Tổng thống Biden đã nói gì với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến?

AN LÊ
22:10 16/11/2021

"Chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để nói chuyện với nhau, và tôi hy vọng chúng ta cũng có thể có một cuộc trò chuyện thẳng thắn tối nay", Tổng thống Mỹ Biden nói khi hội nghị thượng đỉnh trực tuyến bắt đầu vào khoảng 8 giờ tối theo giờ địa phương.

NDT - Bidn

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh CNN

Ông Biden ngồi ở đầu bàn của phòng hội nghị khi hình ảnh của ông Tập Cận Bình được chiếu trên một cặp màn hình tivi.

Từ chỗ ngồi của mình trong một căn phòng có phông nền bên trong Tòa nhà Quốc Hội ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình cũng tỏ vẻ rất thân thiện. "Mặc dù không tốt như một cuộc gặp mặt trực tiếp, tôi vẫn rất vui khi gặp lại người bạn cũ của mình", ông Tập mở đầu cuộc nói chuyện".

Đó là khởi đầu tốt đẹp cho một trong những cuộc đàm phán quan trọng nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, trong bối cảnh quan hệ ngày càng xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh. Trên thực tế, các quan chức chính quyền đã thừa nhận rằng việc đảm bảo được mối quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ là mục tiêu quốc tế quan trọng nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Biden.

Những lời chào hỏi thân tình sau đó trở nên căng thẳng hơn khi Tổng thống Biden nêu quan ngại về nhân quyền, sự hung hăng của Trung Quốc đối với Đài Loan và các vấn đề thương mại. Theo một quan chức chính quyền cấp cao có mặt tại các cuộc thảo luận, các nhà lãnh đạo đã tham gia vào một "cuộc tranh luận lành mạnh".

Các quan chức cho biết hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong vòng ba tiếng rưỡi, thời gian dài hơn dự kiến đã cho phép hai người có nhiều cơ hội hơn để tách khỏi những nội dung đã được chuẩn bị trước. Các quan chức nói rằng giọng điệu họ vẫn "tôn trọng và thẳng thắn”.

Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh được mong đợi cao lại không mang lại đột phá lớn - không có dự kiến trước thời gian - và các quan chức đã bác bỏ quan điểm hội nghị thượng đỉnh nhằm xoa dịu mối quan hệ ngày đang trở nên ngày càng căng thẳng.

"Tôi không nghĩ mục đích là để đặc biệt xoa dịu sự căng thẳng. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng cuộc canh tranh được quản lý một cách có trách nhiệm, rằng chúng tôi có cách để làm điều đó. Tổng thống đã khá chắc chắn là ông ấy sẽ tham gia vào sự cạnh tranh gay gắt đó”, quan chức chính quyền cấp cao cho biết sau đó.

Tổng thống Biden thích kể về khoảng thời gian mà họ đã dành hàng chục giờ và hàng nghìn dặm để đồng hành cùng nhau khi cả hai còn là phó tổng thống của đất nước họ. Ông cho rằng mình đã dành nhiều thời gian với Chủ tịch Trung Quốc hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào khác.

Giờ đây, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có những căng thẳng gay gắt về thương mại, quân sự và nhân quyền. Và ông Biden, người khởi xướng hội nghị thượng đỉnh ảo vào tối thứ Hai, nhận thấy mình đang có một hành động thân mật với nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ.

Các quan chức chính quyền cấp cao cho biết, trong hội nghị thượng đỉnh, mỗi người kể lại những câu chuyện trong thời gian họ đi du lịch với nhau, đôi khi trích dẫn những lời của nhau từ thời đó.

Khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, Tổng thống Biden cho biết ông đang mong đợi thảo luận về một chương trình nghị sự thực sự và có phạm vi rộng.

"Như tôi đã nói trước đây, đối với tôi, trách nhiệm của chúng ta với tư cách là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hoa Kỳ là đảm bảo sự cạnh tranh giữa hai quốc gia không trở thành xung đột, cho dù là có chủ đích hay ngoài ý muốn", ông Biden nói với ông Tập thông qua một phiên dịch viên.

“Đối với tôi, dường như chúng ta phải thiết lập một vài rào cản chung, phải rõ ràng và trung thực ở những chỗ còn bất đồng và làm việc cùng nhau ở những nơi mà lợi ích gặp nhau", Tổng thống Biden tiếp tục, yêu cầu trao đổi một cách "trung thực và trực tiếp" về phạm vi chủ đề cho cuộc thảo luận.

“Chúng ta không bao giờ bỏ đi khi còn đang tự hỏi người kia đang nghĩ gì,” ông Biden nói.

Sau đó, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden đã nêu quan ngại về việc lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở miền tây Tân Cương và ở Tây Tạng.

Đài Loan, nguyên nhân gây gia tăng căng thẳng trong những tháng gần đây, cũng là một chủ đề được thảo luận rộng rãi trong hội nghị thượng đỉnh. Ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách "Một Trung Quốc" và trực tiếp lo ngại về hành vi của Trung Quốc đe dọa sự ổn định ở eo biển Đài Loan.

Về COVID-19, Tổng thống Biden tái khẳng định tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trong tương lai, trong bối cảnh Trung Quốc không sẵn sàng cho phép một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch hiện nay.

Và ông Biden đã nêu ra các lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác, bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu. Hai nước gần đây đã gây bất ngờ cho giới quan sát tại cuộc đàm phán về khí hậu COP26 ở Scotland với cam kết chung về cắt giảm khí thải.

Sau những đồn đoán rằng ông Tập có thể thông qua cuộc gặp để mời Biden đến Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sắp tới, các quan chức cho biết điều này không diễn ra.

Một buổi lễ ký kết long trọng cho dự luật về đầu tư cơ sở hạ tầng tại Mỹ đã diễn ra vài giờ trước hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung. Ông Biden đã lên kế hoạch trình bày chi tiết về gói đầu tư cơ sở hạ tầng mới của Mỹ cho ông Tập Cận Bình.

Gần như mỗi vấn đề trong nước hay quốc tế mà Tổng thống Biden tập trung vào đều có mối liên hệ với Trung Quốc. Các vấn đề về chuỗi cung ứng đang dẫn đến lạm phát trong nước một phần có thể bắt nguồn từ sự thiếu hụt của các nhà máy ở Trung Quốc. Việc chống lại biến đổi khí hậu đòi hỏi sự hỗ trợ từ ông Tập, người đã thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Biden về vấn đề này. Việc xử lý các điểm rắc rối toàn cầu như Triều Tiên và Iran đều cần có sự phối hợp với Bắc Kinh.

Tổng thống Biden là người yêu thích các cuộc gặp trực tiếp và đã phàn nàn từ đầu nhiệm kỳ tổng thống rằng các hội nghị thượng đỉnh ảo - nơi các nhà lãnh đạo nước ngoài xuất hiện trên màn hình tivi - không thể tạo ra phản ứng hóa học như việc ngồi mặt đối mặt. Các quan chức Mỹ cho biết các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo thậm chí còn quan trọng hơn với ông Tập, người đang nắm giữ một cấp độ quyền lực lịch sử ở Trung Quốc.

Trong suốt mùa hè, các trợ lý đã hy vọng thiết lập một cuộc gặp gỡ giữa hai người đàn ông bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 năm nay ở Rome. Nhưng ông Tập đã không rời Trung Quốc trong gần hai năm, một phần vì những lo ngại của Covid-19. Vì vậy, ông Biden quyết định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến như một cách thay thế để thúc đẩy những nội dung đạt được trong hai cuộc điện đàm trước đó giữa ông với ông Tập.

“Có điều gì đó khác biệt về việc thực sự nhìn thấy một ai đó bằng xương bằng thịt, cũng như là về chiều sâu của cuộc trò chuyện mà chúng ta có thể có, so với những gì thu được trên đường dây điện thoại thông thường", một quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ cho biết.

(Theo CNN)

  • Cùng chuyên mục
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.

Sự kiện - 08/05/2025 12:09

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự kiện - 08/05/2025 09:49

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.

Sự kiện - 08/05/2025 09:02

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.

Sự kiện - 08/05/2025 08:14

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.

Sự kiện - 08/05/2025 06:56

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.

Sự kiện - 07/05/2025 22:44

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Sự kiện - 07/05/2025 11:14

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15