Tiền đâu mở đường giải vây ùn tắc cửa ngõ TP.HCM?

PHAN TƯ
08:47 02/07/2019

Tình trạng ùn tắc đang diễn ra nghiêm trọng tại các tuyến đường “cửa ngõ” TP.HCM, trong đó có cả các tuyến cao tốc.

1-1561901252-width1644height1052

Cao tốc TP HCM - Long Thành kẹt xe nghiêm trọng ngày 28/6. Thống kê cho thấy, 3 tháng đầu năm 2019 trên tuyến này có 22 vụ ùn tắc

Tuy nhiên, nhiều dự án giao thông đã được quy hoạch nhưng không có vốn triển khai đang là thực tế khiến chính quyền thành phố đau đầu.

Ùn tắc bủa vây “cửa ngõ” TP.HCM

Sáng 28/6, hàng nghìn phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc từ TP.HCM về Long Thành đã phải chịu cảnh kẹt xe kinh hoàng hơn 10km từ nút giao An Phú đến trước Trạm thu phí Long Phước cả buổi sáng. Nguyên nhân là có một vụ TNGT giữa xe bồn và container chiếm hết phần đường 2 làn xe.

Đến trưa cùng ngày, một chiếc container bị tắt máy ngay trên cầu Long Thành càng khiến tuyến cao tốc này gần như tê liệt. Nhiều tài xế khi đến trước Trạm thu phí Long Phước phải chấp nhận quay đầu trở lại TP.HCM với chiều dài hơn 10km để chọn hướng lưu thông khác.

Nhiều tài xế than, cao tốc TP.HCM - Long Thành hiện là tuyến đường “thấp tốc” vì thường xuyên ùn tắc, kẹt xe. Thống kê của Công ty CP Dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VEC E), trong 3 tháng đầu năm 2019 đã có 22 vụ ùn tắc. Ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai bày tỏ lo ngại về tình trạng ùn tắc ở tuyến cao tốc này.

“Chưa có sân bay Long Thành mà đã tắc như vậy, không biết khi sân bay vào khai thác thì đường đâu để đi”, ông Vĩnh nói.

TS. Lê Đỗ Mười, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) cho biết, việc quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông ĐBSCL và Đông Nam bộ kết nối với TP.HCM đã được xây dựng hoàn chỉnh gồm cả đường bộ, đường thủy, hàng không, hàng hải, đường sắt. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư thiếu nên việc triển khai mang tính rời rạc theo từng đoạn.

Theo quy hoạch, TP.HCM có 6 đường cao tốc kết nối với các tỉnh, nhưng hiện mới có 2 tuyến TP.HCM - Trung Lương, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, mà cả 2 tuyến cao tốc này đều đã quá tải. Quy hoạch, thành phố cũng có 4 đường vành đai nhưng hiện chỉ có một tuyến được khép, tuyến Vành đai 2 chưa khép kín, tuyến Vành đai 3, 4 chưa triển khai.

Tiền đâu để đầu tư hạ tầng giao thông vùng Nam bộ?

2-1561901296-width1000height479

TP.HCM có 4 tuyến vành đai nhưng đến nay tuyến vành đai 2 chưa khép kín, vành đai 3, 4 chưa triển khai (Trong ảnh: Thi công tuyến vành đai 2 đoạn Phạm Văn Đồng - Gò Dưa đang gặp khó khăn vì GPMB)

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, Thành ủy, UBND TP vừa chỉ đạo Sở GTVT kết hợp với Sở QH&KT rà soát lại quỹ đất dọc các tuyến metro trong bán kính 1km, đặc biệt là xung quanh các nhà ga để nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch nhằm có thể khai thác, phát huy quỹ đất tạo nguồn vốn đầu tư cho metro. “Đây là mô hình quy hoạch đô thị theo hướng ưu tiên phát triển giao thông công cộng. Hiện, Sở GTVT TP đang phối hợp với Sở QH&KT để thực hiện. Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch này nếu làm tốt thì có thể góp phần chỉnh trang đô thị và có thêm nguồn vốn đẩy nhanh phát triển các tuyến metro 3a, 3b, số 4, số 5 giai đoạn 2”, ông Lâm nói.

Quy hoạch đã có nhưng nguồn vốn ở đâu để triển khai các dự án giao thông kết nối này? Đây là bài toán khó đặt ra cho các Bộ, ngành và địa phương. Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, đang rất sốt ruột với các tuyến Vành đai 3, 4, UBND Thành phố đã có văn bản kiến nghị cho TP HCM và các tỉnh bỏ tiền ra GPMB trước (khoảng 3.000 tỷ đồng), sau đó Bộ GTVT nghiên cứu kêu gọi nguồn vốn xây lắp. Bởi nếu chờ nguồn vốn Trung ương bố trí để GPMB, thời gian kéo dài 5 năm nữa tiền GPMB sẽ cao hơn nhiều lần.

Nói về nguồn vốn đầu tư, tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành giữa tháng 6/2019, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng, hàng năm TP.HCM nộp 80% tổng thu ngân sách về Trung ương. Do vậy, thành phố đề nghị dành 20% trong số này để đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2020-2030, còn 60% nộp về Trung ương. Đồng thời với đó là phát hành Trái phiếu Chính phủ dành riêng cho phát triển giao thông với quy mô không quá 2% GDP, tức sẽ có thêm 100.000 tỷ đồng.

“Mức phát hành này sẽ không vượt trần nợ công (3%) và chỉ phát hành trong nước nên không làm tăng nợ nước ngoài”, ông Nhân kiến nghị.

Ở khía cạnh khác, các chuyên gia cho rằng, khi hệ thống giao thông phát triển sẽ tác động thúc đẩy phát triển đô thị hóa. Nhưng đô thị phát triển có tạo ra nguồn thu để phát triển hệ thống giao thông ngược lại chưa, hay là Nhà nước bỏ tiền đầu tư giao thông và chỉ phục vụ cho việc phát triển một số dự án đô thị, túi tiền của một số doanh nghiệp?

GS. Kim Inhee, thuộc Học viện Quốc gia Seoul - Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm ở Seoul là không chỉ sử dụng tiền ngân sách để đầu tư hạ tầng giao thông mà tận dụng nguồn vốn từ các nhà phát triển bất động sản. Bởi khi hạ tầng giao thông phát triển, đối tượng được hưởng lợi đầu tiên là các dự án bất động sản. Chẳng hạn khi làm một dự án metro đi qua một khu đô thị nào đó, thành phố kêu gọi chủ đầu tư các dự án góp vốn theo tỷ lệ 50-50 giữa Nhà nước và tư nhân. Sau đó giao cho tư nhân khai thác tuyến metro đó trong 50 năm, sau đó dự án thuộc về nhà nước.

Đồng tình với quan điểm này, KTS Ngô Việt Nam Sơn cho rằng, lâu nay các dự án giao thông thường đặt câu hỏi là nguồn vốn đâu, nhưng thực tế chúng ta chưa khai thác hết được nguồn vốn từ qũy đất dọc tuyến đường đi qua. Chẳng hạn với các tuyến metro, theo ông Sơn quanh các trạm metro có các khu đất rất giá trị, nguồn đất này sẽ thu hút nguồn các nhà đầu tư lớn sẵn sàng bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình nhà ở. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, các khu vực có bán kính 800m quanh các trạm metro trở lại được khuyến khích xây dựng với mật độ cao, xây dựng nhà cao tầng. Vì đất này có giá trị, nếu xây càng cao thì càng có giá trị và những người làm việc ở đó tất yếu sẽ sử dụng metro để đi lại.

“Làm metro nguồn vốn rất lớn nhưng nếu biết cách làm thì không sợ thiếu tiền, việc khai thác quỹ đất xung quanh các tuyến metro có thể tạo nguồn vốn xây dựng metro. Tuyến số 1 đã bỏ qua cơ hội này, vì vậy TP nên rút kinh nghiệm để xây dựng, lên kế hoạch những tuyến sau, không ngoại trừ sẽ phải nắn tuyến lại. Chúng ta đừng coi nó là tuyến giao thông mà là tuyến đô thị mới”, ông Sơn nói.

  • Cùng chuyên mục
Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đến hết năm 2026. Dự kiến ngân sách sẽ giảm thu khoảng 122.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 17/06/2025 12:17

Tạp chí Nhà đầu tư nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Tạp chí Nhà đầu tư nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vì có thành tích tiêu biểu trong hoạt động báo chí tại Quảng Nam.

Sự kiện - 16/06/2025 18:28

Quảng cáo trên mạng phải có dấu hiệu nhận biết, cho phép tắt quảng cáo

Quảng cáo trên mạng phải có dấu hiệu nhận biết, cho phép tắt quảng cáo

Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số có kết nối Internet, phải tuân thủ các quy định, đó là phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng bằng chữ số, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh để phân biệt giữa nội dung quảng cáo với các nội dung khác không phải quảng cáo.

Sự kiện - 16/06/2025 13:11

Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp, chính thức bỏ cấp huyện

Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp, chính thức bỏ cấp huyện

Với 470/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 16/06/2025 10:17

Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí

Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí

Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% (trước đó là 20%) đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.

Sự kiện - 14/06/2025 19:45

Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027

Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027

Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.

Sự kiện - 14/06/2025 15:47

Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số

Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số

Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.

Sự kiện - 14/06/2025 15:46

[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập

[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập

Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.

Sự kiện - 14/06/2025 10:33

Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh  Quảng Ngãi

Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi

Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Sự kiện - 14/06/2025 06:45

Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An

Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An

Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.

Sự kiện - 13/06/2025 19:30

Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Sự kiện - 13/06/2025 12:55

Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.

Sự kiện - 12/06/2025 14:41

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.

Sự kiện - 12/06/2025 11:31

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam

Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.

Sự kiện - 12/06/2025 06:45

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu

Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.

Sự kiện - 11/06/2025 19:10

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?

Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Sự kiện - 11/06/2025 14:07