhiều cho việc xử lý phát sinh và thậm chí thuốc cũng đã trúng thầu, đã được bán với giá nhóm 3 nhưng thực chất tiêu chuẩn lại chỉ đạt nhóm 5. Lúc này tiền thuốc chênh lệch lại do người bệnh và Quỹ Bảo hiểm y tế (thực chất quỹ cũng là của người dân) phải gánh chịu.

Chưa biết khi nào giải quyết được

Theo bảng chênh lệch giá mua vào của cơ sở y tế và chi phí thuốc được Bảo hiểm y tế thanh toán (mua vào đắt do chậm đấu thầu) tại 109 đơn vị có sử dụng thuốc và Bảo hiểm y tế có thanh toán tại TP.HCM, tổng chênh lệch giá giữa giá mua bằng cách gia hạn hợp đồng cũ khoảng 80 tỷ đồng.

Ngày 27/9/2016, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản đề xuất thanh toán khoản chênh lệch này, cho rằng chậm đấu thầu thuốc (theo hướng dẫn mới trong thông tư 01) là do khách quan, việc gia hạn hợp đồng (thực hiện theo kiểu cũ) để đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh, nay nếu thu hồi khoản chênh lệch sẽ "gây khó khăn cho các đơn vị tự chủ tài chính".

Vì vậy Sở Y tế TP.HCM đề nghị TP.HCM "bố trí nguồn kinh phí phù hợp" để giải quyết khoản chênh lệch này cho ngành y tế.

Tuy nhiên đến 30/11/2016, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu đã có phúc đáp, cho biết không có cơ sở xem xét, giải quyết khoản chênh lệch do thời gian chậm đấu thầu. Từ đó đến nay khoản tiền 80 tỷ này vẫn cứ "treo" và cũng chưa biết đến bao giờ mới được giải quyết.

(Theo Tuổi Trẻ)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ