Tổng cục Hải quan: Asanzo có dấu hiệu giả mạo xuất xứ và lừa dối người tiêu dùng

Nhàđầutư
Sáng ngày 28/10, Tổng cục Hải quan tổ chức buổi họp lấy ý kiến các bộ, ngành đồng thời công bố những kết quả điều tra ban đầu về Công ty Cổ phần điện tử Asanzo.
HẢI ĐĂNG
28, Tháng 10, 2019 | 12:19

Nhàđầutư
Sáng ngày 28/10, Tổng cục Hải quan tổ chức buổi họp lấy ý kiến các bộ, ngành đồng thời công bố những kết quả điều tra ban đầu về Công ty Cổ phần điện tử Asanzo.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Ủy viên Ban chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì cuộc họp.

Mở đầu cuộc họp, Tổng cục Hải quan đưa ra báo cáo điều tra ban đầu xác minh về vụ việc Asanzo. 

Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, Asanzo và các công ty liên quan có 4 vi phạm chính. Đó là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm về xuất xứ, trốn thuế. 

Những kết quả này lần lượt được các cơ quan như hải quan, thuế, quản lý thị trường... công bố trong thời gian gần đây. Sau đó, đại diện các bộ, ngành sẽ có ý kiến về kết luận ban đầu.

Liên quan đến cáo buộc “lừa dối người tiêu dùng”, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, quy trình lắp ráp một số sản phẩm của Asanzo không đúng như quảng cáo. Theo đó, việc lắp ráp ti vi, điều hòa nhiệt độ, máy xay sinh tố được xác định là diễn ra trên các bàn thủ công, không có dây chuyền hiện đại.

asanzo

Theo Tổng cục Hải quan, các sản phẩm nêu trên Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước rồi lắp ráp thủ công để tạo thành hàng hóa hoàn chỉnh, bán ra thị trường.

Theo Tổng cục Hải quan, các sản phẩm nêu trên Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước rồi lắp ráp thủ công để tạo thành hàng hóa hoàn chỉnh, bán ra thị trường. Những linh kiện trên chủ yếu được một số doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, rồi bán lại cho Asanzo.

Việc tự lắp ráp thủ công các sản phẩm trong nước tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng không cao, chỉ khoảng 1-2%, do đó nếu căn cứ vào các quy định thì các sản phẩm này không thể gọi là "made in Vietnam". Tổng cục Hải quan kết luận, Asanzo có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ hàng hóa.

Việc dùng cụm từ “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” của Asanzo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan dẫn tố cáo của Công ty Sharp Việt Nam và cho hay, qua xác minh của cơ quan hải quan với đối tác nước ngoài thấy kết quả đúng như xác nhận của đại diện Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam.

Liên quan đến cáo buộc trốn thuế, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng dẫn kết luận của Cục Thuế TP.HCM. Theo đó, Cục Thuế TP.HCM chỉ rõ sai phạm của Asanzo như: khai thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào khấu trừ không đúng quy định; kê khai chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế không đúng quy định; bán hàng, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (hóa đơn đầu vào có nội dung được ghi không có thực, hóa đơn ghi mặt hàng điều hoà nhiệt độ nhưng thực tế là linh kiện điều hoà nhiệt độ)…

Do đó, Asanzo bị phạt hành chính là 26,3 tỷ đồng, bao gồm phạt về hành vi khai sai 4,9 tỷ đồng, phạt 1,5 lần về hành vi không xuất hóa đơn là 6,3 tỷ đồng, phạt 1,5 lần thuế tiêu thụ đặc biệt là 14,6 tỷ đồng. Đồng thời, truy thu thuế với số tiền 40,5 tỷ đồng và số tiền chậm nộp thuế 1,6 tỷ đồng.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, qua thực tế làm việc và xác minh thông tin, đơn vị này cơ bản đồng ý với báo cáo tổng quan của Tổng cục Hải quan. 

Đối với hàng hóa xuất khẩu của Asanzo, Bộ Công Thương nhận định với kết quả kiểm tra đạt được, Asanzo đã vi phạm những quy định tại Nghị định 31 của Chính phủ về quản lý ngoại thương. “Có thể coi hàng mà Asanzo xuất đi nước ngoài không phải xuất xứ Việt Nam”, đại diện Bộ Công Thương nói.

Lấy ý của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại cuộc họp, đại diện VCCI, bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại VCCI cho biết đến nay VCCI chưa tiếp nhận được hồ sơ khai báo tư nhân của tập đoàn Asanzo, tức Asanzo chưa đến VCCI để đăng ký.

Bà Hương cũng khẳng định đơn vị này chưa có thông tin và chưa cấp C/O cho Asanzo xuất hàng đi nước ngoài.

“Sau khi báo chí đưa tin, Asanzo đã gửi văn bản đến VCCI. Chúng tôi có thành lập nhóm công tác làm việc với Asanzo nhằm trao đổi thông tin. Phía Asanzo đưa ra quan điểm về vấn đề này, tuy nhiên thực tế, VCCI chưa tiếp xúc với bộ hồ sơ của công ty này”, bà Hương nói.

Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, các ý kiến của bộ, ngành, cơ quan hữu quan sẽ được Tổng cục Hải quan tập hợp trong kết luận cuối cùng để báo cáo Thủ tướng trong ngày 30/10 tới.

Trước đó ngày 24/6, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc làm rõ vi phạm của Công ty Cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam, xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty Cổ phần điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 30/7/2019.

Tuy nhiên cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết luận cuối cùng về vụ việc.

Về phía Asanzo, trong một diễn biến mới đây, ngày 17/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo tổ chức buổi họp báo "Asanzo được minh oan" nhằm công bố nội dung kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp này.

Phát biểu tại lễ họp báo, ông Phạm Văn Tam cho biết: "Hôm nay là ngày thứ 89 kể từ khi cơn bão quy chụp Asanzo giả xuất xứ hàng hoá ập đến với công ty chúng tôi. Tôi tổ chức cuộc họp báo này khi cơn bão ấy vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ khiến Asanzo chảy máu".

Ông Tam cũng nói: "Chúng tôi muốn sống và tiếp tục cuộc hành trình của mình, hành trình phục vụ những khách hàng bị bỏ quên".

Ông Tam cho biết, trong 89 ngày khủng hoảng vừa qua, Asanzo đã đón tiếp rất nhiều đoàn thanh tra kiểm tra của các bộ ngành với tổng cộng 106 cán bộ công chức vào làm việc với doanh nghiệp.

"Đến hôm nay, các đoàn thanh tra của Bộ ban ngành đã cơ bản kết thúc công việc và Công ty Asanzo đã nhận được kết luận của các cơ quan chức năng", CEO Tam nói.

Ông Tam cho hay, trong tất cả văn bản kết luận đó, ngoài những thiếu sót hành chính, không có kết luận nào cho thấy Công ty Asanzo vi phạm pháp luật trong việc mua bán xuất nhập khẩu, ghi nhãn xuất xứ hàng hoá hay các quy định pháp luật trong sản xuất và kê khai đóng thuế.

"Đối chiếu với những cáo buộc của báo chí, thì những văn bản kết luận này cùng với văn bản của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước đó khẳng định một điều rằng: Asanzo không sai", ông Tam nhấn mạnh.

Tại buổi họp báo, CEO Phạm Văn Tam cho biết, 89 ngày bão tố gây thiệt hại 1.000 tỷ đồng kể từ khi bị đồng loạt cáo buộc giả mạo xuất xứ hàng hóa đã qua, Asanzo đã được minh oan. Asanzo đã có 4 nhà máy và sẽ tiếp tục khai trương nhà máy mới tại khu công nghệ cao quận 9, TP.HCM và từ hôm nay Asanzo sẽ sản xuất, kinh doanh bình thường trở lại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ