'Tốt nghiệp' Basel II: Giờ G sắp điểm

Dù chỉ còn 1 năm nữa là tới thời hạn chót 10 ngân hàng được thí điểm triển khai Basel II thành công, nhưng hiện số ngân hàng “tốt nghiệp” Basel II chỉ mới được hơn nửa.
VI NGUYỄN
03, Tháng 07, 2019 | 11:26

Dù chỉ còn 1 năm nữa là tới thời hạn chót 10 ngân hàng được thí điểm triển khai Basel II thành công, nhưng hiện số ngân hàng “tốt nghiệp” Basel II chỉ mới được hơn nửa.

nhadautu - tot nghiep Basel

“Tốt nghiệp” Basel II: Giờ G sắp điểm

Mới đếm trên đầu ngón tay

Hệ thống ngân hàng vừa có thêm ACB và trước đó là 3 nhà băng “tốt nghiệp” Basel II là MB, VPBank và TPBank. Ba ngân hàng này chịu trách nhiệm hoàn thành các nội dung, đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020) kể từ ngày 1/5/2019. Trước 4 ngân hàng này, đã có 3 nhà băng được Ngân hàng Nhà nước công nhận áp dụng Basel II thành công là Vietcombank, VIB và OCB.

Theo tiêu chuẩn Basel II, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cần đạt mức tối thiểu 8% - giảm 1% về mặt số học so với của Basel I, nhưng việc tính toán lại phức tạp hơn. Báo cáo của Công ty Chứng khoán MBS đánh giá, nếu áp dụng theo cách tính của Basel II, CAR của các ngân hàng từ tiêu chuẩn Basel I có thể giảm từ 1 - 3%.

Tại Việt Nam, lộ trình áp dụng Basel II được Ngân hàng Nhà nước đưa ra gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thí điểm áp dụng tại 10 ngân hàng từ tháng 2/2016, gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và MSB.

Giai đoạn 2 là cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12 - 15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này. Ban đầu thời hạn cho giai đoạn thí điểm được ấn định từ tháng 2/2016 đến cuối năm 2018 và giai đoạn 2 tính đến năm 2020. Tuy nhiên, trước áp lực về việc nâng cao vốn tự có gặp nhiều khó khăn, thời hạn áp dụng Basel II cho nhóm ngân hàng thí điểm đã được lùi sang năm 2020.

Với việc đáp ứng chuẩn mực Basel II, những nhà băng mới được công nhận sẽ được một cơ chế “thoáng” hơn về room tín dụng. Cụ thể, tại họp báo đầu năm 2019, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định, có thể cho phép mức tăng trưởng tín dụng của những ngân hàng đáp ứng Basel II cao hơn các tổ chức tín dụng khác. Trong khi tăng trưởng tín dụng hiện được xem như một nút thắt trong tăng trưởng và lợi nhuận với nhiều đơn vị hiện nay.

Bởi Basel II là một bộ tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ bao gồm việc lượng hóa rủi ro thông qua các chỉ số và mô hình, mà còn bao gồm việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro, hoàn thiện các chính sách rủi ro, nâng cao văn hóa rủi ro và tăng cường tính minh bạch của thị trường.

Tuân thủ theo Basel II là ngân hàng đã được thừa nhận đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. Sau triển khai Basel II với các chỉ số vốn và các yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội vươn xa ra thị trường các nước phát triển khác.

Theo phân tích một chuyên gia tài chính - ngân hàng, lợi ích rõ rệt nhất mà Basel II mang lại cho ngân hàng Việt Nam là tăng cường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch của hệ thống, tăng cường sức đề kháng của ngân hàng trước bất ổn và biến động của thị trường. Khi khả năng quản trị rủi ro tốt hơn giúp nền kinh tế Việt Nam hoạt động bền vững hơn, giảm các nguy cơ vỡ nợ, khủng hoảng, giảm tác động xấu đến nền kinh tế khi khủng hoảng xảy ra.

Tuy nhiên, đến nay mới có hơn nửa trong 10 ngân hàng được thí điểm triển khai Basel II thành công và thêm OCB nằm ngoài danh sách trên. Còn lại, các nhà băng đang phải chạy đua thời gian để có thể áp chuẩn quốc tế nói trên trong năm 2019 này trước khi giờ G sẽ điểm (năm 2020). Nhưng tính khả thi còn tùy thuộc vào kế hoạch tăng vốn của ngân hàng có thành công trong năm 2019 hay không.

Trong đó, các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm chi phối như VietinBank, BIDV sẽ có áp lực lớn trong việc tăng vốn, vì khó được chia cổ tức bằng cổ phiếu và room vốn ngoại đã phần nào được lấp đầy.

Áp lực hệ số CAR giảm

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên yêu cầu các ngân hàng thương mại sớm áp dụng Thông tư 41 về an toàn vốn ngay năm 2019 và thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngân hàng gắn liền xử lý nợ xấu.

Thực tế, do quá trình tăng vốn, nâng cao tiềm lực tài chính còn khó khăn thời gian qua, không chỉ với nhà băng nhỏ, mà cả khối ngân hàng có nguồn gốc quốc doanh như BIDV, VietinBank cũng khó có thể đáp ứng sớm việc hoàn tất thực hiện chuẩn Basel II.

Tại Việt Nam, lộ trình áp dụng Basel II được Ngân hàng Nhà nước đưa ra gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thí điểm áp dụng tại 10 ngân hàng từ tháng 2/2016, gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và MSB.

Giai đoạn 2 là cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12 - 15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này. Ban đầu thời hạn cho giai đoạn thí điểm được ấn định từ tháng 2/2016 đến cuối năm 2018 và giai đoạn 2 tính đến năm 2020. Tuy nhiên, trước áp lực về việc nâng cao vốn tự có gặp nhiều khó khăn, thời hạn áp dụng Basel II cho nhóm ngân hàng thí điểm đã được lùi sang năm 2020.

Với việc đáp ứng chuẩn mực Basel II, những nhà băng mới được công nhận sẽ được một cơ chế “thoáng” hơn về room tín dụng. Cụ thể, tại họp báo đầu năm 2019, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định, có thể cho phép mức tăng trưởng tín dụng của những ngân hàng đáp ứng Basel II cao hơn các tổ chức tín dụng khác. Trong khi tăng trưởng tín dụng hiện được xem như một nút thắt trong tăng trưởng và lợi nhuận với nhiều đơn vị hiện nay.

Bởi Basel II là một bộ tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ bao gồm việc lượng hóa rủi ro thông qua các chỉ số và mô hình, mà còn bao gồm việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro, hoàn thiện các chính sách rủi ro, nâng cao văn hóa rủi ro và tăng cường tính minh bạch của thị trường.

Tuân thủ theo Basel II là ngân hàng đã được thừa nhận đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. Sau triển khai Basel II với các chỉ số vốn và các yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội vươn xa ra thị trường các nước phát triển khác.

Theo phân tích một chuyên gia tài chính - ngân hàng, lợi ích rõ rệt nhất mà Basel II mang lại cho ngân hàng Việt Nam là tăng cường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch của hệ thống, tăng cường sức đề kháng của ngân hàng trước bất ổn và biến động của thị trường. Khi khả năng quản trị rủi ro tốt hơn giúp nền kinh tế Việt Nam hoạt động bền vững hơn, giảm các nguy cơ vỡ nợ, khủng hoảng, giảm tác động xấu đến nền kinh tế khi khủng hoảng xảy ra.

Tuy nhiên, đến nay mới có hơn nửa trong 10 ngân hàng được thí điểm triển khai Basel II thành công và thêm OCB nằm ngoài danh sách trên. Còn lại, các nhà băng đang phải chạy đua thời gian để có thể áp chuẩn quốc tế nói trên trong năm 2019 này trước khi giờ G sẽ điểm (năm 2020). Nhưng tính khả thi còn tùy thuộc vào kế hoạch tăng vốn của ngân hàng có thành công trong năm 2019 hay không.

Trong đó, các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm chi phối như VietinBank, BIDV sẽ có áp lực lớn trong việc tăng vốn, vì khó được chia cổ tức bằng cổ phiếu và room vốn ngoại đã phần nào được lấp đầy.

Áp lực hệ số CAR giảm

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên yêu cầu các ngân hàng thương mại sớm áp dụng Thông tư 41 về an toàn vốn ngay năm 2019 và thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngân hàng gắn liền xử lý nợ xấu.

Thực tế, do quá trình tăng vốn, nâng cao tiềm lực tài chính còn khó khăn thời gian qua, không chỉ với nhà băng nhỏ, mà cả khối ngân hàng có nguồn gốc quốc doanh như BIDV, VietinBank cũng khó có thể đáp ứng sớm việc hoàn tất thực hiện chuẩn Basel II.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ