Thủ tướng thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 9

Nhàđầutư
Để chủ động trong chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 9 (cơn bão rất mạnh dự kiến sẽ đố bộ trực tiếp vào khu vực Trung và Nam Trung Bộ), Thủ tướng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương tại TP. Đà Nẵng.
PHƯƠNG LINH
27, Tháng 10, 2020 | 12:27

Nhàđầutư
Để chủ động trong chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 9 (cơn bão rất mạnh dự kiến sẽ đố bộ trực tiếp vào khu vực Trung và Nam Trung Bộ), Thủ tướng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương tại TP. Đà Nẵng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương để chỉ đạo ứng phó bão số 9, do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai làm Phó trưởng ban.

Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo tiền phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 9 một cách hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại, thường xuyên cập nhật tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

vnapotalthutuongnguyenxuanphucchutrihopungphovoiconbaomolave0950472415092503-16037727742421136941001

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp ứng phó với bão số 9. Ảnh: TTXVN.

Trong quyết định, Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng và các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị hậu cần, bố trí trang thiết bị, phương tiện, thông tin liên lạc bảo đảm cho hoạt động của Ban Chỉ đạo tiền phương trong mọi tình huống.

Ban Chỉ đạo tiền phương tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Trưa 27/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 9 (Molave) duy trì cường độ mạnh cấp 13-14, giật cấp 17 suốt 3 giờ qua. Lúc 10h, tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 220 km về phía bắc tây bắc.

Khu vực quanh bán kính 300 km tính từ tâm bão có thể hứng gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên. Trong khi vùng xung quanh bán kính 150 km tính từ tâm bão xuất hiện gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 trở lên.

Cơ quan khí tượng cho biết trong 24 giờ tới, bão di chuyển với vận tốc 20-25 km/h theo hướng tây tây bắc, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên.

Đến 10h ngày 28/10, tâm bão nằm ngay trên đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định. Sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15.

Đáng lưu ý, sau khi đổ bộ, bão có thể đi sâu vào đất liền và quần thảo rồi mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay (27/10). Thời điểm các tỉnh, thành từ Đà Nẵng đến Bình Định có gió mạnh nhất là từ sáng sớm đến chiều tối 28/10 với cường độ gió cấp 11-12, giật cấp 15.

Lúc này, các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên có thể hứng chịu gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Trong khi khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Nằm ở ngoài rìa bão, Quảng Bình, Quảng Trị và phía bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Hoàn lưu bão gây ra một đợt mưa lớn cho các tỉnh, thành từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên. Mưa bắt đầu vào đêm nay và kéo dài hết ngày 29/10 với lượng phổ biến 200-400 mm.

Ngày 28-31/10, vùng mưa do hoàn lưu bão mở rộng, kết hợp với không khí lạnh gây mưa rất lớn cho các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị với lượng 200-400 mm. Riêng phía nam Nghệ An và Hà Tĩnh có thể mưa đến 500-700 mm/đợt.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông nằm từ vĩ tuyến 11 đến 18 độ vĩ bắc và phía tây kinh tuyến 116,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu, thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Hiện, khu vực bắc và giữa Biển Đông, bao gồm cả vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17. Sóng biển cao 8-10 m, biển động dữ dội.

Từ chiều nay, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ bắt đầu có gió mạnh. Khu vực ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao 0,5-1,5 m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ