Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân: Sớm hoạch định chính sách kích thích phát triển kinh tế tuần hoàn

Nhàđầutư
"Cần phát huy vai trò kiến tạo của Chính phủ trong điều hành, hoạch định chính sách nhằm kích thích ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân đổi mới, sáng tạo, áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn", Thứ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh.
NHÓM PHÓNG VIÊN
07, Tháng 09, 2022 | 08:00

Nhàđầutư
"Cần phát huy vai trò kiến tạo của Chính phủ trong điều hành, hoạch định chính sách nhằm kích thích ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân đổi mới, sáng tạo, áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn", Thứ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh.

8h30 sáng nay (7/9), tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức Hội thảo "Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn".

Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Thuế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ; các chuyên gia kinh tế và môi trường, các Hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

303777602_1423227274823864_3065405687699479826_n

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn cho biết: Phát triển bền vững nói chung và phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) nói riêng đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.

TBT

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn. Ảnh: Trọng Hiếu

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra định hướng "xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường".

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng đã nhấn mạnh: "Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ta của quá trình sản xuất".

Mới đây, ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam".

Đề án xác định rõ quan điểm: "Chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững" và "cần đảm bảo khẩn trương, thực chất, hiệu quả, khả thi, có kế thừa những thực tiễn tốt ở các nước và trong nước, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước".

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã xác định cần tập trung ban hành các chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tuần hoàn trên cơ sở nâng cao nhận thức, sự chủ động, phát huy đổi mới sáng tạo và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng động và xã hội....

Nghị quyết cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể đối với phát triển kinh tế tuần hoàn như: Góp phần giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về "0" vào năm 2050; đến năm 2030 các dự án Kinh tế tuần hoàn trở thành động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đạt 50%; 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế...

305410873_597664605352960_8251656353268676005_n

Nhiều chuyên gia, đại diện bộ, ngành tham gia hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu.

Để triển khai Quyết định số 687 của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay các bộ, ngành đang triển khai nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn. Trong đó, Bộ KH&ĐT đang phối hợp với các bộ ngành và địa phương xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn để trình Chính phủ xem xét vào Quý I/2023; Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì xây dựng ban hành khung hướng dẫn thực hiện kinh tế tuần hoàn và sửa đổi bổ sung các quy định, cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh theo hướng tuần hoàn.

Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như Tân Hiệp Phát, Vinamilk, TH Group, Nestlé, Coca-cola Việt Nam, Heineken Việt Nam... đã thiết kế các quy trình tái chế, tái sử dụng, mô hình kinh doanh tuần hoàn hoặc theo hướng tuần hoàn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia và phản ánh của các doanh nghiệp, quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn nói chung và mô hình kinh doanh tuần hoàn nói riêng đang gặp phải không ít khó khăn, rào cản. Nổi lên là nhận thức về KTTH còn hạn chế, thiếu các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tham gia phát triển KTTH và áp dụng mô hình KDTH, nhất là chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, công nghệ và đào tạo; công tác thông tin, truyền thông về KTTH và KDTH còn hạn chế; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hoạch định chính sách với các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu Khoa học công nghệ...

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương vừa được công bố cách đây vài tuần, hiện đã có các doanh nghiệp Việt Nam chuyển từ mô hình kinh doanh tuyến tính sang mô hình kinh doanh tuần hoàn, song do nhiều nguyên nhân, nhất là do còn thiếu chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể của Chính phủ, số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn còn thấp.

kinh-te-tuan-hoan-1542

Kinh tế tuần hoàn tạo năng lực đổi mới sáng tạo, năng suất mới cho Việt Nam. Ảnh: VOV.vn

"Trước thực tế trên, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo: "Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn", nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước một chính sách lớn của Chính phủ, đặc biệt là tạo diễn đàn góp ý về chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn và áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn", Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Cùng với đó, việc chia sẻ các mô hình kinh tế tuần hoàn đã được các doanh nghiệp áp dụng thành công, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoàn. Hội thảo sẽ tập trung thảo luận, đề xuất chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn….

Ban tổ chức hội thảo tin tưởng ý kiến chia sẻ, đối thoại của nhà đầu tư, doanh nghiệp tại hội thảo sẽ đóng góp hữu ích cho quá trình xây dựng các dự thảo Nghị định của Chính phủ về khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn và kinh doanh tuần hoàn.

Hoạch định chính sách kích thích phát triển kinh tế tuần hoàn

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh: Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới như EU, Trung Quốc và cả các quốc gia ASEAN bởi chính những lợi ích về cả kinh tế và môi trường.

Nhan

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân. Ảnh: Trọng Hiếu

Ước tính đến nay có khoảng 30 quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng các lộ trình để phát triển KTTH như Ủy ban Châu Âu và các quốc gia thành viên như Hà Lan, Đức, Pháp, Phần Lan…; Úc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Đặc biệt, năm 2021 Hội Nghị Bộ trưởng ASEAN đã ký thông qua Khung Kế hoạch thực hiện KTTH cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Tín hiệu đó cho thấy, KTTH ngày càng nhận được sự ủng hộ trên cả phương diện khoa học, thực tiễn chính sách của các quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam, KTTH đã sớm nhận được quan tâm của Đảng, Nhà nước với các định hướng, chỉ đạo theo hướng toàn diện, thống nhất trong Văn kiện của Đảng hoặc định hướng Chiến lược, đề án của Chính phủ, điển hình như: Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch 5 năm 2021-2023; được cụ thể hóa trong các Nghị quyết chuyên ngành về các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; năng lượng bền vững, kinh tế tập thể hoặc gắn với đặc ... Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Chiến lược về tái cơ cấu nền kinh tế; phát triển của các ngành, lĩnh vực đã đề cập nhiều đến việc áp dụng KTTH.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Đề án phát triển KTTH ở Việt Nam với những quan điểm, định hướng và phân công rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương.

Năm 2021, Quốc hội đã thông qua Luật BVMT dựa trên định hướng chung là thúc đẩy chuyển đổi xanh, thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn tại khoản 11 Điều 5 của Luật Bảo vệ môi trường BVMT năm 2020, chính sách của Nhà nước về BVMT khẳng định “Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình KTTH, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội”.

302057352_491164476158386_6921207210461871354_n

Kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu được chú ý tại Việt Nam. Ảnh Trọng Hiếu

Tiếp đó, tại Điều 142 của Luật BVMT có quy định riêng về KTTH. Theo đó, "KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường".

Ngoài khái niệm về KTTH thì luật đưa ra trách nhiệm cho các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện lồng ghép KTTH ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái chế, tái sử dụng chất thải; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện các biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối.

Đặc biệt, do KTTH là vấn đề mới, luật đã giao Chính phủ quy định tiêu chí, lộ trình, cơ chế khuyến khích thực hiện KTTH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, so sánh các quy định hiện hành của Việt Nam trong pháp luật về BVMT với hệ thống các công cụ chính sách được các quốc gia tiêu biểu trên thế giới sử dụng để thúc đẩy thực hiện KTTH cho thấy, nhiều công cụ chính sách khác được quy định trong Luật có vai trò quan trọng để thúc đẩy áp dụng KTTH như nguyên tắc quản lý chất thải, quy định về phân loại chất thải tại nguồn, thuế, phí BVMT, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhãn sinh thái, mua sắm xanh, ưu đãi, hỗ trợ, tín dụng xanh, trái phiếu xanh…

Trên cơ sở luật giao, Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT đã cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích áp dụng KTTH.

Theo đó, để phát triển KTTH Nghị định đã đưa ra các biện pháp đầu tư của Nhà nước cho phát triển KTTH như "đầu tư vào nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nhân lực để thực hiện KTTH; cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, dữ liệu về KTTH".

Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ được áp dụng theo quy định về ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về BVMT, pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện KTTH thuộc các hoạt động đầu tư công trình BVMT; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về BVMT thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định trong Nghị định sẽ được hưởng các chính sách tương ứng về đất đai, vốn đấu tư, thuế, phí và lệ phí, trợ giá sản phẩm, dịch vụ, mua sắm công xanh. Cùng với đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện KTTH thuộc danh mục dự án xanh được áp dụng chính sách cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Ngoài ra, các biện pháp khuyến khích khác được đưa ra như: Khuyến khích các hoạt động phát triển KTTH như nghiên cứu, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, đánh giá thực hiện KTTH; khuyến khích phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ việc sử dụng tuần hoàn sản phẩm và chất thải; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh tái chế, các mô hình liên kết vùng, liên kết đô thị với nông thôn và các mô hình khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt được tiêu chí của KTTH; áp dụng các biện pháp cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; khuyến khích phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải; huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện KTTH theo quy định của pháp luật; hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ về KTTH theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện được KTTH đòi hỏi một tiến trình dài hạn với sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống để từng bước hình thành và vận hành các hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nền kinh tế; đổi mới, sáng tạo trên cơ sở áp dụng những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của công nghệ để thiết lập một chuỗi giá trị gia tăng mới, tạo lập các mô hình kinh doanh tuần hoàn mới, và các động lực giá trị mới cho nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc, giải pháp của KTTH với tầm nhìn chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.

Tuy nhiên, đối với một quốc gia như Việt Nam để thực hiện KTTH chứa đựng cả những cơ hội và rào cản. Trong đó, có cần phải có những nỗ lực từ các cơ quan Chính phủ, tổ chức, cá nhân ở trong nước nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng đồng bộ.

Cùng với đó, cần có sự đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế trong việc gỡ bỏ các rào cản mang tính toàn cầu (ví dụ, vấn đề thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ tuần hoàn?, vấn đề tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm, hàng hóa, vấn đề tài chính).

Chính vì vậy, trong ngắn hạn Việt Nam cần tập trung đưa các quy định của Luật BVMT vào cuộc sống, sớm xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện KTTH để lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên, xây dựng các định hướng mục tiêu, chỉ tiêu, giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành và địa phương trong cụ thể hóa chủ trương này (Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới).

Cùng với đó, trong dài hạn, hệ thống pháp luật có liên quan cần lồng ghép tư duy của KTTH để hoàn thiện các quy định khác có liên quan như pháp luật về đầu tư công để hướng đến thúc đẩy mua sắm công xanh, pháp luật về thuế, phí BVMT để hướng đến điều chỉnh hành vi của người sản xuất, tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường; pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn để giao trách nhiệm rõ ràng cho các Bộ, ngành trong việc phát triển các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với nguyên liệu, vật liệu thứ cấp; pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng để hướng đến đảm bảo "quyền được sửa chữa, cập nhật các sản phẩm, kéo dài vòng đời sản phẩm"…

Đặc biệt, cần phát huy vai trò kiến tạo của Chính phủ trong điều hành, hoạch định chính sách nhằm kích thích ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân đổi mới, sáng tạo, áp dụng các giải pháp KTTH vào trong quá trình thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu dùng và quản lý chất thải để tạo ra những vòng lặp tuần hoàn, kết nối một cách hệ thống để tạo dựng một xã hội tuần hoàn.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng biểu dương tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn đã tổ chức cuộc hội thảo rất thiết thực và ý nghĩa trong lúc mô hình kinh tế tuần hoàn đang được Đảng, Nhà nước đặt biệt quan tâm.

Tỷ lệ các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ khá thấp

Trình bày tham luận: "Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Thực trạng, chính sách và giải pháp", ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Ủy ban Châu Âu, trong Kế hoạch Hành động của mình về Nền kinh tế tuần hoàn (2015) đã định nghĩa: "Trong nền kinh tế tuần hoàn, giá trị của sản phẩm và nguyên liệu được duy trì càng lâu càng tốt; chất thải và sử dụng tài nguyên được giảm thiểu, và các nguồn tài nguyên được giữ trong nền kinh tế khi một sản phẩm đã hết vòng đời, sẽ được sử dụng để tiếp tục tạo ra giá trị hơn nữa".

302116186_619595506429755_7866274986936576896_n

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Ảnh Trọng Hiếu

Điều này có nghĩa là Kinh tế tuần hoàn sẽ giúp làm chậm lại, chấm dứt và thu hẹp chu trình về tài nguyên để thay thế đặc trưng "khai thác - sản xuất - chôn lấp” hiện tại của mô hình tuyến tính Bản chất của KTTH là tính khôi phục và tính tái tạo, với 3 nội hàm cơ bản sau: Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát hợp lý các tài nguyên không thể phục hồi và cân đối với các tài nguyên có thể phục hồi, các nguồn năng lượng tái tạo; Tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật và sinh học;  Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách chỉ rõ và thiết kế các ngoại ứng tiêu cực (thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm).

Cho đến nay, khái niệm KTTH do Quỹ Ellen MacArthur (2016) đưa ra là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất, theo đó: "Kinh tế tuần hoàn là một nền kinh tế mang tính phục hồi và tái tạo theo thiết kế và nhằm đến việc giữ cho các sản phẩm, thành phần và vật liệu ở mức tiện ích sử dụng và giá trị cao nhất tại mọi thời điểm, có sự phân tách giữa chu kỳ kỹ thuật và sinh học".

Tại Việt Nam, khái niệm KTTH được nêu trong Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 như sau: "Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường".

Theo Geissdoerfer và cộng sự (2018), mô hình KTTH/kinh doanh tuần hoàn (KDTH) là sự đại diện được đơn giản của một hệ thống tổ chức phức tạp và các mối quan hệ nhằm mục đích "làm chậm, thu hẹp và khép kín các vòng lặp của nguồn nguyên liệu".

Trong khi đó, Sehnem (2019) định nghĩa rằng mô hình KDTH là những mô hình kinh doanh có liên quan đến việc tạo ra giá trị thông qua việc khai thác giá trị còn lại của các sản phẩm cũ để sản xuất ra những sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng.

Bocken và cộng sự (2019) cho rằng mô hình KDTH tập trung vào việc làm chậm, chấm dứt hoặc thu hẹp các vòng đời nhằm duy trì các giá trị kinh tế của sản phẩm càng lâu càng tốt, giảm các tác động môi trường và mang các giá trị to lớn đến khách hàng.

Có thể khái quát nội hàm của mô hình KDTH là nhắm tới việc làm chậm, chấm dứt hoặc thu hẹp và khép kín vòng lặp nguyên liệu, duy trì các giá trị kinh tế của sản phẩm, giảm các tác động môi trường.

Kết quả khảo sát năm 2022 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện đối với 500 doanh nghiệp cho thấy, chỉ 21%-33% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ biết rõ hoặc rất rõ về một trong 6 mô hình KDTH phổ biến, trong đó mô hình có tỷ lệ biết rõ cao nhất là "tân trang và tái sản xuất" với 33% và mô hình thường (làm chậm lại, tăng cường, giải quyết vấn đề, đóng và thu hẹp các vòng lặp tài nguyên) và mang các giá trị cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và các bên liên quan.

Kết quả khảo sát năm 2022 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện đối với 500 doanh nghiệp cho thấy, chỉ 21%-33% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ biết rõ hoặc rất rõ về một trong 6 mô hình KDTH phổ biến, trong đó mô hình có tỷ lệ biết rõ cao nhất là "tân trang và tái sản xuất" với 33% và mô hình có tỷ lệ biết ở mức rõ trở lên thấp nhất là sắp xếp và định vị lại mục đích sử dụng với chỉ gần 21%. Các doanh nghiệp đã từng áp dụng biện pháp đổi mới mô hình kinh doanh và/hoặc áp dụng một trong các mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn cho thấy sự hiểu biết vượt trội so với các doanh nghiệp chưa từng áp dụng, với 28%-38,5% so với 9,4%-22% biết rõ hoặc rất rõ về các mô hình KDTH phổ biến.

Tỷ lệ các doanh nghiệp chưa biết đến các mô hình KDTH được đề cập là 8% - 15% tổng số các doanh nghiệp được khảo sát, trong đó tỷ lệ ở nhóm chưa áp dụng bất cứ hình thức đổi mới mô hình kinh doanh hoặc áp dụng mô hình KDTH là cao hơn đáng kể, từ 10% - 24% tùy theo từng loại mô hình, trong đó mô hình “Tái chế” chỉ dưới 10% chưa biết tới.

Mức độ áp dụng kinh doanh tuần hoàn tại các doanh nghiệp

Về áp dụng KTTH ở cấp độ doanh nghiệp, Việt Nam đã bước đầu hình thành một số mô hình KDTH. Ngày 21/6/2019, chín công ty hàng đầu (TH Group, Coca-Cola Việt Nam, FrieslandCampina Việt Nam, La Vie, Nestlé, Nutifood, Suntory Pepsico Việt Nam, Tetra Pak và Universal Robina Corporation) đã bắt tay thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (Pro Vietnam) với cam kết tái chế toàn bộ bao bì tại Việt Nam vào năm 2030.

Kết quả khảo sát, điều tra (Nguyễn Hoa Cương và cộng sự, 2022) cho thấy, mức độ áp dụng KDTH tại các doanh nghiệp là tương đối thấp, cả ở góc độ đổi mới mô hình kinh doanh và áp dụng mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn.

Tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng đổi mới mô hình kinh doanh theo 5 hình thức gồm: "Bán sản phẩm theo chức năng", "Từ gốc đến gốc", "Quản lý chuỗi cung ứng xanh', "Cộng sinh công nghiệp" và "Quản lý thu hồi" ở mức tốt chỉ chiếm 3% - 6%, tuỳ thuộc vào hình thức, trong đó hình thức đổi mới mô hình theo cách "Quản lý chuỗi cung ứng xanh" có tỷ lệ áp dụng cao nhất, chiếm 6,1%.

Trong khi đó, tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn theo sáu hình thức gồm: Sữa chữa và bảo trì, sử dụng và phân phối lại, tân trang và sản xuất lại, tái chế và thu hồi vật liệu, sắp xếp và định vị lại mục đích sử dụng sản phẩm và sử dụng nguyên liệu hữu cơ ở mức tốt dao động từ 3,3% - 5,5%, trong đó hình thức tái chế và thu hồi vật liệu có tỷ lệ áp dụng ở mức tốt cao nhất với 5,5%.

Tỷ lệ các doanh nghiệp chưa từng áp dụng bất kỳ hình thức đổi mới mô hình kinh doanh và/hoặc mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn nào là 37,6%.

Về thực trạng khuyến khích, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp có áp dụng đổi mới mô hình kinh doanh và áp dụng mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn. Tỷ lệ các doanh nghiệp được nhận một trong các hình thức hỗ trợ như tín dụng, lãi suất, khoa học công nghệ, đào tạo, thị trường, mặt bằng sản xuất,… là khá thấp, chỉ chiếm từ 2% - 15% tuỳ theo từng hình thức hỗ trợ.

Hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho dây chuyền áp dụng quy trình KDTH là nhóm có tỷ lệ nhận được hỗ trợ thấp nhất, chỉ chiếm 2%, trong khi nhóm hỗ trợ về “đào tạo” có tỷ lệ được nhận hỗ trợ cao nhất, chiếm 15%. Nhóm doanh nghiệp có đổi mới mô hình kinh doanh có tỷ lệ nhận được hỗ trợ cao hơn nhóm có áp dụng mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn, dao động từ 2,8% - 14,9% so với mức 2,3% - 12% tuỳ từng hình thức hỗ trợ.

Nhóm doanh nghiệp vừa đổi mới mô hình kinh doanh vừa áp dụng mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn có tỷ lệ nhận được các hỗ trợ là cao nhất, với tỷ lệ là 2,9% - 15,4% tuỳ theo hình thức hỗ trợ khác nhau.

Các chủ trương, chính sách về kinh tế tuần hoàn nói chung, KDTH nói riêng đã được chú trọng và thể hiện ngày càng cụ thể trong các nghị quyết của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế, luật, chính sách phát triển các ngành cụ thể. Hệ thống pháp luật đang dần được hoàn thiện với cách tiếp cận dựa vào thị trường, tôn trọng các nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường ngày càng được nhất quán và đồng bộ. 

Nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với kinh tế tuần hoàn/KDTH đã và ngày càng gia tăng, xét theo chiều rộng và chiều sâu. Nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực sang việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm lãng phí tài nguyên, v.v…

Điều này vừa là động lực, vừa là áp lực đổi mới cho khu vực sản xuất, cung ứng các dịch vụ trong nền kinh tế để thực hiện sản xuất sạch hơn, sản xuất và cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.

Đã dần hình thành những mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn cả ở cấp độ chuỗi, nhóm và ở các doanh nghiệp riêng lẻ. Các doanh nghiệp Việt Nam ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, dựa trên các đặc điểm ngành đã thiết kế các quy trình tái chế, tái sử dụng, mô hình kinh doanh tuần hoàn hoặc các hoạt động sản xuất bước đầu tiếp cận mô hình kinh doanh tuần hoàn.

Nhận thức về kinh tế/KDTH còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng thực sự của kinh tế/KDTH đối với sự phát triển bền vững, cả đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như với chính bản thân các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức và đánh giá đúng vai trò của kinh doanh theo hướng tuần hoàn đối với bản thân doanh nghiệp của họ. 

Các quy định về kinh tế tuần hoàn nói chung và KDTH nói riêng mặc dù đã có nhưng phần lớn vẫn đang nằm ở dạng chính sách, chưa được cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, và vì vậy gần như rất ít được triển khai trong thực tế.

Điều này dẫn đến các hoạt động hỗ trợ chính thức nhằm phát triển đối với các mô hình KDTH gần như chưa được thực hiện. Thiếu các quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh doanh theo hướng tuần hoàn, ví dụ các hỗ trợ về tài chính, công nghệ, đào tạo, tư vấn, thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm áp dụng các mô hình, quy trình theo hướng KDTH. Mô hình kinh doanh tuần hoàn đã xuất hiện ở một số doanh nghiệp trong thời gian gần đây, nhưng mức độ áp dụng còn thấp.

Đa số doanh nghiệp Việt Nam chưa áp dụng, thậm chí là chưa tìm hiểu về kinh doanh tuần hoàn, đặc biệt là các DNNVV.

Chỉ có khoảng 3-6% doanh nghiệp được hỏi cho rằng đã áp dụng đổi mới mô hình kinh doanh hoặc đã áp dụng một trong những nội dung của mô hình kinh doanh tuần hoàn ở mức đầy đủ - Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn/KDTH tại Việt Nam còn nhiều hạn chế bởi các rào cản về công nghệ, khuyến khích về mặt kinh tế, các yếu tố xã hội, các yếu tố về chuỗi giá trị.

Theo Kết quả điều tra 500 doanh nghiệp năm 2022 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: 74% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng việc thiếu sự thích nghi và phù hợp của các chính sách với bối cảnh địa phương là rào cản ở mức độ lớn và rất lớn đối với phát triển KDTH; 55% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng "Thiếu các cam kết về pháp luật cả ở bình diện quốc tế và trong nước và thiếu cam kết trong tham gia các khuôn khổ hỗ trợ cho kinh tế tuần hoàn" sẽ cản trở việc phát triển KDTH ở mức lớn và rất lớn;

 53%-55% các doanh nghiệp cho rằng "Mức độ phát triển kinh tế thấp khiến việc triển khai kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn trở nên khó khăn", "Thiếu sự khuyến khích về mặt kinh tế" và "Hệ thống thuế ủng hộ nền kinh tế tuyến tính và chưa hỗ trợ kinh tế tuần hoàn" là những rào cản lớn và rất lớn đối với phát triển kinh tế/KDTH.

63% doanh nghiệp cho rằng "Sự không thiện cảm của xã hội đối với việc thay đổi hành vi, giá trị và thái độ hiện tại" tạo nên rào cản lớn và rất lớn cho sự phát triển kinh doanh theo hướng tuần hoàn.

98% doanh nghiệp cho rằng các hạn chế về trình độ công nghệ hiện tại là rào cản đối với việc phát triển mô hình KDTH.

Giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp

Đối với nhà nước, tăng cường nhận thức về kinh tế tuần hoàn nói chung và KDTH nói riêng trong toàn xã hội cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, và người dân, đặc biệt về vai trò và cách thức triển khai mô hình; về các chủ trương, định hướng, chính sách phát triển kinh tế/KDTH.

Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế/KDTH, đặc biệt là các quy định chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh doanh một cách hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của quốc gia và điều kiện của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp. Cần có các quy định cụ thể nhằm khuyến khích phát triển các mô hình KDTH dựa trên nhu cầu của thị trường.

Phát triển khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình KDTH; đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay; đẩy mạnh cơ chế phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan trong hoạt động khoa học.

Xây dựng và áp dụng các bộ tiêu chuẩn, khung hướng dẫn áp dụng kinh tế tuần hoàn, KDTH, đặc biệt là xây dựng sổ tay hướng dẫn áp dụng mô hình KDTH cho các doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực, quy mô.

Đối với doanh nghiệp cần thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA) của mô hình KDTH mà doanh nghiệp dự kiến áp dụng trước và sau khi chuyển đổi để thấy rõ được tiềm năng, lợi ích của việc chuyển đổi. Nói cách khác, việc áp dụng mô hình đó sẽ đem lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định có nên chuyển đổi hay không, nếu chuyển đổi thì lộ trình như thế nào, cách thức ra sao;

Tham gia có hiệu quả các chuỗi liên kết, mạng sản xuất, từ trong nước đến phạm vi khu vực và toàn cầu để tăng cường sự kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp khác, nhất là đối với các doanh nghiệp có mối liên hệ về sử dụng chất thải đầu ra làm nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình;

Thực hiện các giải pháp 9R theo thứ tự ưu tiên (dự án, cơ sở sản xuất) gắn với tư vấn từ các chuyên gia để giúp doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình KDTH, từ chuyên gia chính sách, thiết kế, công nghệ… tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp;

Chú trọng truyền thông khi chuyển đổi sang mô hình KDTH của doanh nghiệp để nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ tốt nhất, hiệu quả nhất, nhất là đối với những doanh nghiệp đang có tác động lớn đến môi trường với mô hình kinh doanh tuyến tính hiện tại;

Chú trọng phát triển thị trường đầu ra sản phẩm của doanh nghiệp, đặc biệt là hướng tới các thị trường xuất khẩu ở các nước phát triển, có ưu tiên đối với các sản phẩm xanh, sản phẩm từ KDTH để tận dụng được sự ủng hộ và những ưu đãi từ chính phủ, người tiêu dùng của thị trường đó.

4 tiêu chí đánh giá kinh tế tuần hoàn

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) trình bày tham luận "Tiêu chí đánh giá kinh tế tuần hoàn theo quy định pháp luật": Việt Nam có thể chế và thực hiện, tiếp cận KTTH tương đối đơn giản.

297243746_1462074797537414_7744401257268992087_n

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường. Ảnh Trọng Hiếu.

Theo Điều 142 (Luật Bảo vệ môi trường 2020), Việt Nam khuyến khích DN đưa KTTH vào sản xuất, trong quá trình xây dựng bộ tiêu chí KTTH, chúng tôi dựa trên 4 tiêu chí: Tiết giảm và kéo dài vòng đời của nguyên liệu sản phẩm, giảm phác thải ra môi trường và không gây tác động xấu ra môi trường.

Đây là chuỗi chu trình kín và mô hình KTTH của các DN trong tương lai, có thể tiếp cận theo các cách khác nhau, theo dòng thải nhựa, kim loại và dòng thải khác. Theo đó, mô hình KTTH tập trung vào nhóm sản phẩm, ưu tiên vào nhón sản phẩm như bao bì và điện tử, tiếp theo là dệt may, thực phẩm…

Theo cam kết, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% phát thải, nếu có sự hỗ trợ của quốc tế sẽ giảm 27% phát thải. Mục tiêu năm 2050, nước ta giảm phát thải bằng 0 (trung hòa carbon), tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng…

Để thực hiện mô hình KTTH, cần tiết giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên hóa thạch, phục hồi hệ sinh thái. Yêu cầu các nhà sản xuất phải thu gom, tái sử dụng chất thải, trong tương lai phải hạch toán nguyên nhiên vật liệu, do đó khâu sản xuất là quan trọng.

Áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước châu Âu, chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí của Việt Nam tập trung vào chuỗi giá trị trong KTTH, sản phẩm và dòng thải, lĩnh vực sản xuất theo cam kết.

Để đạt được mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu có trách nhiệm xem xét, xác định để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh theo quy định.

Chuyển đổi xanh là mục tiêu, KTTH là công cụ và chuyển đổi số cũng là công cụ. Các mô hình chưa đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường thì chưa đáp ứng được yêu cầu KTTH.

Kinh tế tuần hoàn là kim chỉ nam hoạt động của Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Với tham luận "Mô hình kinh tế tuần hoàn của Tân Hiệp Phát", bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát trình bày:

Tôi rất tâm đắc với ý kiến cuả Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân về việc mô hình KTTH trong một ngôi làng, một doanh nghiệp hay một địa phương tới đây sẽ như thế nào? Là doanh nghiệp sản xuất trong ngành giải khát có sử dụng nhiều tài nguyên, Tân Hiệp Phát có trách nhiệm đưa KTTH vào một phần của tổ chức.

Đây là kim chỉ nam hoạt động của tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đầu tư công nghệ tiến tiến hàng đầu thế giới có tính tự động cao để đáp ứng yêu cầu triển khai kinh tế tuần hoàn gồm hiệu quả về kinh tế & tuần hoàn tối đa. Đầu tư dây chuyền sản xuất Nước giải khát công nghệ vô trùng Aseptic từ hãng GEA Procomac...

302342227_798822431259883_5605071454020727883_n

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Ảnh Trọng Hiếu

Ngoài ra, Tập đoàn còn đầu tư chuỗi công nghệ từ Washing - Extruder - Injection Molding để tái chế tuần hoàn nhựa PE,PP sản xuất pallet, thùng chứa rác,...đồng thời triển khai hệ thống quản trị số hóa tự động từ sản xuất tới cung ứng.

Bên cạnh đó, văn hóa lãnh đạo cũng rất quan trọng. Tập đoàn xác định tư duy lãnh đạo hướng tới lợi ích của người tiêu dùng và sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội; Khích lệ nhân viên vượt qua bản thân và tạo nên tổ chức cùng chung tay xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.

Mô hình 3R đã giúp Tân Hiệp Phát cắt giảm hơn 70.000 tấn nhựa trong gần 10 năm (2013-2022), từ đó đặt mục tiêu giảm hơn 112.000 tấn nhựa vào năm 2027, tiếp tục mở rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, chung tay cùng các doanh nghiệp tái chế nhựa.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã gặp nhiều thách thức như: Thói quen tiêu dùng, nhận thức về KTTH; Khung pháp luật và chính sách chưa hoàn thiện; Liên kết, quy hoạch chuỗi giá trị phục vụ cho ngành công nghiệp tái phù hợp với quy mô thu gom, đặc thù địa lý và điều kiện kinh tế xã hội từng khu vực để triển khai tái chế hiệu quả về kinh tế.

Từ những phân tích trên, để thực hiện tố mô hình KTTH, Tân Hiệp Phát kiến nghị cần đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức mang tầm quốc gia dành cho người dân về phân loại rác tại nguồn; mở rộng đào tạo hướng dẫn, phổ biến tới doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, các hộ kinh doanh về kinh tế tuần hoàn; Hoàn thiện luật, quy định, chính sách, hướng dẫn; Đưa ra thước đo về thực thi KTTH, cơ sở hưởng ưu đãi cho các doanh nghiệp áp dụng KTTH; Quy hoạch Khu công nghiệp dành cho chuỗi giá trị liên quan tới ngành tái chế phục vụ một khu vực địa lý nhất định.

Tạo quy định chung để các doanh nghiệp phải thực hiện công bằng

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Điều hành Nghiên cứu Phát triển Vinamilk trình bày tham luận "Mô hình kinh tế tuần hoàn của Vinamilk" cho rằng: Có nhiều khái niệm về KTTH. Trong đó, Liên minh Châu Âu định nghĩa: "KTTH là nền kinh tế mà giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu, tài nguyên được duy trì lâu nhất có thể và đồng thời giảm thiểu việc phát thải".

Theo nguyên lý đó, nền kinh tế càng bỏ đi ít sản phẩm thì sẽ càng ít tài nguyên thiên nhiên bị khai thác để sản xuất sản phẩm mới, từ đó môi trường sẽ chịu càng ít tác động tiêu cực từ con người.

KTTH và chuỗi giá trị của Vinamilk bắt đầu từ nguồn lực là đầu tư vào công nghệ thân thiện môi trường, giảm thiểu lượng nguyên nhiên vật liệu sử dụng, gắn kết và hài hòa các lợi ích cùng các bên liên quan… đến nghiên cứu và phát triển (đánh giá vòng đời sản phẩm, đánh giá dinh dưỡng sản phẩm từ khâu nghiên cứu phát triển, tiếp cận 3R gồm: Giảm thiểu (Reduce), tái sử dụng (Reuse), tái chế (Recycle)), cho đến chăn nuôi bền vững và sản xuất sạch. Các nhà máy của Vinamilk không sử dụng dầu BO, lò hơi đốt dầu FO, hạn chế chất thải, tối ưu hóa chuỗi giá trị.

Empty

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Điều hành Nghiên cứu Phát triển Vinamilk trình bày tham luận "Mô hình kinh tế tuần hoàn của Vinamilk". Ảnh: Trọng Hiếu.

Về cung ứng, áp dụng công nghệ AI vào quá trình phân phối hàng, giảm thiểu chi phí thừa, năng lượng trong quá trình phân phối mà không có hiệu quả.

Về quản lý chất thải, Vinamilk luôn tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên để giảm thiểu chất thải ra môi trường, theo đó: 100% rác thải được phân loại, thu gom và giao cho nhà thầu vận chuyển, xử lý; 100% nước thải từ hoạt động sản xuất và đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, hệ thống Biogas được áp dụng cho các trang trại Vinamilk, giảm thải lượng thải, khí nhà kính vào môi trường. Năng lực tái tạo từ Biogas được Vinamilk tận dụng cho hệ thống đun nước nóng, với công suất tương đương 11,6m3 nước nóng/giờ. Dạng phân rắn sẽ được xử lý và dùng để bón ruộng.

Trong khi đó, phân lỏng sẽ xử lý làm năng lượng, cung cấp nước nóng cho hệ thống vệ sih máy móc thiết bị, bùn được đưa ra làn đồng ruộng. Chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, Vinamilk thực thi chiến lược biến chất thải thành tài nguyên, qua đó giú cải thiện cấu trúc, độ phì của đất; giảm biến đổi khí hậu. Trong năm 2020, nguồn phân bò đã ủ hoai được tận dụng bón lót và bón thúc cho ngô, cỏ từ 100-160 tấn/ha/vụ.

Song song, các nguồn thải cũng được tận dụng như: Bùn thải cải tạo đất trồng cây xanh 30.096 kg/năm và tận dụng bã trà làm phân bón hữu cơ cho cây xanh 24.548 kg/năm. 7 đặc tính của chăn nuôi hữu cơ gồm: Tạo hệ sinh thái tự nhiên, phúc lợi đàn bò tốt, phân bón hữu cơ, cải thiện chất hữu cơ và đa dạng sinh học của đất, không thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, đồng cỏ không biến đổi gen và đàn bò không hoóc-môn tăng trưởng. Vinamilk đã đạt được nhiều kết quả như: Giảm 9% lượng nhựa sử dụng so với mức hiện tại; giảm được 15mm nhựa theo chiều ngang thải ra môi trường, giảm 3,26% lượng nhựa sử dụng; tái sử dụng túi giấy 4 lần; tiết kiệm 968.412 kg vật liệu nhựa…

Trong quá trình thực hiện, Vinamilk đã có nhiều thuận lợi như: Có chủ trương của Chính phủ về ứng dụng KTTH (Luật BVMT), các cấp lãnh đạo công ty quyết tâm, Có tiềm lực thực hiện, nhận nhiều hỗ trợ từ các đối tác, tổ chức, ban ngành.

Về khó khăn, chi phí cao, người tiêu dùng chưa thực sự đồng ý chi trả thêm chi phí phát sinh nếu có, chưa đồng bộ giữa các khâu dẫn đến chưa hoàn chỉnh quy trình tối ưu để ứng dụng kinh tế tuần hoàn Vinamilk kiến nghị cần các cơ quan chức năng đẩy mạnh nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là giáo dục trẻ em để hình thành nhận thức từ sớm; Chính phủ ban hành các chính sách xanh kịp thời, các quy định cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn; tạo quy định chung để các công ty phải thực hiện theo một cách công bằng, nhất quán.

Hợp tác đa bên để giảm thiểu chi phí, vận hành hiệu quả

Trình bày tham luận "Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị từ thực tiễn của Nestlé", bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý truyền thông và đối ngoại cao cấp, Công ty Nestlé Việt Nam nêu: Về mô hình KTTH thực tế, Nestlé Việt Nam đề ra kế hoạch đạt phát thải ròng bằng 0 đến 2025 bằng cách sử dụng điện từ năng lượng tái tạo, phương tiện vận tải thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, 100% bao bì sản phẩm có thể tái chế hoặc tái sử dụng đến 2025 thông qua cải tiến bao bì sản phẩm theo hướng tái chế được, giảm sử dụng nhựa nguyên sinh trong sản xuất, áp dụng mô hình KTTH trong quản lý chất thải như 100% bã cà phê được tái sử chế thành nhiên liệu sinh khối trong sản xuất. Cát thải từ lò hơi tiếp tục được tái chế thành gạch không nung, bùn thải tái chế thành phân bón hữu cơ.

Empty

Bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý truyền thông và đối ngoại cao cấp, Công ty Nestlé Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu.

Theo lộ trình đề ra, 100% nguyên liệu thu mua có trách nhiệm bằng cách hỗ trợ sản xuất cà phê bền vừng theo hướng nông nghiệp tái sinh, đạt mục tiêu trung hòa nước đến năm 2025 nhờ vào tiết kiệm và tái tạo nguồn nước.

Ngoài ra, đến 2025 các sản phẩm Nestlé sẽ áp dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Nestlé Việt Nam xác định doanh nghiệp phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình, hợp tác với nhiều nhà cung cấp để thay đổi hỗ trợ cho tái chế, giảm thiểu nhựa nguyên sinh trong bao bì. Hướng ngược lại, cần có sự ủng hộ của người tiêu dùng để hoạt động KTTH đạt hiệu quả cao.

Từ đó, Nestlé Việt Nam khuyến nghị cần tăng cường hợp tác đa bên để giảm thiểu chi phí, vận hành hiệu quả mô hình KTTH. Khi doanh nghiệp đã có sự đầu tư thì cần cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ thống thu gom và xử lý đồng bộ.

Bên cạnh đó, cần hạn chế, ngưng sử dụng nhựa một lần toàn diện và hợp lý cho các nhóm sản phẩm; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, đẩy việc sử dụng nguyên liệu tái chế và hỗ trợ phát triển thị trường nguyên liệu tái chế.

Nguồn tài chính cho doanh nghiệp phát triển KTTH vẫn là thách thức lớn

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV trình bày tham luận "Huy động nguồn lực tài chính phát triển kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp": Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển của KTTH đồng thời là đối tượng thụ hưởng lợi ích thiết thực từ các mô hình kinh tế sáng tạo và văn minh này. Tuy nhiên, nguồn tài chính cho doanh nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn vẫn là thách thức lớn cần sự đồng hành, nỗ lực của Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp với các giải pháp thiết thực hiệu quả. KTTH mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội.

Về thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho KTTH, Việt Nam đang bắt đầu bước vào kỷ nguyên kinh tế tuần hoàn với Quyết định 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022 về "Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" là bước ngoặt quan trọng góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về "0" vào năm 2050; đẩy mạnh ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế.

Để hỗ trợ thúc đẩy kinh tế xanh, KTTH, các nguồn lực tài chính đã và đang được huy động một cách tích cực, hiệu quả cho các doanh nghiệp và các hoạt động sản xuất, kinh doanh "xanh" (chủ yếu hiện nay vẫn là các nguồn lực cho tài chính "xanh").

Empty

TS. Cấn Văn Lực. Ảnh: Trọng Hiếu.

Về trái phiếu bền vững, theo Climate bonds và HSBC (2021), quy mô thị trường nợ bền vững, quy mô trái phiếu xanh, xã hội và bền vững của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD năm 2021, gấp 5 lần năm 2020, trong đó riêng quy mô trái phiếu xanh Việt Nam đạt 1 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng giá trị trái phiếu bền vững, đứng thứ hai ASEAN (sau Singapore). Công cụ nợ xanh ở Việt Nam được phát hành bởi Chính phủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính (đặc biệt là ngành vận tải và năng lượng). Một số đợt phát hành nổi bật là 425 triệu USD trái phiếu bền vững có quyền chọn của Vingroup trên thị trường quốc tế; 1.725 tỷ đồng trái phiếu xanh trong nước của EVNFinance.

Tuy nhiên, quy mô trái phiếu xanh Việt Nam còn nhỏ (chỉ chiếm 2,2% tổng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2021; thấp hơn 8 lần quy mô trái phiếu xanh của Singapore dù đứng thứ hai về quy mô phát hành trong ASEAN-6 năm 2021); chưa đáp ứng yêu cầu về ESG; chưa tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về phát hành trái phiếu xanh.

Về huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK), chỉ số bền vững (VNSI) bắt đầu từ năm 2017 với sự tham gia của 20 doanh nghiệp (DN) niêm yết bền vững hàng đầu Việt Nam (được lựa chọn trong số 100 công ty lớn nhất trên sàn HSX), các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này bao gồm các DN trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, xanh và ứng dụng công nghệ cao; năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…); chuyển đổi năng lượng sạch; giao thông, cung cấp điện nước, công nghệ thông tin và truyền thông.

Đồng thời, TTCK Việt Nam đã tham gia sáng kiến TTCK bền vững (SSE) từ năm 2016, tuy nhiên, việc tuân thủ khung quản trị ESG chưa phổ biến; bộ Chỉ số bền vững (VNSI) còn hạn chế số lượng DN và nhiều tiêu chí đã lạc hậu.    

Về vốn tín dụng ngân hàng, triển khai Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam (Quyết định 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018), theo NHNN, tính đến tháng 8/2022, có khoảng 70 tổ chức tín dụng (TCTD) xây dựng được sản phẩm tín dụng ngân hàng xanh; 9 TCTD có thiết lập các hỗ trợ, ưu đãi cho các khoản tín dụng xanh; gần 20 TCTD xây dựng được sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngành kinh tế. Dư nợ tín dụng xanh với các dự án xanh 451.000 tỷ đồng (chiếm 4,2% tổng dư nợ), gấp gần 6 lần mức 70,8 nghìn tỷ đồng năm 2015. Tính đến hết quý I/2022, tổng dư nợ đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội là 1,31 triệu tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ nền kinh tế. Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng cường hợp tác, thu hút vốn ODA từ các tổ chức quốc tế như ADB, IFC, ADF, IDFC … để tài trợ cho các dư án xanh, sản phẩm xanh như BIDV, VCB, Vietinbank, Agribank, SHB, HDBank, OCB ….  

Mặc dù dư nợ tín dụng xanh đã tăng trưởng tích cực trong giai đoạn 2016-2021, song quy mô dư nợ tín dụng xanh còn khá nhỏ so với tổng dư nợ nền kinh tế, hơn nữa chỉ tập trung vào một số NHTM lớn (nhiều NHTM chưa có hướng dẫn, vận hành cơ chế tài chính xanh từ các tổ chức quốc tế); nguồn tài chính cho tín dụng xanh còn phụ thuộc vào các dự án, chương trình có tài trợ quốc tế (thường quy mô nhỏ và điều kiện khắt khe). 

Theo đánh giá của WB (2021), Việt Nam sẽ cần đầu tư khoảng gần 370 tỷ USD (tương đương 6,8% GDP/năm) trong giai đoạn 2022-2040 để thực hiện lộ trình tăng trưởng xanh, với lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và thích ứng biến đổi khí hậu trong đó 35% từ ngân sách, 65% từ nguồn tư nhân(trong và ngoài nước). KTTH là xu thế tất yếu để phát triển kinh tế xanh, bền vững, tuy nhiên, khái niệm và nội hàm vẫn có sự khác biệt nhất định so với kinh tế xanh. Vì vậy, cần xây dựng và thực thi các cơ chế chính sách huy động nguồn lực tài chính cho KTTH gắn với kinh tế xanh là yêu cầu quan trọng trong thời gian tới.

Chúng tôi kiến nghị cần xây dựng và thực thi "văn hóa kinh tế tuần hoàn, văn hóa xanh' trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp; hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh

Đồng thời phát triển đa dạng các loại hình tài chính bền vững. Cụ thể, xây dựng quy trình thẩm định riêng hoặc sổ tay hướng dẫn về tín dụng đối với KTTH và sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho các ngành kinh tế.

Tích cực tham gia đàm phán, thu hút nguồn vốn quốc tế đa dạng, vốn ODA để tài trợ cho các dự án tín dụng "kinh tế tuần hoàn", dự án xanh.

Xây dựng lộ trình hỗ trợ với các DN phát triển kinh tế tuần hoàn (có thể chọn lọc một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát trển đang được ưu đãi như năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), nông nghiệp sạch, công nghệ cao; DN công nghệ thông tin, DN vừa và nhỏ….

Đánh giá nhu cầu đầu tư ESG của các quỹ đầu tư ESG khu vực và thế giới vào các DN, lĩnh vực có tiềm năng của Việt Nam. Xây dựng các Quỹ tái cấp vốn, cơ chế liên kết tài trợ kinh tế tuần hoàn với lãi suất ưu đãi  

Đối với doanh nghiệp, cần đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và tái chế sản phẩm đã qua sử dụng (nhựa, thủy tinh, bao bì nhựa, bao bì nilông…); tăng cường nguyên liệu sạch, nguyên liệu tại chỗ.

Các DN niêm yết, công ty đại chúng chú trọng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS); tăng cường các thông tin/báo cáo bằng tiếng Anh; tích hợp các yếu tố ESG, tiêu chí xanh vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng giá trị DN khi niêm yết, phát hành trái phiếu, trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững, được tiếp cận các khoản vay ưu đãi, bảo lãnh tín dụng của các tổ chức quốc tế;

Xây dựng phương án huy động các nguồn lực tài chính khả thi cho phát triển dự án kinh tế tuần hoàn, (phương thức, quy mô, thời điểm, lãi suất, tiêu chuẩn phát hành, nhà đầu tư trong nước/quốc tế…).

Hoàn thiện hệ thống cơ sở thông tin, dữ liệu về nguồn lực tài chính cho kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực tài chính cho kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là từ các quỹ đầu tư, các thị trường tài chính quốc tế, nguồn vốn tài trợ song và đa phương, cả ưu đãi và thương mại, mới có thể huy động đủ nguồn lực cho 3 mục tiêu chính là: Tăng trưởng xanh, đạt mục tiêu lượng phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 và thích ứng biến đổi khí hậu như nêu trên.

PHẦN THẢO LUẬN MỞ

*Bước sang phiên II thảo luận mở của hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn, Trưởng ban tổ chức hội thảo là người điều phối.

TS Nguyễn Anh Tuấn: Trong phiên I, chúng ta đã nghe phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân, tham luận từ 2 bộ chuyên ngành được Chính phủ giao xây dựng các văn bản pháp quy về kinh tế tuần hoàn, tham luận của 3 doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực kinh tế này, tham luận của 1 chuyên gia độc lập.

Xây dựng chính sách thuế phát triển KTTH đồng bộ

Thời gian còn lại tôi muốn chúng ta sẽ bàn về 1 số vấn đề chính yếu và cụ thể nhất. Câu chuyện đầu tiên rất cụ thể, vướng mắc về thuế VAT, có một câu hỏi được gửi từ doanh nghiệp tái chế, đó là khi họ đi thu gom rác thải không có thuế VAT nhưng bán ra lại phải xuất hóa đơn thuế VAT. Câu hỏi này rất mong đại diện bên Tổng Cục thuế sẽ có câu trả lời.

Bà Mạnh Thị Tuyết Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính): Tôi rất vui khi được tham gia hội thảo này, qua đó có thể hiểu hơn về mô hình KTTH mà doanh nghiệp đang áp dụng.

Empty

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế. Ảnh: Trọng Hiếu.

Các tổ chức, cá nhân thực hiện KTTH thuộc các hoạt động đầu tư và các công việc bảo vệ môi trường,hoạt động sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường, thuộc dự án được ưu đãi đầu tư sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, vốn đầu tư cũng như lệ phí, trợ giá.

Theo pháp luật thuế hiện hành, quy định các ngành nghề liên quan đến năng lượng tái táo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu huy chất thải,… được coi là ngành đặc biệt ưu đãi đầu tư, hưởng ưu đãi thuế cao nhất là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo và hưởng thuế suất 15% trong 15 năm.

Trên cơ sở các tham luận, chúng tôi nắm được cụ thể hơn về KTTH tại Việt Nam để xây dựng chính sách, đặc biệt là chính sách thuế trong phát triển KTTH để đồng bộ các ngành, nghề được ưu đãi đầu tư.

Tuy nhiên, để trả lời về chính sách thuế GTGT cụ thể đối với các trường hợp, cần phải có đầy đủ hồ sơ và tình hình trực tiếp của doanh nghiệp để có thể đưa ra đánh giá cụ thể, doanh nghiệp cần gửi hồ sơ trực tiếp cho Tổng cục Thuế.

Cần tách lớp doanh nghiệp để có chính sách hỗ trợ phù hợp

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tất cả các tham luận đều nghị phải hoàn thiện cơ chế chính sách. Hệ thống luật pháp của chúng ta lâu nay bị đánh giá thiếu đồng bộ, chậm ban hành, "có luật chờ nghị định, có nghị định chờ thông tư", vì vậy một chủ trương được đưa ra rất lâu mới có thể đi vào cuộc sống bằng những chính sách cụ thể. Xin hỏi GS-TSKH. Nguyễn Mại, theo kinh nghiệm của ông, với việc xây dựng các văn bản liên quan đến KTTH, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp và hợp tác với nhau như thế nào?

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Vấn đề thứ nhất là luật pháp, xây dựng luật pháp khó nhưng đáp ứng được cuộc sống mới khó. Các DN lớn như Tân Hiệp Phát, Vingroup cần hỗ trợ về điều kiện thực hiện, nhưng 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là hỗ trợ về tài chính, tín dụng ưu đãi. Chẳng hạn, NHNN có chỉ thị nghiêm cấm các ngân hàng thương mại hỗ trợ DN vừa và nhỏ, đòi hỏi những điều kiện quá đáng như có lãi, có bảo lãnh,… trong khi đó DNVVN lo thoát khỏi khó khăn để có tiền lương hàng tháng cho công nhân thì làm sao triển khai được KTTH?

Empty

GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tôi cho rằng chúng ta phải đánh cược giữa phát triển kinh tế xanh với rủi ro ngân hàng phải chịu để đa số DNVVN có thể tham gia, phấn đấu 20% vào năm 2023 và 50% vào năm 2025. Tôi mong rằng nghị định Chính phủ sắp tới, cần lưu ý khi nói về chính sách đối với DN, tách ông lớn ra, tách DNVVN và đặc biệt DN siêu nhỏ, cần có chính sách rõ ràng. Với việc hỗ trợ đó, dứt khoát người đứng đầu các cơ quan tài chính thuế thực hiện và cam kết với cộng đồng DN và nếu không làm được phải có chế tài.

Hai là, việc áp dụng mô hình nước ngoài tôi tán thành nhưng có quá nhiều mô hình thành công ở Việt Nam. Việc khó nhất là đi học nhiều nhưng áp dụng khó, còn cái ở Việt Nam áp dụng quá dễ. Ví dụ, tỉnh Đồng Tháp hiện nay đã xử lý được 90% chai thuốc trừ sâu, chỉ còn 10% chưa xử lý và phấn đấu năm 2023 xử lý được 100%. Trong khi đó, Hà Nội và TP.HCM vẫn chôn rác là chính, chuyện xử lý rác bây giờ không còn quá khó, rất nhiều DN sẵn sàng đầu tư xử lý.

Trong chế tài, các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, TP.HCM phải đi trước và dứt khoát Đảng và Nhà nước bắt buộc người đứng đầu trong vòng 3 năm phải xử lý được 70-80% rác thải và đưa vào nghị quyết HĐND tỉnh, thành phố. Vừa rồi Hà Nội có mô hình rất hay, có 4 siêu thị 0 đồng, những người không có quần áo chỉ cần đến đó nhận và khôgn cần trả tiền. Nếu Hà Nội làm thêm 10-20 siêu thị thì không cần mất tiền, mà còn làm cho tình thương yêu chia sẻ tăng lên. Ở TP.HCM ai cũng có rác thải tiêu dùng lâu dài như điện lạnh, rất nhiều phường từ thứ Bảy và Chủ nhật công bố ai có rác thải tiêu dùng đem đến phường. Rõ ràng tất cả chúng ta đều có thể làm được, chỉ cần nhân rộng mô hình tại Việt Nam.

Ba là, cách chúng ta hiện nay đang làm nghị định quá lâu. DN cũng thế, làm KTTH ban đầu mất nhiều chi phí nhưng sau đó không chỉ có lợi mà người tiêu dùng tăng được sự nhiệt tình tiêu dùng hàng hóa của DN. Vấn đề là đừng đi vào những cái tính toán thiệt hại ngân sách ngân sách Nhà nước, ưu đãi tín dụng mà phải tính đến lợi ích người tiêu dùng. Tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) lũy kế 8 tháng năm 2022 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.002.874 tỷ đồng, bằng 85,4% so với dự toán, bằng 118,4% so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ cần lấy 1% ngân sách Nhà nước để đầu tư KTTH, giúp đỡ những DNVVN và địa phương không có ngân sách làm kinh tế xanh.

Tôi cho rằng, Thủ tướng Chính phủ cần đứng ra và huy động lực lượng DN, chuyên gia kinh tế đứng trên quan điểm chung hình thành chính sách có lợi ích lâu dài, mặc dù trong vài năm giảm thu một chút. Không phải chúng ta thiếu thể chế mà thể chế chưa đi vào cuộc sống, phải được áp dụng những nơi cần áp dụng, từ đó nhân rộng ra cả nước.

"Rác thải ở Hà Nội là thách thức lớn, nhưng cũng là tài nguyên"

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến của GS-TSKH. Nguyễn Mại. Tiếp theo mạch này, trong hội trường có ông Nguyễn Minh Đức, Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị, đại biểu HĐND TP. Hà Nội, ông có thể chia sẻ thêm vấn đề này?

Ông Nguyễn Minh Đức: 3 vấn đề đặt ra cần giải quyết là vấn đề pháp lý, bảo vệ môi trường, tiết kiệm về tài nguyên và nguồn lực. Tôi đồng tình các khuyến nghị về chính sách thuế, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ có diều kiện thực hiện kinh tế tuấn hoàn. Tôi đề nghị sau các luật và nghị định cần có chính sách cụ thể thì mới đưa luật vào cuộc sống để khuyến khích kinh tế tuàn hoàn.

Empty

Ông Nguyễn Minh Đức, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, đại biểu HĐND TP. Hà Nội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Hiện tại, số rác thải tại Hà Nội là 8.000 tấn/ngày, nếu nhà máy điện rác Thiên Ý phát huy hết 100% công suất thì mới giải quyết khoảng 70% số rác thải. Hiện, cũng có 1 nhà máy rác từ Nhật tài trợ đốt ác chất thải rác, nhưng chỉ giải quyết từ 1.000 – 2.000 tấn/ngày. Rác thải ở Hà Nội là thách thức lớn, nhưng cũng là tài nguyên. Nếu phân loại rác, chúng ta có nhiều nguồn lực để thực hiện tái chế. Chúng ta đã thực hiện Luật BVMT về phân loại rác, một số quận huyện đã thí điểm và kỳ vọng sau 2022-2023 sẽ thực hiện đại trà.

Qua hội thảo, chúng ta thấy vấn đề không chỉ là giải quyết rác thải, mà còn là sử dụng các sản phẩm, dụng cụ, dùng các sản phẩm cũ. Các thành phố lớn hình thành trung tâm trao đổi, chợ, sản phẩm cũ. Như thế, thay đổi nhận thức của xã hội là rất quan trọng, chúng tôi cam kết cùng Tạp chí Nhà đầu tư tuyên truyền quảng bá các mô hình kinh tế tuần hoàn.

Quan trọng hơn, phải tìm ra các mô hình mà người dân sử dụng được, các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng được; các công ty công nghệ phải cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để áp dụng công nghệ này.

Doanh nghiệp tái chế tiếp cận vốn tín dụng xanh "vô cùng khó khăn"

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Liên quan đến vấn đề xử lý rác thải và tái chế, ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc điều hành Khối Dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn (FiinGroup) đã có tham luận hết sức cụ thể và sinh động về tái chế nhựa. Ông có thể phát biểu thêm ý kiến gì về những quan điểm GS-TSKH. Nguyễn Mại đưa ra?

Ông Lê Xuân Đồng: Ba vấn đề cần được quan tâm: Một là cần xác định rác thải nhựa là tài nguyên; hai là thách thức DN tái chế gặp phải và 3 là một số kiến nghị giải pháp hỗ trợ.

Nguồn tài nguyên xác định hàng năm xả thải môi trường khoảng 3 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó 25% được tái chế, còn lại 75% chôn lấp hoặc xả ra môi trường. Đây là nguồn tài nguyên bị lãng phí, trong khi mỗi năm Việt Nam nhập 6,6 triệu tấn hạt nhựa nguyên sinh và nhập cả rác thải nhựa để tái chế. Điều này đặt ra tiềm năng thị trường rác thải nhựa trong tương lai.

3 khó khăn lớn nhất với DN tái chế rác thải nhựa hiện nay là nguồn cung rác thải nhựa, đây là thách thức. Rác thải nhựa thu gom phần lớn qua kênh phi chính thức, các vựa đồng nát, dẫn tới lượng rác thải nhựa giá thành cao, chưa nhiều. Các DN muốn thu gom vô cùng khó khăn. Ví dụ, hiện tại 10 DN tái chế nhựa lớn nhất, thì có tời 9 DN hoạt động dựa vào rác thải nhựa nhập khẩu vì thủ gom không đủ. Thu gom đủ rác đầu vào là thách thức.

Empty

Ông Lê Xuân Đồng. Ảnh: Trọng Hiếu.

Về đầu ra, hiện tại với rác thải nhựa chất lượng cao rất ít thị trường, đa số là hạt tái chế chất lượng thấp, loại hạt tái chế chất lượng cao cũng ít làm được. Hàng năm khoảng 55-58.000 tấn nhựa chất lượng cao để sản xuất bao bì. Nhưng cũng chưa có cơ chế, quy định bắt buộc phải có bao nhiêu nhựa tái chế trong sản phẩm nên đầu ra, giá thành hạt nhựa tái chế chất lượng cao cũng rất bấp bênh. Giải pháp:

Chúng tôi đề xuất 3 vấn đề cần giải quyết: Thứ nhất là nguồn cung rác thải nhựa, Bộ TN&MT cần nhanh chóng xây dựng hướng dẫn quy chế về kỹ thuật trong thu gom xử lý rác thải nhựa để phục vụ tái chế. Cần có đào tạo, tuyên truyền để người dân thu gom, phân loại rác thải.

Thứ 2 là về đầu ra cần chính sách thuế hỗ trợ DN có sản phẩm nhựa tại chế. Cần có loại thuế VAT riêng cho loại có hàm lượng tái chế hoặc có quy chế bắc buộc 30% nhựa tại chế trong sản phẩm thì mói hỗ trợ được đầu ra.

Thứ 3 là hỗ trợ tín dụng xanh cho DN. Qua gặp gỡ DN mới thấy, DN tái chế nhựa chủ yếu là nhỏ và vừa, tiếp cận vốn tín dụng xanh là vô cùng khó khăn. Tín dụng xanh chủ yếu cho dự án lớn, NLTT. Phía NHNN, NHTM cần có sản phẩm tín dụng chuyên nghiệp cho DN tái chế. Ngoài ra, hiện thị trường VN đã có đơn vị dán nhãn xanh, tổ chức sáng kiến trái phiếu khí hậu để cung cấp dịch vụ dán nhãn cho sản phẩm xanh, chủ dự án chỉ cầm chứng nhận đó để tiếp cận vốn.

Trái phiếu xanh ở Việt Nam chỉ chiếm 4% tổng tín dụng

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Vấn đề tài chính đã được chuyên gia Cấn Văn Lực nêu, rất nhiều đại biểu đề xuất, nhưng có một điều tôi chưa hình dung ra, đó là trái phiếu xanh của doanh nghiệp. Vậy loại trái phiếu này do doanh nghiệp phát hành có được quy định trong Nghị đinh 153 sắp ban hành không?. Bởi theo tôi hiểu nếu không có quy định cụ thể thì cũng không thể áp dụng được, xin mời chia sẻ từ TS. Lê Xuân Nghĩa.

TS. Lê Xuân Nghĩa: Tôi đồng ý với ý kiến ông Lê Xuân Đồng, tín dụng xanh tăng rất nhanh trong thời gian gần đây với tốc độ 63%/năm, song đây chỉ do điện gió, điện mặt trời nở rộ.

Vì vậy, trong lĩnh vực trái phiếu phát hành vừa qua gọi là xanh vì nó phát hành theo điện gió và điện mặt trời. Theo tôi dừng tại đây thì không ổn, vì không phải lúc nào cũng có điện gió và điện mặt trời, còn vô số thứ "xanh" khác. Trên thế giới, họ ưu tiên số 1 cho trái phiếu xanh chứ không phải tín dụng xanh vì tiền gửi của người dân "khó xanh".

Empty

TS. Lê Xuân Nghĩa. Ảnh: Trọng Hiếu.

Ví dụ Thái Lan, trái phiếu xanh gấp 14 lần tín dụng xanh, còn Việt Nam hiện nay trái phiếu xanh chỉ chiếm 4% tổng tín dụng, nếu nói tín dụng xanh tính trên vốn trung dài hạn của ngân hàng thì chiếm khoảng 5 triệu tỷ, tín dụng xanh dành cho điện gió, điện mặt trời lên đến 500.000 tỷ đồng, khoảng 10% vốn trung và dài hạn.

Chúng ta không thể kỳ vọng nhiều vào tín dụng xanh của ngân hàng, vì nó lệ thuộc vào rất nhiều thứ, riêng trong quá trình thẩm định dự án cho vay, việc thẩm định môi trường không khả thi và không thực tế. Với quy định hiện tại của NHTW tương đối tiên phong trong việc phát triển tín dụng xanh, nhwung tôi nghĩ nên tập trung vào trái phiếu. Cần làm thế nào để trái phiếu có kỳ hạn dài, lãi suất thấp?. Những Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cần làm ra sao?.

Lấy ví dụ Thái Lan, họ thành lập quỹ phát triển xanh để bảo lãnh cho doanh nghiệp thực sự có dự án xanh, số trái phiếu này được phát hành dài hạn với lãi suất thấp, có bảo lãnh của quỹ, từ đó nhà đầu tư tin để mua các trái phiếu dài hạn, có thể mang đi cầm cố hoặc chiết khấu tại ngân hàng.

Tôi nghĩ DNVVN cần những thứ đó. Song cần lưu ý rằng, nếu bây giờ thành lập quỹ, cần có thiết kế cụ thể, rõ ràng, đặc biệt cần đánh thuế cao với sản phẩm không sạch. Về trái phiếu, trong tương lai gần sẽ trở thành nguồn vốn trung và dài hạn chủ yếu, theo tôi nếu đưa được trái phiếu xanh vào Nghị định 153 hay được bảo lãnh bởi quỹ thì loại hình này sẽ thành công.

Mô hình "3 nhà" như cơ chế bao trùm sự vận hành KTTH

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Có một giải pháp của một nhà khoa học, một chuyên gia về kinh tế tuần hoàn, đó là PGS-TS. Nguyễn Hồng Quân, Viện Nghiên cứu phát triển KTTH (Đại học Quốc gia TP.HCM), ông đưa ra giải pháp phối hợp 3 "nhà", xin anh chia sẻ sâu thêm làm sao để giải pháp này có thể đi vào cuộc sống nếu không có chế tài nào điều chỉnh?

PGS-TS. Nguyễn Hồng Quân: Mô hình KTTH mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, cơ hội phát triển nghiên cứu đổi mới của khối học thuật và nêu bật vai trò điều hành của khối chính phủ. Quan trọng hơn, các giải pháp và nguyên tắc của mô hình KTTH còn tạo ra không gian giao thoa có ý nghĩa cho mô hình "3 nhà": Chính phủ - Khối học thuật - Doanh nghiệp (Triple Helix) từ đó thúc đẩy các hợp tác tích cực để nâng cao sức mạnh tổng hợp của ba chủ thể này.

Empty

PGS-TS. Nguyễn Hồng Quân. Ảnh: Trọng Hiếu.

Đặc biệt, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn gặp nhiều rào cản cả từ nội tại và các nhân tố môi trường bên ngoài khi tham gia vào mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình hợp tác "3 nhà" Triple Helix càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa. Nâng cao chất lượng hợp tác Triple Helix trong không gian giao thoa này hứa hẹn sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn về cả mặt kinh tế và môi trường, xã hội cho cả ba chủ thể.

Trong chủ đề "Kết nối hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao, làm chủ, ứng dụng và đổi mới công nghệ", nhóm nghiên cứu chúng tôi đề xuất tích hợp Triple Helix - hợp tác giao thoa giữa "3 nhà": Chính phủ - Doanh nghiệp - Khối học thuật trong mô hình KTTH đóng vai trò như một cơ chế bao trùm sự vận hành cả ba chủ thể này.

Mô hình "3 nhà" rất đa dạng, mỗi vai trò mỗi nhà có đặc thù riêng và nhìn ở nhiều cấp độ khác nhau. Ví dụ, triển khai hệ thống DNVVN khác với DN lớn và DN FDI và thậm chí muốn xây dựng, tạo chính sách cần có đánh giá, nghiên cứu cụ thể.

Thứ nhất liên quan tới 3 nhà khi áp dụng công nghệ, thật sự nếu khoa học công nghệ nhìn góc độ khoa họ kỹ thuật thì rất giới hạn, vì tiềm lực chuyển đổi rất khó. Đây là bài toán đa giá trị, các bộ ngành cần phải cùng ngồi lại với nhau.

Tuy nhiên, khoa học xã hội còn rất hạn chế, chúng ta phải có nghiên cứu chuyên sâu về mặt xã hội, đâu là tác động đến người dân, đến DN. Nếu không nhìn nhận góc đó thì không thể lồng ghép được các chương trình quốc gia.

Theo tôi, các giải pháp cần những mô hình có tính chất mô hình lớn hơn, vấn đề tài chính đặc biệt là liên quan đến công nghệ và chương trình đó cần triển khai với nhiều bộ ngành, gắn với các DN công nghệ lớn cùng tham gia mới có tác động đến DNVVN. Những DN lớn cần đồng hành, kéo DNVVN vào chuỗi cung ứng của họ, khai thác được bài toán nguồn lực. Khi triển khai mô hình KTTH, cần lồng ghép chính sách hiện hữu, các chương trình quốc gia các bộ, ngành phải ngồi với nhau, bên cạnh đó tận dụng một số nguồn lực quốc tế khác.

Chính sách thuế làm doanh nghiệp không còn "hứng thú"

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tôi rất mong các nhà khoa học đi liền được với các doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, cần phải thể chế hóa câu chuyện này như nào? Vì với doanh nghiệp lớn thì quá rõ ràng, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải ai cũng đủ lực để tìm đến các nhà khoa học. Tiếp theo, trong hội trường có hai doanh nghiệp với hai mô hình kinh tế tuần hoàn rất thực tiễn, một nông nghiệp và một công nghiệp nhẹ, xin mời hai vị đại diện có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình.

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty T&T 159: Với 10 năm nghiên cứu và thực tiễn, tôi cho rằng kinh tế tuần hoàn vốn là kết quả của các mô hình sản xuất, kinh doanh và không bị lệ thuộc, khống chế bởi khuôn mẫu nào. Nó tùy thuộc vào điều kiện tổ chức năng lực của mỗi cá nhân và đơn vị. Nếu đặt ra các tiêu chí, sẽ khó để các đối tượng tiếp cận, trong khi đó ai cũng có thể tổ chức tốt mô hình KTTH.

Empty

Ông Hà Văn Thắng. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tôi cho rằng KTTH giải quyết 3 mục tiêu lớn là hiệu quả kinh tế, đa dạng - linh hoạt từ các mô hình kinh doanh tuần hoàn, phát triển trên nền tảng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ sinh học, nghĩa là chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh tế tuyến tính sang sản xuất tuần hoàn.

Tôi nghĩ tổ chức sản xuất tuần hoàn không chỉ là ứng dụng sản xuất tuần hoàn đơn thuần để đạt ngưỡng trở thành nền kinh tế xanh.

Về mặt chính sách, đã tổ chức sản xuất tuần hoàn thì phải có đổi mới sáng tạo, nhưng chúng ta đang thiếu khuôn khổ pháp luật, nên các giải pháp đưa ra thường vị vướng rào cản. Đơn cử, chúng tôi không được ưu tiên khi làm đệm lót sinh học, nhưng ngành thuế giải thích 26 mặt hàng giảm giá trị gia tăng không có chữ đệm lót sinh học, và bị áp 10% thuế.

Chúng tôi có hệ sinh thái và muốn lan tỏa công nghệ này, nhưng với việc áp thuế như trên không còn hứng thú nữa. Đánh giá tác động môi trường thì cũng vậy, khi làm thủ tục đầu tư, cơ quan môi trường đánh giá cao giải pháp, nhưng không có hệ thống xử lý nước thải (do chúng tôi tận dụng cả nước tiểu làm phân bón vi sinh), trong khi việc này lại không cần thiết.

Đây là những vấn đề bất cập, nếu sửa bộ luật thì cần thời gian, không riêng gì sản xuất tuần hoàn, các mô hình khác cũng cần có hành lang. Ví dụ, có quy dịnh các mô hình kinh doanh mới được phép thí điểm, thử nghiệm… nhưng cần quy định, chế tài phải tổng kết, đánh giá trong khoảng thời gian từ 1-3 năm.

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Tuyên Quang: Sản xuất tuần hoàn là từ chất thải rắn, từ mỏ khai thác đất, than, tro, xỉ thải đều có thể đưa vào sản xuất ra gạch tuynel công nghệ cao.

Empty

Ông Nguyễn Hữu Thập. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nguyên liệu sản xuất với gạch tuynel công nghệ cao, xử lý được cả chất thải rắn của công trường xây dựng, không dùng than, chỉ dùng nguyên liệu đã qua xử lý. Ngày xưa nói phát thải lên trời nhưng nay toàn bộ nhiệt nung được thu hồi toàn bộ để xẩy gạch mộc, khí được hấp thụ, phát thải ra chỉ còn hơi nước.

Chúng tôi không cần gì ưu đãi cả, vì hiện kinh tế tuần hoàn mang lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường, xã hội. Có thể một số lĩnh vực khác cần hỗ trợ Nhà nước nhưng với DN của chúng tôi thì không cần.

Kiến nghị ưu đãi hỗ trợ Thuế TNDN cho doanh nghiệp thực hiện mô hình KTTH

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Ở đây có một người đã lắng nghe từ sáng tới giờ, đó là ông Hoàng Mạnh Phương, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), xin hỏi ông đánh giá thế nào về các ý kiến đã đề xuất, và xin ông cho biết Nghị định Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng sẽ hướng cốt lõi đến vấn đề gì?

Ông Hoàng Mạnh Phương: Trước hết phải nói rằng, hội thảo của Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn đều chất lượng. Về câu hỏi đưa ra, hiện nay Chính phủ giao Bộ KHĐT xây dựng nghị định thí điểm một số cơ chế chính sách phát triển KTTH, trong đó có đưa ra tiêu chí. Cho đến nay ban soạn thảo đã đưa ra đề xuất, định hướng nhưng sau khi nghe ý kiến của doanh nghiệp tôi thấy rằng dự thảo này cần có cuộc hội thảo riêng.

Empty

Ông Hoàng Mạnh Phương. Ảnh: Trọng Hiếu.

Thứ nhất, đứng ở góc độ vĩ mô nền kinh tế. Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 08 đã có, tôi nhận thấy rằng mô hình kinh tế hiện nay mới ở góc độ kỹ thuật nhiều hơn. Do vậy, nghị định sắp tới sẽ đưa ra các tiêu chí về điều kiện đầu tư để tránh trùng lặp.

Hai là, liệu có chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư nào không, để minh chứng cho nhận định này từ góc độ cam kết quốc tế, Chính phủ đã cam kết có kế hoạch thực thi, khuyến khích và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Đứng ở góc độ chính sách đầu tư, chúng tôi thấy ưu đãi như cơ chế tái chế trong luật đầu tư đã có, ở luật đấu thầu có cơ chế để mua sắm đã có cơ chế ưu đãi đối với những sản phẩm xanh. Tôi cho rằng ưu đãi hỗ trợ đầu tư đã có, nghị định sắp tới không quá tập trung vào điều đó.

Liên quan đến tín dụng xanh, tôi đồng tình với TS. Lê Xuân Nghĩa. Riêng quỹ hỗ trợ đầu tư, đấy là chính sách không dễ thực hiện, cũng cần lưu ý rằng việc thẩm tra dự án khi cho vay dự án không hề đơn giản. Nếu chỉ dựa vào trái phiếu thì không có cơ chế, tôi cho rằng trong nghị định sẽ trình Chính phủ quý I/2023, sắp tới viện quản lý sẽ mời các bên liên quan làm hội thảo trực tiếp.

Sắp tới, chúng tôi sẽ kiến nghị ưu đãi hỗ trợ về thuế TNDN cho doanh nghiệp thực hiện mô hình này, đồng thời kiến nghị sửa đổi những ưu đãi luật thuế trong năm 2023-2024.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Ý kiến cuối cùng trong buổi thảo luận xin mời PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, người được xem là đầu mối tất cả các vấn đề liên quan đến KTTH tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông đã nghe rất nhiều ý kiến của các đại biểu từ sáng giờ, ông có chia sẻ lại vấn đề gì không?

PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ: Về tiêu chí xanh để phát hành trái phiếu xanh, chúng tôi đã trình Chính phủ vào ngày 17/8 để lấy ý kiến, trong đó đã hài hòa với các tiêu chí của IFC và WB. Chúng tôi cũng đã làm việc trực tiếp với NHNN và Bộ Tài chính, quy định cụ thể chính sách ưu đãi, đầu tư, môi trường, đất đai và quỹ mua sắm xanh.

Trong đó, kiến của các địa biểu liên quan về giáo dục và đào tạo là lồng ghép yêu cầu nội dung về KTTH vào chương trình giáo dục từ Phổ thông đến Đại học. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phân loại xanh ban hành vào tháng 12/2022 và KTTH ban hành vào tháng 12/2024.

Theo đó, nội dung yêu cầu nguyên tắc là người phát thải phải trả phí, người nào hấp thụ carbon sẽ được chi trả. Tất cả lộ trình này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện, thông qua dự thảo sắp được ban hành sẽ là cơ sở thực hiện ưu đãi đầu tư, phát hành trái phiếu xanh, mua sắm xanh và cơ sở thực hiện KTTH trong thời gian tới.

Empty

Ban tổ chức hội thảo tặng hoa cho các diễn giả. Ảnh: Trọng Hiếu.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Đến giờ phút này cá nhân tôi và tôi tin rằng rất nhiều đại biểu khác nữa nhận thấy rằng, mục tiêu chúng ta đặt ra cho hội thảo về cơ bản đã đạt được. Đó là tạo nên một diễn đàn đối thoại giữa các doanh nghiệp đang thực thi kinh tế tuần hoàn với các cơ quan chức năng của Chính phủ, để làm sao đưa ra các khuyến nghị chính sách, chỉ ra nhận diện những rào cản vướng mắc và cần phải có những biện pháp tháo gỡ.

Hôm nay rất nhiều đại biểu đã đưa ra những khuyến nghị về chính sách và các giải pháp. Và đặc biệt là những góp ý liên quan đến chính sách hỗ trợ, có những mô hình có thể không cần chính sách ưu đãi nhưng có mô hình lại rất cần hỗ trợ.

Chúng tôi rất mong là đại diện bên Bộ Tài chính cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường điều chỉnh chính sách thuế, các thuế suất đảm bảo làm sao có những ưu đãi hỗ trợ thích đáng cho sản phẩm xanh, sạch, sản phẩm tái chế, sản phẩm phục vụ cho kinh tế tuần hoàn. Rất mong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường thực hiện đúng tiến độ nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao trong Quyết định ban hành ngày 7/6 vừa rồi. Một lần nữa xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe các vị đại biểu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ