Thủ tướng cho bổ sung 'nguyên nhân khách quan' gây nợ xấu cho Ngân hàng Chính sách xã hội

Nhàđầutư
Trong phiên họp mới đây, các thành viên Chính phủ đồng thuận cao trong với dự thảo sửa đổi Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nhằm bổ sung một số nguyên nhân khách quan tạo rủi ro nợ xấu.
ĐÌNH VŨ
03, Tháng 03, 2021 | 14:55

Nhàđầutư
Trong phiên họp mới đây, các thành viên Chính phủ đồng thuận cao trong với dự thảo sửa đổi Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nhằm bổ sung một số nguyên nhân khách quan tạo rủi ro nợ xấu.

thu-tuong

Toàn cảnh Phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 3/3. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Ngày 3/3, Thường trực Chính phủ họp bàn về dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 50 về Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Theo đó, dự thảo bổ sung một số nguyên nhân khách quan tạo rủi ro nợ xấu cho NHCSXH.

Một số nguyên nhân khách quan được bổ sung là biến động chính trị, kinh tế - xã hội, dịch bệnh ở nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị phá sản, giải thể; doanh nghiệp tiếp nhận lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động do người lao động không đủ sức khỏe để làm việc hoặc không đảm bảo tay nghề hoặc do các nguyên nhân khách quan khác mà không do lỗi của người lao động dẫn đến việc người đi lao động ở nước ngoài phải về nước trước hạn.

Khách hàng vay vốn hoặc thành viên khác trong hộ gia đình mắc bệnh hiểm nghèo; bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bổ sung các thành viên khác trong hộ gia đình bị rủi ro cũng được xem xét xử lý nợ (do theo quy định của Chính phủ, NHCSXH cho vay tới hộ gia đình, vì vậy các thành viên trong hộ gia đình sẽ có quyền lợi và trách nhiệm như nhau)…

Theo báo cáo của NHCSXH, từ năm 2002 đến nay, tổng số nợ được xử lý rủi ro là 4.647 tỷ đồng cho 804.000 món vay.

Trước đó, theo Quyết định 50 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ những nguyên nhân được cho là khách quan chỉ gồm: Thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của khách hàng hoặc của dự án; Nhà nước thay đổi chính sách; Khách hàng là cá nhân vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự, chết, mất tích; Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định...

Với những khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan sẽ được xem xét gia hạn nợ, khoanh nợ hoặc xoá nợ.

Chủ trì cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc sửa đổi quy chế xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan ban hành theo Quyết định 50 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết. Thường trực Chính phủ thống nhất cao sự cần thiết phải sửa đổi quy chế này. 

"Việc sửa đổi quy chế xử lý nợ bị rủi ro sẽ tạo điều kiện cho NHCSXH hoạt động hiệu quả, đúng hướng, yêu cầu quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến, hoàn thiện, sớm trình Thủ tướng xem xét ban hành", Thủ tướng nhấn mạnh. Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý rà soát những đối tượng gặp rủi ro do COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp, người dân hết sức khó khăn. Bộ Tư pháp rà soát về căn cứ pháp lý, đảm bảo đúng quy định pháp luật, tránh tạo kẽ hở lạm dụng chính sách.

Theo Bộ Tài chính, các nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm đủ căn cứ pháp lý khi xử lý, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm sự công bằng, minh bạch, qua đó hỗ trợ cho người vay ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất và trả nợ cho NHCSXH, đồng thời có cơ sở rõ ràng cho việc thanh tra, kiểm tra đối với NHCSXH.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ