Thủ tướng Chính phủ: 'Có cơ sở, căn cứ để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%'

BẢO ANH
11:20 03/07/2017

Sáng 3/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định như vậy tại phiên họp trực tuyến với các lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước để thảo luận tình hình kinh tế-xã hội trong 6 tháng qua và các giải pháp cho nửa cuối của năm nay.

DSC_3922

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp trực tuyến với các lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước để thảo luận tình hình kinh tế-xã hội trong 6 tháng qua và các giải pháp cho nửa cuối của năm nay (Ảnh: Quang Hiếu)

Các chỉ số cơ bản của sức khỏe nền kinh tế đều tốt

Theo Thủ tướng, để cả năm tăng trưởng đạt 6,7% thì 6 tháng cuối năm phải tăng 7,42%. Đây là mục tiêu cao nhưng chúng ta có cơ sở, căn cứ để đạt được. Còn nhiều dư địa để tăng trưởng nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, cải cách đổi mới mạnh mẽ hơn nữa.

Thủ tướng lưu ý việc, bên cạnh đánh giá tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước 6 tháng đầu năm 2017 và đặc biệt là đưa ra các chủ trương, biện pháp quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ 2017 đã đề ra. “Chúng ta đã đi được một nửa chặng đường, mặc dù gặp khó khăn chung của quốc tế và khu vực, nhưng công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi mới, quyết liệt và đã phát huy hiệu quả bước đầu”, Thủ tướng nói.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm còn rất nặng nề. Riêng về tăng trưởng, để cả năm 6,7% thì 6 tháng cuối năm phải tăng 7,42%. Đây là mục tiêu cao nhưng chúng ta có cơ sở, căn cứ để đạt được bởi các ngành, các lĩnh vực chủ yếu có thể nói đang phục hồi mạnh. Xu hướng quốc tế, trong nước đều thuận lợi.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng khẳng định, các chỉ số cơ bản của sức khỏe nền kinh tế đều tốt. Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định. Lạm phát ở mức thấp, 6 tháng chỉ tăng 0,2%. Tăng trưởng phục hồi mạnh, quý I đạt 5,15%, quý II tăng 6,17%. Đây là sự tăng trưởng rất ngoạn mục, theo đánh giá của ngành tổng hợp - thống kê và các nhà kinh tế. Kết quả, tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 5,73%, trong đó nông nghiệp, dịch vụ phục hồi mạnh.

Khách quốc tế tăng trên 30%. Việt Nam là 1 trong 12 nước dẫn đầu về tăng trưởng du lịch của thế giới. Xu hướng kinh doanh tốt hơn. Tín dụng tăng 8%, cao nhất so với cùng kỳ trong 6 năm. Chứng khoán tăng cao nhất trong 9 năm, kể từ tháng 3/2008, chỉ số VNIndex đạt trên 777 điểm vào ngày 30/6 vừa qua. Chỉ số PMI do Nikkei đánh giá trong tháng 6 đạt 52,6 điểm, chứng tỏ sản xuất của Việt Nam tiếp tục phát triển.

Xuất khẩu tăng gần 19%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Tính cả xuất nhập khẩu thì 6 tháng kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 200 tỷ USD.

Thu ngân sách tăng mạnh, có nhiều giải pháp bảo đảm nguồn thu. Vốn FDI tăng mạnh, tổng vốn đăng ký mới, bổ sung và góp cổ phần đạt trên 19 tỷ USD, tăng 54,8%; vốn thực hiện 7,7 tỷ USD, tăng 6,5%. Có trên 61.000 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn gần 600.000 tỷ đồng.

Không chỉ về kinh tế, chúng ta còn đạt kết quả khả quan trên một số mặt văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Chính trị xã hội ổn định, trật tự an toàn xã hội cơ bản bảo đảm. Kỳ thi THPT quốc gia tổ chức tốt, tạo thuận lợi cho mọi gia đình. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả. Tổ chức đối ngoại cấp cao, tăng cường quan hệ với các đối tác, nước lớn, ký kết thương mại đầu tư hàng chục tỷ USD, mở ra chương mới trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian tới. Nhiều tỉnh, thành phố xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả tốt.

Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, Thủ tướng cũng chỉ ra các mặt hạn chế, khó khăn, thách thức. Trong nông nghiệp, việc tiêu thụ một số nông sản còn khó khăn, giá bán giảm, ảnh hưởng đến người sản xuất. Tăng trưởng công nghiệp, xây dựng thấp hơn cùng kỳ, trong đó khai khoáng giảm đến 8,2%; riêng dầu khí giảm 11,6%. “Trong mức tăng trưởng 5,73% 6 tháng đầu năm, chúng ta chưa có biện pháp nào để tăng khai thác dầu khí cả. Dầu khí vẫn giữ con số cũ, chưa có tăng thêm”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, chưa hề có giải pháp nào đẩy mạnh khai khoáng mà tăng trưởng 6 tháng đầu năm có được là do sức sống, chuyển động mạnh mẽ của nền kinh tế.

Sản xuất kinh doanh có phát triển nhưng doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn. Chi phí sản xuất còn cao. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, nửa năm mới đạt 30% kế hoạch Thủ tướng giao và gần 26% dự toán Quốc hội giao. Cổ phần hóa DNNN, thoái vốn còn chậm, mới cổ phần hóa 20 doanh nghiệp và xây dựng phương án cổ phần hóa 21 doanh nghiệp, mới thoái vốn 11.600 tỷ đồng trong khi kế hoạch đề ra là 60.000 tỷ đồng.

Chính phủ phải làm gì, từng bộ, ngành, địa phương phải làm gì để bảo đảm tăng trưởng từng ngành, từng lĩnh vực và cả nền kinh tế. Làm gì để thúc đẩy công nghiệp và xây dựng tăng trưởng mạnh mẽ hơn? Cần kích cầu không? Sáu tháng tăng trưởng tín dụng 8% thì có nhiều ý kiến góp ý năm nay tín dụng có thể tăng 18-20% được không?

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Chúng ta còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc như mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tập thể, bất cập trong khám chữa bệnh, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, ô nhiễm môi trường.

Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm còn rất nặng nề. Riêng về tăng trưởng, để cả năm 6,7% thì 6 tháng cuối năm phải tăng 7,42%. “Đây là mục tiêu cao nhưng chúng ta có cơ sở, căn cứ để đạt được bởi các ngành, các lĩnh vực chủ yếu có thể nói đang phục hồi mạnh. Xu hướng quốc tế, trong nước đều thuận lợi”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Vấn đề đặt ra là chúng ta phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, cải cách đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhất là các bộ quản lý sản xuất kinh doanh và vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn".

Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ, các địa phương tập trung vào đề xuất giải pháp cụ thể như: “Chính phủ phải làm gì, từng bộ, ngành, địa phương phải làm gì để bảo đảm tăng trưởng từng ngành, từng lĩnh vực và cả nền kinh tế”. “Làm gì để thúc đẩy công nghiệp và xây dựng tăng trưởng mạnh mẽ hơn? Cần kích cầu không? Sáu tháng tăng trưởng tín dụng 8% thì có nhiều ý kiến góp ý năm nay tín dụng có thể tăng 18-20% được không?”, Thủ tướng đặt vấn đề.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu bàn, đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, nhất là trong sản xuất, tiêu thụ lúa, nông sản, thịt lợn, gà, trái cây; giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, cổ phần hóa DNNN và thoái vốn. Nhấn mạnh giải pháp cải cách mạnh mẽ hơn thủ tục hành chính. Vì vấn đề này người dân và doanh nghiệp còn phàn nàn nhiều.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần phân cấp, giao quyền mạnh mẽ hơn cho các địa phương để đỡ phải chạy lên Trung ương xin thủ tục. Bên cạnh giải quyết vấn đề kinh tế, cần quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội bức xúc. “Trong 6 tháng đầu năm, chúng ta đã đưa ra nhiều cơ chế, nhiều giải pháp, chính sách đồng bộ, đầy đủ nhưng việc triển khai còn thiếu lửa, không quyết liệt trong một bộ phận cán bộ, công chức”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng đề nghị chú trọng tập trung bàn, đề xuất phương pháp, cách làm cụ thể để chủ trương, cơ chế, chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện vượt các chỉ tiêu, Đảng, Quốc hội giao.

  • Cùng chuyên mục
Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên

Danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và ủy viên

Quốc hội phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, gồm 4 Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia và 14 ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Sự kiện - 26/06/2025 14:03

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội: Tránh gián đoạn công việc khi vận hành chính quyền cấp xã mới

Tổ công tác số 10 về chỉ đạo, hướng dẫn công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Hà Nội vừa có buổi làm việc với các quận, huyện Nam Từ Liêm, Ba Vì, Mỹ Đức để nắm bắt tình hình triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Sự kiện - 26/06/2025 08:28

Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia

Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia

Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Sự kiện - 26/06/2025 06:45

Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội công bố địa chỉ trụ sở làm việc của 126 xã, phường sau sắp xếp

UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo về địa điểm trụ sở làm việc của Đảng ủy và UBND 126 phường, xã sau sắp xếp, để vận hành thí điểm mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kể từ 1/7.

Sự kiện - 26/06/2025 06:45

Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Siemens, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Đức, mong muốn tham gia các dự án phát triển hạ tầng, nhất là phát triển đường sắt tốc độ cao của Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 20:10

Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới

Nhà báo Lưu Quang Định làm Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới

Nhà báo Lưu Quang Định, tân Tổng biên tập Tạp chí Một Thế Giới là người gắn bó với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 16:22

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quảng Trị mới tạo ra chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tỉnh Quảng Trị sẽ hình thành các chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tận dụng hiệu quả hạ tầng cảng biển nước sâu Hòn La, Mỹ Thủy, các khu kinh tế ven biển và vùng nguyên liệu dọc hành lang Đông - Tây.

Sự kiện - 25/06/2025 15:41

 [Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam

[Gặp gỡ thứ Tư] Ông Trương Gia Bình: Sẽ phát triển các mô hình AI made in Việt Nam

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, phải học hỏi từ các mô hình thành công trên thế giới để nắm vững, làm chủ công nghệ AI, phát triển các mô hình AI cho chính Việt Nam.

Sự kiện - 25/06/2025 12:56

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Hà Nội đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, như: Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; các dự án cầu vượt Sông Hồng; các dự án nhà máy xử lý rác thải, xử lý nước thải, cải thiện môi trường sông Tô Lịch và các sông nội đô...

Sự kiện - 25/06/2025 09:55

Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng

Chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng hạ tầng số để sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng

Để đảm bảo quá trình sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng diễn ra trơn tru, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tiến hành đồng bộ việc sắp xếp nhân sự, sẵn sàng hạ tầng số; không để gián đoạn, ùn ứ thủ tục hành chính do sáp nhập.

Sự kiện - 25/06/2025 09:14

Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới

Sẽ có bộ chỉ tiêu 'đo' 34 tỉnh, thành mới

Lần đầu tiên Bộ Tài chính đề xuất và chủ trì xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp xã cho 34 tỉnh thành mới phục vụ đại hội đảng bộ cấp tỉnh, cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030.

Sự kiện - 25/06/2025 06:45

Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác

Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin nghỉ công tác

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Lê Hữu Hoàng và Đinh Văn Thiệu đã có đơn xin nghỉ công tác.

Sự kiện - 24/06/2025 17:21

Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới

Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi 126 xã, phường mới

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký quyết định về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND TP, các Phó Chủ tịch UBND TP và Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 24/06/2025 11:08

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nghỉ hưu từ 1/7

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ nghỉ hưu trước tuổi, bắt đầu từ ngày 1/7.

Sự kiện - 24/06/2025 11:05

Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng

Quảng Nam tổ chức kỳ họp HĐND cuối cùng trước khi hợp nhất với Đà Nẵng

Trong bối cảnh thời điểm hợp nhất hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã rất cận kề, kỳ họp thứ 33 là kỳ họp cuối cùng của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sự kiện - 24/06/2025 10:32

Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran:  Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?

Căng thẳng địa chính trị Israel - Iran: Tác động như thế nào đến CPI của Việt Nam?

Nhiều dự báo cho thấy căng thẳng địa chính trị Israel - Iran làm cho giá dầu có khả năng lên tới 120 USD/thùng thay vì kỳ vọng duy trì dưới ngưỡng 70 USD/thùng đến hết năm 2025. Trong nước, giá xăng dầu đã tăng “khủng” từ ngày 19/6, dấy lên lo ngại về chỉ số CPI.

Sự kiện - 24/06/2025 06:45