Tổng bí thư nói về việc được giới thiệu ứng cử Chủ tịch nước: "Không phải vì nhất thể hóa, đây là tình huống"
"Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là hai cơ chế, hai cơ quan khác nhau, kiêm vai nào chính, vai nào phụ thì không chuẩn. Cũng không nên nói nhất thể hoá, có phải nhất thể hoá đâu" - Tổng Bí thư phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.
Sáng 8/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 1 - Hà Nội đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, nhiều cử tri bày tỏ sự đồng tình về việc vừa qua, BCH Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Cử tri Lê Đức Hạnh (phường Kim Mã, Ba Đình), bày tỏ sự tin tưởng trước sự lựa chọn sáng suốt của BCH Trung ương Đảng khi giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình. Ảnh: Hà Nội Mới.
"BCH Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư là người có đủ đức, tài và đúng người, đúng việc, xứng đáng vào vị trí cực kỳ quan trọng, xứng tầm Quốc gia, quốc tế. Nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ và kính mong Tổng Bí thư tiếp nhận trọng trách cao cả này để phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng, Nhân dân được lâu hơn, nhiều hơn", ông Hạnh nêu ý kiến.
Cử tri Ngô Văn Thành (phường Điện Biên, quận Ba Đình) cho hay, qua theo dõi Hội nghị Trung ương 8 vừa qua, dư luận rất đồng tình với việc BCH Trung ương thống nhất 100% giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Ông nói, cá nhân mình nhất trí cao với đề xuất, giới thiệu của Hội nghị Trung ương 8.
Cử tri quận Ba Đình Trần Văn Ngọc, nói ông nhất trí với việc Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước. "Đây là lòng dân, ý Đảng nên mong Quốc hội đồng thuận" - cử tri Ngọc nhấn mạnh.
Nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng, việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước không phải giờ mà cách đây 20 năm Đảng ta đã đặt ra.
Nhưng đến nay, với điều kiện khách quan, đòi hỏi thực tiễn, việc này phù hợp với quá trình cải cách thể chế, có lợi cho Đảng, cho đất nước, cho quá trình đối ngoại và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo ông Chung, trong quá trình thảo luận, chỉ có một vấn đề các Uỷ viên Trung ương tâm tư là với việc đồng thời làm Chủ tịch nước, cá nhân Tổng Bí thư sẽ gánh vác trọng trách nặng nề, vất vả hơn.
"Nhưng chúng tôi tin với sự tín nhiệm cao, với sức khỏe, trí tuệ của Tổng Bí thư thì Quốc hội sẽ đồng thuận, bởi đây là vấn đề được thống nhất cao trong Đảng và thuận lòng dân", ông nhấn mạnh.
"Không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống"
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, ý kiến các cử tri rất sắc sảo, cụ thể, ngắn gọn, đúng vấn đề chương trình kỳ họp 6 Quốc hội khóa 14 và ông xin tiếp thu tất cả.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri.
Về vấn đề đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, theo Tổng Bí thư, tiếp xúc cử tri kỳ nào cũng nhận được sự quan tâm.
"Một mặt các bác biểu dương vừa qua có nhiều cố gắng, đạt kết quả tích cực, cụ thể, được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với công cuộc phòng chống tham nhũng, với lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng cũng nêu vẫn còn có hạn chế, khuyết điểm, mong muốn, đề xuất", Tổng Bí thư nói.
Đối với Luật PCTN, Tổng Bí thư cho biết, Quốc hội đã thảo luận lần thứ 3 và trình ra Quốc hội xem xét, thông qua. Cơ bản vấn đề nêu trong dự án Luật đã được thảo luận nhiều và thống nhất. Có 2 vấn đề là kê khai tài sản, kiểm soát và xử lý tài sản.
Về kê khai tài sản, công khai, kiểm soát tài sản, theo Tổng Bí thư đây là vấn đề khó thật, vì "thiên biến vạn hoá, nhiều biến tướng, kê khai thế nào rất khó kiểm soát".
Ngoài ra, việc này còn liên qua đến Luật khác về quyền cá nhân, quyền công dân về bí mật tài sản…
Về ý kiến các vụ án tham nhũng có xử lý chậm không? Theo người đứng đầu của Đảng, vừa qua đã khắc phục rất nhiều, cụ thể, trước kia có vụ án bao nhiêu năm còn để "chìm xuồng", nhưng 5 năm nay, đưa vụ nào ra làm đến nơi đến chốn, công khai hết.
"Nhưng các bác thông cảm, quy trình xem xét rất phức tạp qua các khâu, các bước đưa ra phải có chứng cứ, có sức thuyết phục. Vừa qua nhiều vụ vượt yêu cầu về thời gian như vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh - xử sớm hơn", Tổng Bí thư nói
Ông nêu, kiểm tra đến mức khởi tố thì công an vào điều tra, điều tra theo Luật hình sự. Đối chiếu điều nào thì mức án đến đâu, điều tra đến truy tố mới đưa ra xét xử được, có trường hợp bắt tạm giam trước, cấm trốn đi nước ngoài, cấm được huỷ hoại, phân tán tài sản…
Việc xử cũng không phải một lần là xong, có khi xử vài năm, vì có tội này liên quan ông này, tội khác liên quan ông khác.
"Nói vậy để thấy quy tình rất phức tạp, nhưng vừa qua về cơ bản là tốt, đúng yêu cầu. Các bác bảo chưa nghiêm nhưng phải căn cứ vào quy định, đến mức nào thì xử hành chính, mức nào hình sự…
Phải cho mọi người tâm phục khẩu phục, rất nghiêm khắc nhưng rất nhân văn, ta xử không phải cốt thật nặng mới là nghiêm, mà để răn đe, ngăn ngừa, không xảy ra mới là tốt. Chống cũng để xây, mục đích của ta nhằm xây cho tốt để đỡ phải chống", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Người đứng đầu Đảng nêu rõ, Hội nghị Trung ương vừa qua đã xử lý 2 ông Trần Văn Minh và Nguyễn Bắc Son. Với ông Minh hiện đang điều tra về hình sự.
Với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, theo Tổng Bí thư, ông này có mười mấy năm đi bộ đội chiến đấu ở mặt trận phía Bắc phía Nam nên cũng phải xem xét nhiều mặt.
"Vừa rồi cách chức Uỷ viên Trung ương các bác bảo nhẹ, nhưng đây mới kỷ luật về Đảng, còn kỷ luật hành chính phải tương xứng với kỷ luật Đảng, rồi đến mức hình sự cũng phải đưa ra hình sự xem.
Như vụ Đinh La Thăng kỷ luật cho về làm Phó ban Kinh tế, các bác bảo nhẹ, nhưng khi đó mới là kỷ luật hành chính, rồi cũng xử lý hình sự, giờ 30 năm tù là nặng hay nhẹ?", Tổng Bí thư đặt vấn đề.
Nói tới việc Tổng Bí thư được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: "Liên quan cá nhân tôi thì nói cũng khó nói, nhưng trước đã có thời Bác Hồ vừa là Chủ tịch nước vừa là Chủ tịch Đảng.
Đến bây giờ, không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống. Không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi rất đột ngột, dù bệnh hiểm nghèo, chữa hàng năm nay nhưng không khỏi, giờ khuyết chức danh này phải có người làm ngay", Tổng Bí thư chia sẻ.
Ông thông tin thêm, Bộ Chính trị, Trung ương thảo luận nhiều phương án, qua quá trình thảo luận rất dân chủ, rất trách nhiệm, Trung ương thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Đây mới là ý kiến Trung ương, còn chờ Quốc hội bầu hay không.
"Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là hai cơ chế, hai cơ quan khác nhau, kiêm vai nào chính, vai nào phụ thì không chuẩn. Cũng không nên nói nhất thể hoá, có phải nhất thể hoá đâu", Tổng Bí thư lưu ý.
Ông gửi lời trân trọng cảm ơn các cử tri. "Cá nhân tôi xin trân trọng cảm ơn và sẽ tùy thuộc vào kết quả Quốc hội bầu, lúc bấy giờ có gì sẽ hứa sau".
(Theo Tri Thức Trẻ/Soha)
- Cùng chuyên mục
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.
Sự kiện - 14/06/2025 15:47
Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số
Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.
Sự kiện - 14/06/2025 15:46
[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập
Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.
Sự kiện - 14/06/2025 10:33
Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi
Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.
Sự kiện - 14/06/2025 06:45
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự kiện - 13/06/2025 19:30
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Sự kiện - 13/06/2025 12:55
Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
Sự kiện - 12/06/2025 14:41
Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.
Sự kiện - 12/06/2025 11:31
Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam
Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.
Sự kiện - 12/06/2025 06:45
Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu
Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.
Sự kiện - 11/06/2025 19:10
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?
Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Sự kiện - 11/06/2025 14:07
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu
Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự kiện - 11/06/2025 06:45
Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Sự kiện - 11/06/2025 06:44
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước
Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.
Sự kiện - 10/06/2025 10:13
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.
Sự kiện - 10/06/2025 08:25
'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'
Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Sự kiện - 09/06/2025 14:36
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago