Thương mại điện tử 'cứu' thị trường bán lẻ Việt Nam

Nhàđầutư
Trong bối cảnh hàng loạt cửa hàng hiện hữu của nhiều thương hiệu lớn buộc phải đóng cửa do chi phí thuê mặt bằng tăng cao, thương mại điện tử trở thành cứu tinh của ngành bán lẻ. Theo dự báo, thị trường thương mại điện tử bán lẻ sẽ đạt 16,4 tỷ USD trong năm 2022.
LIÊN THƯỢNG
25, Tháng 09, 2022 | 13:39

Nhàđầutư
Trong bối cảnh hàng loạt cửa hàng hiện hữu của nhiều thương hiệu lớn buộc phải đóng cửa do chi phí thuê mặt bằng tăng cao, thương mại điện tử trở thành cứu tinh của ngành bán lẻ. Theo dự báo, thị trường thương mại điện tử bán lẻ sẽ đạt 16,4 tỷ USD trong năm 2022.

d794f67339f3fdada4e2

Trong tương lai, hình ảnh người tiêu dùng mua hàng tại các cửa hàng truyền thống sẽ không còn nhiều nữa. Ảnh: Đăng Kiệt

Loạt thương hiệu đóng cửa hàng

Tính đến sáng 25/9, theo thông tin trên website bán hàng Bách Hóa Xanh, chuỗi bán lẻ bách hóa này chỉ còn 1.738 cửa hàng hoạt động trên toàn quốc, giảm đi 402 cửa hàng chỉ trong hơn 4 tháng vừa qua.

Khảo sát thực tế của PV Nhadautu.vn, bên cạnh các cửa hàng đã đóng, còn nhiều cửa hàng của Bách Hóa Xanh tại TP.HCM đang đẩy mạnh hoạt động giảm giá 50%, thanh lý hàng hóa để đóng cửa.

Phát biểu với báo chí gần đây, đại diện Bách Hóa Xanh cho biết, trong cuộc khảo sát hồi tháng 5, chỉ có hơn 50% trong tổng số 2.140 cửa hàng trên toàn quốc hoạt động hiệu quả. Vị đại diện này cũng cho biết, sau khi đóng hàng loạt các cửa hàng không chất lượng, Bách Hóa Xanh vẫn sẽ hoạt động bình thường, hoạt động mua bán không có nhiều thay đổi. Bách Hóa Xanh kỳ vọng đạt doanh thu bình quân 1,3 tỷ đồng/cửa hàng, phát triển mạnh kênh online cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động.

Tương tự Bách Hóa Xanh, hàng loạt thương hiệu bán lẻ nổi tiếng cũng phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng, tái cơ cấu, đẩy mạnh bán hàng online để bù lỗ, tăng trưởng hơn.

Đơn cử như Pharmacity. Dù đặt mục tiêu doanh thu 1,5 tỷ USD vào năm 2025 với 5.000 cửa hàng hiện hữu, nhưng thời gian gần đây, hãng dược phẩm này liên tục báo lỗ.

Năm 2019, Pharmacity báo lỗ sau thuế 265,7 tỉ đồng. Trong nửa đầu năm 2020, mức lỗ sau thuế của đơn vị này là 194,2 tỉ đồng. Năm 2021, doanh thu Pharmacity đạt 3.567 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2020. Pharmacity tiết lộ bắt đầu có lãi từ tháng 7/2021, theo chỉ số EBITDA (thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao).

Ông lớn trên thị trường thuốc đã "phình to" chỉ trong thời gian ngắn với khoảng 2.000 cửa hàng trên khắp toàn quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thương hiệu này liên tục đóng cửa hàng trăm nhà thuốc hoạt động không hiệu quả để tái cơ cấu và đẩy mạnh bán hàng trực tuyến.

Bán lẻ trực tuyến là "cứu tinh"

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh chi phí thuê mặt bằng khu vực trung tâm các thành phố lớn tăng cao, cũng như căng thẳng địa chính trị và lạm phát gây ảnh hưởng, việc hàng loạt thương hiệu lớn đóng cửa hàng hiện hữu là điều dễ hiểu. Hơn lúc nào hết, thị trường bán lẻ Việt Nam cần được định hình lại, với vị cứu tinh mang tên thương mại điện tử.

Tuy vẫn còn những hạn chế so với kênh bán hàng trực tiếp, như chất lượng kém so với quảng cáo, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, chi phí vận chuyển cao, chất lượng vận chuyển và giao nhận kém, dịch vụ chăm sóc khách hàng kém… nhưng dự báo của các đơn vị uy tín đều cho thấy, bán lẻ trực tuyến của Việt Nam sẽ bùng nổ.

Theo JLL và CBRE Việt Nam, giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM đang tăng trở lại.

Đại diện CBRE Việt Nam cho biết: "Giá chào thuê trung bình đối với tầng trệt và tầng 1 của các TTTM ở khu vực trung tâm đạt mức đỉnh mới là 206 USD/m2/tháng, tăng khoảng 50% theo năm, gấp hơn 5,5 lần giá thuê ở khu vực ngoài trung tâm (37 USD/m2/tháng). Đáng chú ý, tỷ giá tại một số vị trí đắc địa ở khu vực trung tâm thậm chí được ghi nhận lên tới 250-350 USD/m2/tháng."

Trong khi đó, theo JLL Việt Nam, không ngạc nhiên khi giá thuê thuần ở thị trường này gia tăng, khi quý I năm nay đã chứng kiến giá thuê giảm đáng kể do chính sách giảm giá sau dịch.

"Giá thuê mặt bằng trung bình hồi phục về mức, đạt 41,7 USD/m2/tháng tăng 12,2% theo so với cùng kỳ." – đại diện JLL Việt Nam cho biết.

Còn theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 (Bộ Công Thương), quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 1,9 tỷ USD so với năm 2020. Con số này cao gấp 2 lần năm 2017, thời điểm bắt đầu bùng nổ của thương mại điện tử Việt Nam, khi ấy, thị trường chỉ đạt 6,2 tỷ USD.

Cũng trong 5 năm qua, số người mua sắm trực tuyến của Việt Nam đã tăng từ 33,6 triệu người vào năm 2017 lên 54,6 triệu người vào năm 2021. Giá trị mua sắm trực tuyến của một người cũng tăng từ 186 lên 251 USD sau 5 năm.Năm 2021, Việt Nam có hơn 58,2% người dùng internet mua sắm qua mạng hằng tuần, trong khi con số này trung bình của toàn cầu là 58,4%.

Dữ liệu từ các báo cáo của Google, Temasek và Bain&Company cho thấy, doanh thu kinh tế internet của Việt Nam Đến năm 2025 sẽ tăng lên thành 57 tỉ đô la Mỹ (năm 2021 là 21 tỷ USD). So với các nước trong khu vực, quy mô kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 bằng Malaysia, kém Indonesia (70 tỷ USD) và Thái Lan (30 tỷ USD), hơn Philipines (17 USD) và Singapore (15 tỷ USD).

Dự đoán của Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2022 quy mô thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 16,4 tỷ USD. Còn CBRE Châu Á dự đoán, doanh thu từ thị trường này của Việt Nam trong năm 2025 sẽ đạt khoảng 25-27 tỷ USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ