Chính phủ phục vụ, kiến tạo nhưng không phải thân hữu với doanh nghiệp

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định: "Nhà nước phục vụ kiến tạo với doanh nghiệp nhưng không phải thân hữu với doanh nghiệp".
HỒ MAI
13, Tháng 06, 2017 | 17:29

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định: "Nhà nước phục vụ kiến tạo với doanh nghiệp nhưng không phải thân hữu với doanh nghiệp".

Nhà nước bị thương mại hóa và phân lập manh mún

Tại Hội nghị "Quản trị kinh tế hướng tới một Nhà nước kiến tạo", do Bộ KH&ĐT phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức sáng 13/6 tại Hà Nội, ông Johnathan Pincus, đại diện quỹ Rajawali (Indonesia) đánh giá, tại Việt Nam Nhà nước bị thương mại hóa và phân lập manh mún.

Đại diện quỹ đầu tư này cho rằng với bộ máy Nhà nước Việt Nam, thẩm quyền còn bị phân tán, cơ cấu tầng bậc yếu. Cán bộ địa phương có thẩm quyền nên bỏ qua định hướng của trung ương.

Ranh giới giữa khu vực công và tư nhân cũng không rõ ràng. Lợi ích thương mại phát sinh trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước thay vì từ các lực lượng xã hội độc lập.

Chủ nghĩa thân hữu trong Nhà nước (tuyển dụng và quyết định về nhân sự) và giữa các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp còn tồn tại.

Quỹ đầu tư của Indonesia đưa ra khuyến nghị, Nhà nước cần nâng cao minh bạch trên thị trường đất đai và tín dụng và trong mua sắm đấu thầu của khu vực công nhằm giảm phạm vi của Nhà nước bị thương mại hóa; ngăn chặn cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước tham gia vào các hoạt động thương mại; giảm chồng chéo về vai trò và trách nhiệm giữa các cơ quan ở trung ương và địa phương.

Đồng thời, quỹ này góp ý rằng Nhà nước cần định kỳ luân chuyển cán bộ ở trung ương và địa phương, gắn việc bổ nhiệm với các chỉ tiêu rõ ràng về hiệu quả công việc; cấm các quan chức chính trị và cán bộ của Chính phủ thực hiện vai trò quyết định trong các doanh nghiệp nhà nước; loại bỏ trở ngại về sự tham gia của khu vực tư nhân vào thị trường hàng hóa và dịch vụ.

nha nuoc kien tao

Ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định: "Không có quan hệ với chính quyền, làm ăn quả thực khó khăn" - Ảnh minh họa

Cũng nói về vấn đề này, ông Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Nhà nước kiến tạo là phải tạo tạo môi trường kinh doanh, dễ làm ăn cho doanh nghiệp, đảm bảo quyền tự do tài sản, giải quyết tranh chấp. Trong khi thực tế hiện nay, theo ông Dũng, "không có quan hệ với chính quyền, làm ăn quả thực khó khăn".

"Chủ nghĩa tư bản thân hữu là vấn đề rất lớn của nền kinh tế. Chúng ta phải làm thế nào để cắt sợi dây này, làm thế nào để không còn và không lợi dụng thân hữu để kinh doanh và vụ lợi", ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Dũng khẳng định: "Nhà nước phục vụ kiến tạo với doanh nghiệp nhưng không phải thân hữu với doanh nghiệp".

Cần cả hệ thống chính trị cùng tạo lập Nhà nước kiến tạo

Nêu ra những thách thức đối với quá trình chuyển đổi quản trị nhà nước, nguyên Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh nhận định, Việt Nam ngày càng tụt hậu về thu nhập và quy mô kinh tế. Mặc dù GDP có tăng từ 6-7% nhưng số tuyệt đối này rất nhỏ bé và ngày dãn cách rất xa.

Ông Vinh chỉ rõ, trong triển vọng phát triển đến năm 2035, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập trên trung bình, tiến tới trở thành một xã hội thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ dựa trên 3 trụ cột và thực hiện 6 chuyển đổi lớn.

Do đó, để thực hiện cải cách thể chế và quản trị nhà nước, theo ông Vinh, cần tăng cường năng lực của nhà nước, đảm bảo nguyên tắc thị trường trong các quyết định của nhà nước, cải cách phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan Chính phủ nhằm tạo ra sự chủ động, trách nhiệm và hiệu quả từng cơ quan và cả hệ thống; tăng cường hành chính công, định hướng lại việc bảo đảm, cung cấp dịch vụ công. 

Nguyên Bộ trưởng KH&ĐT cũng khẳng định, để tạo lập một Nhà nước kiến tạo cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, rất cần phân công rõ ràng chức năng và nhiệm vụ giữa các nhánh quyền lực, để tránh tình trạng độc quyền và chồng chéo. "Nhà nước đóng vai trò kiến tạo và tránh can thiệp chi tiết, nếu can thiệp sâu sẽ gây hại đến nền kinh tế", ông Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ