Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các tỉnh phía Bắc vẫn còn tiềm năng, thế mạnh rất lớn về cây ăn quả

Nhàđầutư
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trước đây, khi nói tới cây ăn quả ở nước ta, thường chỉ nghĩ tới các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều tỉnh miền Bắc cũng đã có diện tích và sản lượng cây ăn quả rất lớn như Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương...
PHƯƠNG LINH
24, Tháng 12, 2020 | 17:33

Nhàđầutư
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trước đây, khi nói tới cây ăn quả ở nước ta, thường chỉ nghĩ tới các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều tỉnh miền Bắc cũng đã có diện tích và sản lượng cây ăn quả rất lớn như Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương...

Chiều 24/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết ngành NN&PTNT năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021.

Tại hội nghị, lãnh đạo nhiều tỉnh thành cả nước cho biết mặc dù năm 2020, ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên hoạt động sản xuất, tăng trưởng của ngành nông nghiệp trên nhiều lĩnh vực vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Theo ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư tỉnh Sơn La, cho biết tỉnh Sơn La có xấp xỉ 8.000 ha cây ăn quả, 181 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu, 85 sản phẩm đạt chất lượng OCCOP, 614 HTX nông nghiệp.

133037884_10217383356556212_1613504037766681414_o

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tiềm năng và thế mạnh rất lớn về cây ăn quả ở các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Tùng Đinh/Báo Nông nghiệp

Năm 2020 là năm sản xuất cây ăn quả đạt nhiều thành công lớn trên các đối tượng cây ăn quả chủ lực của tỉnh như nhãn, xoài, cây có múi…

Đặc biệt, trong năm 2020 Sơn La đã ghi nhận làn sóng đầu tư, xúc tiến đầu tư của nhiều dự án vào chế biến rau quả.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực và sự vào cuộc hỗ trợ của Bộ NN&PTNT trong năm 2020 trong công tác tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đã kiến nghị tạo điều kiện đặc cách, mời chuyên gia Nhật Bản sang trực tiếp đánh giá, kiểm tra để xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên sang thị trường Nhật Bản, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.

Năm 2020, Bắc Giang cũng đã triển khai tốt công tác khống chế dịch tả lợn Châu Phi và tái đàn lợn, đưa tổng đàn lợn trở về ngang bằng với trước khi xảy ra dịch. Sản xuất nhiều mặt hàng cây ăn quả, các sản phẩm chăn nuôi khác của tỉnh đều thắng lợi, được giá… Nhờ đó, tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang năm 2020 đạt mức 6,5%, cao nhất trong các năm gần đây.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trước đây, khi nói tới cây ăn quả ở nước ta, thường chỉ nghĩ tới các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều tỉnh miền Bắc cũng đã có diện tích và sản lượng cây ăn quả rất lớn như Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương...

"Điều này chứng tỏ đã có những chuyển biến mới chưa từng có, đa dạng vùng trồng. Cho thấy tiềm năng, thế mạnh rất lớn về cây ăn quả ở các tỉnh phía Bắc, nhưng cần phải gắn với công nghiệp chế biến sâu", Thủ tướng nói.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2020, thiên tai khốc liệt, đặc biệt là lũ lụt khu vực miền Trung đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với sản xuất.

Trong bối cảnh đó, toàn ngành đã vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển ngành vừa phòng, chống tốt dịch bệnh...

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2020 dự kiến tăng 2,75% so với năm 2019, trong đó nông nghiệp tăng 2,7%, lâm nghiệp tăng 2,4%, thuỷ sản tăng 3,3%. GDP toàn ngành tăng trưởng 2,65%.

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 làm đứt gãy hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp vẫn nỗ lực duy trì công tác đàm phán, mở cửa thị trường, tạo điều kiện và tranh thủ cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm vẫn đạt kỷ lục mới với 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước 18,54 tỷ USD, giảm 0,5%; thuỷ sản 8,47 tỷ USD, giảm 0,8%; lâm sản và đồ gỗ ước đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 13,4%.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản đã tiếp tục duy trì được 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 12 tỷ USD; tôm ước đạt 3,66 tỷ USD; rau quả đạt gần 3,35 tỷ USD; hạt điều đạt 3,24 tỷ USD; gạo 3,07 tỷ USD). Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.

Trong năm 2020, đã có 17 dự án đầu tư vào chế biến nông, lâm, thủy sản, với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động, tăng 4 dự án và khoảng 6.000 tỷ đồng so với năm 2019.

Qua đó, đã tạo bước đột phá về chế biến xuất khẩu, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng hàng nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ