Thụy Điển tính đến thuế tài sản khi người giàu càng giàu hơn trong đại dịch

Thụy Điển đang cân nhắc áp dụng thuế tài sản trong bối cảnh người giàu càng giàu hơn khi kinh tế dần phục hồi và bất bình đẳng xã hội gia tăng.
KIM NGÂN
04, Tháng 06, 2021 | 16:51

Thụy Điển đang cân nhắc áp dụng thuế tài sản trong bối cảnh người giàu càng giàu hơn khi kinh tế dần phục hồi và bất bình đẳng xã hội gia tăng.

Thuy Dien

Thụy Điển lịch sử là một nơi bình đẳng hơn hầu hết các nước giàu khác trên thế giới. Ảnh: Bloomberg

Những người Thụy Điển giàu có nằm trong số những người đầu tiên cảnh báo đại dịch sẽ dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội.

Khi COVID-19 xuất hiện, Jacob Wallenberg, một doanh nhân trong ngành công nghiệp Thụy Điển, kiên quyết phản đối các cuộc phong tỏa hà khắc, cho rằng chúng sẽ gây bất ổn xã hội và thất nghiệp nguy hại.

Quan điểm của Wallenberg đồng điệu với hướng đi của Chính phủ Thụy Điển: khá lỏng lẻo trong vấn đề giãn cách xã hội.

Nền kinh tế và tự do dân sự được bảo vệ, nhưng Thụy Điển đã trả giá bằng số người chết vì COVID-19 cao hơn các nước láng giềng, khiến cử chi và hoàng gia tức giận. Hình ảnh của một "siêu cường đạo đức" bị rạn vỡ.

Kinh tế Thụy Điển hiện đang trong quá trình phục hồi nhanh để về mức trước đại dịch, nhưng một thách thức kinh tế-xã hội mới đang hiện ra: bất bình đẳng.

Những người Thụy Điển giàu có đang giàu hơn, do các thị trường tài chính được thúc đẩy bởi thanh khoản từ ngân hàng trung ương và sự phục hồi kinh tế do tiêm chủng.

Năm trong số các tỷ phú hàng đầu của nước này đã có thêm tổng cộng 18 tỷ USD vào tổng tài sản của họ trong năm qua, theo Bloomberg.

Theo Knight Frank, sự bùng nổ của ngành bất động sản đang tạo ra những triệu phú mới. Giá bất động sản ở vùng trung tâm Stockholm đã tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhân lực tài năng cho công nghệ dồi dào và mức định giá tăng cao đối với các công ty khởi nghiệp như Klarna Bank AB khiến giới ngân hàng rất hào hứng.

Tuy nhiên, ngành dịch vụ của Thụy Điển đã cắt giảm việc làm và dân nhập cư của nước này đang vật lộn để kiếm việc.

Theo Ngân hàng trung ương, mức độ bất bình đẳng, tính theo thu nhập khả dụng của các hộ gia đình, hiện cao hơn so với những năm 1980.

Sự trái ngược có mầu sắc bất đình đẳng đang dẫn tới một điệp khúc quen thuộc: có thể áp thuế tài sản.

Hiểu rõ những thiệt hại đối với thương hiệu của Thụy Điển - một nước điển hình theo chủ nghĩa quân bình, cấp phúc lợi cho người dân từ lúc khai sinh đến lúc mất, Bộ trưởng Tài chính Magdalena Andersson đang có ý tưởng đánh thuế lên các triệu phú.

Thụy Điển có lịch sử là một nơi bình đẳng hơn hầu hết các nước giàu khác trên thế giới, nhưng nước này đang có những bất an mới kể từ khi có đại dịch.

Theo Johanna Jeansson, chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence, hiếm khi thấy khoảng cách ngày càng lớn như vậy giữa những người sở hữu bất động sản và cổ phiếu và những người không sở hữu các loại tài sản này.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, đánh thuế tài sản ở phạm vi rộng không phải là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng, bất kể lý thuyết này hấp dẫn ra sao về mặt chính trị.

Đối với người Thụy Điển, thực tế đáng thất vọng về hiệu quả của thuế tài sản vẫn rõ mồn một trong ký ức.

Vào giữa những năm 2000, quốc gia này đã bỏ thuế tài sản áp dụng một thời gian dài trước đó (cùng với một loạt các thuế đánh vào vốn), loại thuế khiến dòng tiền chảy ra ngoài Thụy Điển và làm nản lòng các nhà đầu tư.

Tổng ngân sách thu được từ loại thuế này, ngay cả ở mức kỷ lục, chưa bao giờ đạt được 0,4% GDP trong thời kỳ hậu chiến, theo một bài báo của Tạp chí Thuế Bắc Âu năm 2014.

Vào đêm trước khi bị bãi bỏ, thu từ loại thuế này chỉ khoảng 0,16% GDP. Con số đáng thất vọng này, cũng được phản ánh ở những nơi khác, là lý do tại sao những loại thuế đánh vào người giàu như vậy lại được tranh luận nhiều hơn là đi vào thực tế.

Nếu ban hành loại thuế như vậy thì cần có một động thái chính trị rất nhanh và khéo léo thuyết phục người dân rằng nó chỉ diễn ra một lần, có tính thời điểm, nhằm giữ trọn niềm tin của nhà đầu tư trong bối cảnh đại dịch.

Một giải pháp như thế sẽ không giải quyết được cơ bản thách thức bất bình đẳng về dài hạn ở Thụy Điển: Knight Frank dự báo đến năm 2025, số người Thụy Điển có tài sản ròng hơn 30 triệu đô la sẽ tăng 59%.

Thay vào đó, Chính phủ Thụy Điển nên có cách xử lý căn bản hơn, nhằm vào nguyên nhân gốc rễ của chênh lệch giàu nghèo: giá tài sản tăng cao.

Ví dụ, bất động sản được hưởng mức thuế thấp, có giới hạn trần. Điều này khuyến khích các nhà đầu tư tiếp tục mua và làm giá lên quá cao khiến những người khác không mua hoặc không thể mua được.

OECD gần đây khuyến nghị các nước từ bỏ đánh thuế thế chấp cao và đánh thuế bất động sản thấp.

Việc Thụy Điển thiếu thuế thừa kế đáng để suy ngẫm. Nếu không có loại thuế này, tài sản tích lũy trong nhiều gia đình Thụy Điển sẽ dễ dàng chuyển sang các thế hệ trẻ hơn, trong khi đại dịch đang gây nhiều trở ngại hơn cho những người trẻ kém may mắn, khiến họ gặp bất bình đẳng về giáo dục.

Ở một đất nước mà người giàu ngày càng giàu hơn, những động thái như vậy cần sự can đảm về chính trị.

Bộ trưởng Tài chính Andersson dường như đã loại bỏ khả năng đưa bất động sản vào thuế đánh trên tài sản trong tương lai.

Một ngày nào đó, doanh nhân Wallenbergs có thể sẽ phải tính toán thấu đáo hơn về tài chính, hiện tại thì chưa.

(Theo Bloomberg)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ