Tiên liệu cho một mặt bằng tăng trưởng kinh tế thấp
Các dự báo gần đây cho thấy, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra (6-6,5%). Điều này sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ và đang đòi hỏi phải kịp thời điều chỉnh các cân đối lớn của nền kinh tế.

Các dự báo gần đây cho thấy, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra. Ảnh: Trọng Hiếu.
Dịch COVID-19 bùng phát dữ dội quá mức dự báo đã làm đảo lộn các dự báo về tăng trưởng kinh tế 2021. Cũng như nhiều nước Đông Nam Á khác, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 sẽ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra. Vấn đề đặt ra lúc này là ưu tiên chống dịch nhưng vẫn không bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế ở những địa bàn, lĩnh vực đảm bảo an toàn, kịp thời điều chỉnh các cân đối lớn để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và chuẩn bị các điều kiện để kinh tế bật dậy sau dịch.
Các dự báo đều giảm mức tăng trưởng
Trước diễn biến phức tạp và kéo dài của đại dịch COVID-19 và kèm theo đó là các biện pháp nghiêm ngặt nhằm giãn cách xã hội, nhiều chuyên gia kinh tế đều nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra (6-6,5%) và không loại trừ khả năng chỉ đạt mức tương đương năm 2020 (2,9%).
Đầu tháng 7, trước khi dịch bùng phát mạnh ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã điều chỉnh giảm mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống còn 5,8% so với mức 6,7% được ngân hàng này đưa ra hồi tháng 4.
Tương tự, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng được điều chỉnh giảm dần qua phân tích dự báo của các tổ chức khác.
Theo các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố cuối tháng 7, nhiều khả năng xảy ra nhất là tăng trưởng GDP cả năm sẽ đạt từ 4,5-5,1% với điều kiện dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối quý 3/2021. Với kịch bản cơ sở này, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 sẽ giảm từ 1-1,5% so với dự báo được VEPR đưa ra vào quý 1 năm nay, .
Thận trọng hơn, mới đây, Công ty cổ phần quản lý quỹ Dragon Capital cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống mức 3,7%, trong khi Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo GDP Việt Nam xuống còn 4%.
Bình luận về các dự đoán nói trên, TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm sẽ tuỳ thuộc vào tiến độ đẩy lùi dịch COVID-19. Do bức tranh kinh tế Quý III là rất ảm đạm vì phải ưu tiên chống dịch nên kỳ vọng được đặt vào Quý IV.
"Quý III sẽ tăng trưởng rất thấp, thậm chí không loại trừ tăng trưởng âm, nhưng với mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm đã đạt 5,6%, nên nếu kiểm soát được dịch vào cuối tháng 9, tăng trưởng GDP cả năm vẫn có thể đạt mức 4,5-5%", ông Cao Viết Sinh dự báo.
Cùng chia sẻ nhận định nói trên, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, sự suy giảm nghiêm trọng của ngành dịch vụ là yếu tố tác động lớn nhất tới tăng trưởng kinh tế. Theo ông, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối Quý III ở miền Bắc, miền Trung và vào cuối tháng 10 tại các tỉnh phía Nam thì tốc độ tăng trưởng sẽ đạt mức khoảng 4-4,5%; trưởng hợp dịch được kiểm soát muộn hơn, không loại trừ khả năng chỉ đạt mức tăng trưởng tương đương năm trước.
TS. Võ Trí Thành cho biết, không chỉ đối với nước ta, mức tăng trưởng của các nước Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm mạnh.
Văn phòng Hội đồng phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) ban đầu dự báo kinh tế nước này sẽ phục hồi trong quý I/2021, ước tính đạt tốc độ tăng trưởng từ 1.5-2,5 % trong năm 2021. Tuy nhiên, NESDC ngày 16/8 đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2021 xuống mức dao động trong khoảng từ 0,7-1,2%.
Trong khi đó, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Solutions ngày 13/8 đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Malaysia từ 4,9% xuống 0%, trong bối cảnh số ca nhiễm mới COVID-19 ở nước này vẫn ở mức cao và dự báo Malaysia tiếp tục phong toả trong thời gian còn lại của năm 2021. Trước đó, dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Malaysia đạt 4,9% được đưa ra trên cơ sở tính toán Malaysia chỉ phong toả toàn quốc trong nửa đầu năm 2021.
Các động lực tăng trưởng đều gặp khó
Quyết định về cách ly xã hội của TP.HCM và của các tỉnh phía Nam hay trước đó là Bắc Ninh, Bắc Giang, các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp nhất trên cả nước đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo – một trong những thế mạnh của Việt Nam nhiều năm qua.
Báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, khi dịch bệnh bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn cung phục vụ sản xuất.
Cụ thể, chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu do giá một số nguyên vật liệu cơ bản phục vụ sản xuất như thép và các nguyên phụ liệu trong các ngành sản xuất đồ uống, thực phẩm… Bên cạnh đó, việc phát sinh nhiều chi phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp.
Chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng tăng rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Giá cước container và vận chuyển bằng tàu biển tăng gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 7-8 lần so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 và chưa hạ nhiệt đang trở thành một trong những thách thức rất lớn với doanh nghiệp cả ở chiều xuất lẫn nhập khẩu.
Các quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Giải ngân khu vực FDI cũng đã suy giảm một cách rõ rệt. Mặc dù số liệu lũy kế 7 tháng khu vực này giải ngân được 10,5 tỷ USD, tuy nhiên vốn FDI thực hiện trong tháng 7/2021 giảm 14,3% so với cùng kì năm ngoái và giảm 39,7% so với tháng liền trước.
Đặc biệt, với đầu tư công, theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 7/2021, các bộ, ngành địa phương đã phân bổ gần hết số vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 đã được giao với tổng số vốn đã phân bổ là 465.559,03 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 31/7 mới giải ngân được 169.335,05 tỷ đồng, đạt 36,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn gần 4% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cũng rất thấp, đạt 7,52%, thấp hơn cùng kỳ gần 10%.
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, thì đầu tư công vẫn được các chuyên gia kinh tế cho là động lực dẫn dắt tăng trưởng nền kinh tế, không chỉ trước mắt, mà trong cả giai đoạn 2021-2025 khi nhiều “đầu kéo tăng trưởng” khác đang suy yếu. Theo Tổng Cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính giai đoạn này nếu giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì GDP tăng thêm 0,058%.
Điều chỉnh các cân đối vĩ mô
Theo các chuyên gia kinh tế, sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo theo nhiều hệ luỵ, đòi hỏi phải điều chỉnh các cân đối lớn để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước hết, tăng trưởng thấp sẽ tác động tới nguồn thu ngân sách Nhà nước. Trong khi nhu cầu chi ngân sách tăng lên do đòi hỏi tăng chi cho phòng chống dịch, nếu thu ngân sách không đạt mức kế hoạch sẽ dẫn tới bội chi ngân sách.
Thứ hai, tăng trưởng thấp sẽ dẫn đến nguy cơ vượt trần nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài vốn dĩ đã nằm gần vach báo đỏ. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới khả năng gia tăng nguồn vốn đầu tư công – yếu tố đang được kỳ vọng là đầu kéo quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, sự suy giảm của các ngành dịch vụ như du lịch, hàng không quốc tế và một số ngành sản xuất xuất khẩu sẽ tác động tới nguồn thu ngoại tệ và cán cân thương mại.
Thứ tư, tăng trưởng thấp sẽ tác động đến công ăn, việc làm và thu nhập của người lao động, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội...
Những hệ lụy đó đang đòi hỏi phải tính toán điều chỉnh các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối ngân sách, tiền tệ - tín dụng, lao động – tiền lương để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ổn định kinh tế vĩ mô phải là ưu tiên cao nhất, kèm theo đó là chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp, nhất là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để kinh tế bứt phá, bật dậy sau đại dịch.
- Cùng chuyên mục
Tập đoàn Trump Organization chính thức khởi công dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên
Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái và sân golf Khoái Châu có quy mô diện tích gần 1.000 ha, tổng mức đầu tư trên 1,5 tỷ USD.
Đầu tư - 21/05/2025 18:15
Quảng Ngãi sẽ phát triển thêm hàng nghìn ha đất công nghiệp
Từ nay đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi sẽ có thêm khoảng 2.000ha quỹ đất công nghiệp, tạo cơ sở để thu hút các dự án đầu tư thứ cấp trong giai đoạn mới.
Đầu tư - 21/05/2025 14:37
Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12
Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng với tổng mức đầu tư 3,8 tỷ USD dự kiến sẽ được khởi công tại 5 điểm vào ngày 19/12.
Đầu tư - 21/05/2025 13:40
Loạt dự án nào gây lãng phí đất đai ở Quảng Ngãi?
Có 25 dự án tại Quảng Ngãi gây lãng phí đất đai, tập trung tại Khu kinh tế Dung Quất, TP. Quảng Ngãi, các huyện Mộ Đức và Lý Sơn.
Đầu tư - 21/05/2025 10:42
Khởi công đường băng số 2 Cảng hàng không Phù Cát vào tháng 8
Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát có tổng vốn đầu tư 3.246 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào ngày 19/8/2025.
Đầu tư - 21/05/2025 10:37
Ngành bán lẻ, vùng sáng trong chiến lược đầu tư năm 2025
Ngành bán lẻ đang nổi lên như điểm sáng trong chiến lược đầu tư 2025, nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, tiêu dùng nội địa phục hồi và chuyển đổi số tăng tốc.
Đầu tư thông minh - 21/05/2025 10:35
Hàng loạt ưu đãi tại Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Đensavan
Với Đề án 'Xây dựng Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo (Việt Nam) – Đensavan (Lào)', các doanh nghiệp của Việt Nam và Lào sẽ nhận được hàng loạt ưu đãi từ hai nước.
Đầu tư - 21/05/2025 10:01
Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía đông theo hình thức PPP
Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc dự kiến cùng các doanh nghiệp trong nước hợp lực triển khai mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đầu tư PPP.
Đầu tư - 21/05/2025 09:00
Liên danh HIDECC-NAD trúng thầu tại dự án 800 tỷ ở Đại học Vinh
Liên danh Liên danh HIDECC-NAD vừa trúng gói thầu “Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi” của dự án Đại học Vinh cơ sở 2.
Đầu tư - 21/05/2025 08:47
'Lướt sóng' đầu tư bất động sản Cần Giờ cần lưu ý gì?
Thông tin về dự án Cảng trung chuyển quốc tế và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ đã nhanh chóng kích hoạt "làn sóng" đầu tư mới trên thị trường bất động sản Cần Giờ. Tuy nhiên, tiềm năng nơi đây được giới chuyên gia bình luận chỉ thực sự phát huy trong dài hạn.
Đầu tư - 21/05/2025 06:45
Sun Group đầu tư hãng hàng không hơn 98 triệu USD
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án Hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways.
Đầu tư - 20/05/2025 22:21
Doanh nghiệp bao bì có vốn FDI xây nhà máy thứ 2 tại Việt Nam sau 6 năm
Sau nhà máy đầu tiên năm 2019, Công ty CP Nhựa Bao Bì Liên Minh (Aplas) đầu tư 12 triệu USD xây nhà máy thứ 2 tại KCN Long Hậu, dự kiến cung ứng cho thị trường 24.000 tấn sản phẩm/năm.
Đầu tư - 20/05/2025 16:44
Tập đoàn Trump đầu tư như thế nào ở nước ngoài?
Tập đoàn Trump hiện diện ở hơn 10 quốc gia với các dự án có tổng giá trị hàng tỷ USD, với nhiều hình thức đầu tư khác nhau.
Đầu tư - 20/05/2025 15:52
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đầu tư - 20/05/2025 11:37
Nghệ An dừng thực hiện dự án cầu vượt sông Lam 175 tỷ ở Anh Sơn
UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án Cầu vượt sông Lam tại thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn.
Đầu tư - 20/05/2025 10:24
Bình Định muốn thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, AI của Việt Nam
Bình Định đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng quan trọng của Việt Nam vào năm 2030.
Đầu tư - 20/05/2025 08:39
- Đọc nhiều
-
1
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
-
2
Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An
-
3
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố
-
4
Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?
-
5
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 day ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 day ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago