Thủ tướng: Năm 2021, ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD

Nhàđầutư
Về kế hoạch năm 2021, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp cần tiếp tục chủ trương, tinh thần biến “nguy cơ thành thời cơ”, tận dụng tốt cơ hội phục hồi nền kinh tế. Trong đó, GDP ngành phải giữ được ở mức 3%, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành phấn đấu đạt 44 tỷ USD.
PHƯƠNG LINH
24, Tháng 12, 2020 | 18:15

Nhàđầutư
Về kế hoạch năm 2021, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp cần tiếp tục chủ trương, tinh thần biến “nguy cơ thành thời cơ”, tận dụng tốt cơ hội phục hồi nền kinh tế. Trong đó, GDP ngành phải giữ được ở mức 3%, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành phấn đấu đạt 44 tỷ USD.

Chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá, năm nay thiên tai, dịch bệnh COVID-19 và dịch tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nông nghiệp vô cùng nặng nề.

"Năm 2020 là một năm thách thức, khó khăn nhưng Việt Nam đầy bản lĩnh và thắng lợi toàn diện trên lĩnh vực nông nghiệp", Thủ tướng nói.

thu-tuong

Thủ tướng đề nghị năm 2021, ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD. Ảnh: Hồng Hạnh/Báo Đầu tư

Theo Thủ tướng, năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 541 tỷ USD, trong đó riêng ngành nông nghiệp đóng góp xuất siêu khoảng 10 tỷ USD.

Năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới có dòng thương mại mạnh nhất. Công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, các vùng thiên tai lũ lụt, miền núi, vùng sâu vùng xa luôn được quan tâm, nhất là trong bối cảnh thiên tai khốc liệt.

Thủ tướng đánh giá, đây là một năm thành công với nhiều điểm sáng toàn diện và nông nghiệp Việt Nam trong khó khăn một lần nữa cho thấy vai trò sống còn, tiếp tục là bệ đỡ và cứu cánh của nền kinh tế quốc gia.

Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì đảm bảo cho dân số 100 triệu dân, và duy trì xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt kỷ lục cao, trong đó 5 mặt hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD, nhất là xuất khẩu gỗ đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

"Trong đại dịch, ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực trong nước, xuất khẩu gạo đạt rất cao, vượt Thái Lan và Ấn Độ, soán ngôi thế giới về giá bán", Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ nhận định, trong một năm bão chồng bão, lũ chồng lũ, Bộ NN&PTNT với vai trò là cơ quan thường trực đã góp phần hạn chế tối thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân. Công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất của Bộ NN&PTNT luôn đảm bảo kịp thời, nhạy cảm, sát sao, đúng và trúng. Công nghiệp chế biến nông sản được đẩy mạnh, thu hút mạnh mẽ đầu tư của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, đầu tư công nghệ cao.

Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến được đẩy mạnh thu hút nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ứng dụng liên kết chuỗi.

Theo Thủ tướng, riêng năm 2020 đã có 18 nhà máy đầu tư với giá trị hàng tỷ USD khởi công và đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp lớn ngày càng khẳng định vai trò đầu tàu, nòng cốt trong ngành nông nghiệp. Công tác xây dựng nông thôn mới vượt xa mục tiêu đề ra và ngày càng đi sâu vào chất lượng, chiều sâu. 

Bên cạnh biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực vượt khó của toàn ngành nông nghiệp trong năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, ngành tăng trưởng vẫn chưa đảm bảo bền vững, nhất là khi chịu cú sốc về dịch bệnh.

Theo đó, thách thức về thiên tai, dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn. Một số mục tiêu chưa đạt mục tiêu đề ra. Cơ sở hạ tầng của ngành nông nghiệp vẫn còn yếu. Chênh lệch khoảng cách giàu nghèo, vùng miền còn lớn, môi trường nông thôn vẫn còn nhiều vấn đề. Thu nhập và đời sống người dân nông thôn vẫn còn thấp so với khu vực thành thị. Năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn còn thấp.

Công tác dự báo cung cầu thị trường các mặt hàng nông sản thiết yếu vẫn còn yếu. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA vẫn còn thấp. Tình trạng phá rừng tự nhiên vẫn còn diễn ra…

Về kế hoạch năm 2021, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp cần tiếp tục chủ trương, tinh thần biến “nguy cơ thành thời cơ”, tận dụng tốt cơ hội phục hồi nền kinh tế.

"Một là GDP ngành phải giữ được ở mức 3%, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 3%, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành phấn đấu đạt 44 tỷ USD", Thủ tướng đề nghị.

Theo Thủ tướng, 3 hiệp định lớn là CPTPP, EVFTA và RCEP chúng ta đã đạt được, đây là kết quả và cũng là phương hướng để chúng ta đặt mục tiêu trong việc xuất khẩu.

Do đó, cần đẩy mạnh tái cơ cấu hơn nữa, chuyển đổi sản xuất. Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp.

Nâng cao nền kinh tế tập thể, nhất là chuỗi giá trị, các nhà sản xuất nông nghiệp cần chú trọng hơn nữa thị trường 100 triệu dân trong nước. Trong đó, vấn đề an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp là rất quan trọng.

"Tôi giao Bộ trưởng NN&PTNT tổng hợp kiến nghị các Bộ ngành và địa phương, để xử lý trên tinh thần tạo điều kiện tốt nhất cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

thu-tuong-1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận tại hội nghị. Ảnh: Hồng Hạnh/Báo Đầu tư

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 làm đứt gãy hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp vẫn nỗ lực duy trì công tác đàm phán, mở cửa thị trường, tạo điều kiện và tranh thủ cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm vẫn đạt kỷ lục mới với 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước 18,54 tỷ USD, giảm 0,5%; thuỷ sản 8,47 tỷ USD, giảm 0,8%; lâm sản và đồ gỗ ước đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 13,4%.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản đã tiếp tục duy trì được 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 05 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 12 tỷ USD; tôm ước đạt 3,66 tỷ USD; rau quả đạt gần 3,35 tỷ USD; hạt điều đạt 3,24 tỷ USD; gạo 3,07 tỷ USD). Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.

Trong năm 2020, đã có 17 dự án đầu tư vào chế biến nông, lâm, thủy sản, với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động, tăng 4 dự án và khoảng 6.000 tỷ đồng so với năm 2019.

Qua đó, đã tạo bước đột phá về chế biến xuất khẩu, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng hàng nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Về xây dựng nông thôn mới, đến nay, cả nước đã có 5.506 xã (chiếm 62% số xã cả nước) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), tăng 8% so với cuối năm 201. Có 12 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân cả nước đạt 16,38 tiêu chí/xã (tăng 0,72 tiêu chí so với năm 2019).

Có 173 đơn vị cấp huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 61 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2019) và 03 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai và Hưng Yên) đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ