Thị trường năng lượng châu Âu đối mặt với khủng hoảng thanh khoản 1.500 tỷ USD
Do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine, châu Âu đang vật lộn với một cuộc khủng hoảng năng lượng đáng sợ. Còn thị trường năng lượng châu Âu thì phải đối mặt với thảm họa thanh khoản với mức độ ký quỹ kỷ lục.
Theo công ty dầu khí Na Uy Equinor, giao dịch năng lượng ở châu Âu đang phải đối mặt với những căng thẳng nghiêm trọng do các lệnh ký quỹ có giá trị ít nhất là 1.500 tỷ USD. Điều này đang gây thêm áp lực cho các chính phủ phải bơm tiền thêm để duy trì bộ đệm thanh khoản.
Bên cạnh lạm phát gia tăng, cuộc khủng hoảng năng lượng đang hút vốn để đảm bảo cho các giao dịch trong bối cảnh giá cả biến động mạnh. Giá năng lượng đã biến động trong một phạm vi rộng đến mức nhiều công ty hiện đang vật lộn để xử lý các lệnh gọi ký quỹ. Họ yêu cầu thêm tài sản thế chấp để đảm bảo các vị thế giao dịch đồng thời buộc các nhà giao dịch phải đảm bảo hạn mức tín dụng trị giá hàng tỷ Euro.
Helge Haugane, Phó chủ tịch cấp cao về khí đốt và năng lượng của Equinor nói: "Hỗ trợ thanh khoản sẽ là cần thiết. Đây là nguồn vốn đã chết và bị ràng buộc trong các giao dịch ký quỹ. Nếu các công ty cần phải bỏ ra nhiều tiền như vậy, điều đó có nghĩa là thanh khoản trên thị trường cạn kiệt. Điều này không tốt cho thị trường khí đốt". Haugane đã lưu ý các giao dịch phái sinh cần tiền hỗ trợ và nói thêm rằng khoản ước tính ký quỹ 1.500 tỷ USD được tính toán khá cẩn trọng.

Nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu tính từ 2008-2024. Ảnh: World Economic Forum.
Báo cáo của tổ chức giám sát tài chính phi chính phủ Finance Watch có trụ sở tại Brussels tiết lộ rằng 60 ngân hàng lớn nhất trên thế giới có mức tín dụng cho nhiên liệu hóa thạch là xấp xỉ 1.350 tỷ USD với hơn một nửa trong tổng số này là của các ngân hàng châu Á. Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng 22 ngân hàng châu Âu có mặt trong phân tích đã trích ra 239 tỷ USD tín dụng để cung cấp tài chính cho các hoạt động liên quan đến nhiên liệu hóa thạch. Các ngân hàng tại Bắc Mỹ có số tiền tương đương.
Finance Watch cũng đã tính toán lượng vốn bổ sung mà các ngân hàng này sẽ cần để tính đúng mức rủi ro khi tín dụng cho nhiên liệu hóa thạch trở thành tài sản bị mắc kẹt. Báo cáo cho biết mặc dù các ngân hàng châu Âu và Bắc Mỹ chi cùng mức cho nhiên liệu hóa thạch, các ngân hàng EU sẽ cần nhiều vốn hơn đáng kể để trang trải rủi ro vì chúng được hỗ trợ bởi giá trị tài sản thế chấp thấp hơn nhiều.
Finance Watch đã lập luận rằng các ngân hàng nên hỗ trợ thấu chi cho nhiên liệu hóa thạch bằng nguồn vốn bổ sung. Tổ chức này đưa ra trọng số rủi ro là 150%, có nghĩa là mọi khoản vay cho các công ty có hoạt động trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch hiện có sẽ phải được hỗ trợ bằng 12% vốn.
Trở lại vào tháng 9, Cơ quan Ngân hàng châu Âu (EBA) đã đưa ra phản hồi với Ủy ban châu Âu về mức độ cao của các lệnh ký quỹ và sự biến động vượt mức trên thị trường năng lượng châu Âu.
Ủy ban châu Âu đã yêu cầu Cơ quan Ngân hàng châu Âu (EBA) xem xét ''bất kỳ biện pháp khả thi nào khác để giảm thiểu những thách thức thanh khoản mà các công ty năng lượng đang phải đối mặt, bao gồm các cách để cải thiện tính minh bạch, biến động và khả năng dự đoán của các lệnh ký quỹ, cụ thể là kỹ quỹ trong ngày".
Phản hồi của ECB là: "EBA chưa xác định được bất kỳ thay đổi tiềm năng nào đối với khuôn khổ an toàn để có thể giúp giảm nhẹ bớt tình hình hiện tại một cách hiệu quả. Điều này phản ánh thực tế rằng hầu hết các hạn chế liên quan mà EBA đã xác định bắt nguồn từ các giới hạn hiện có về quản lý rủi ro nội bộ được quyết định bởi các ngân hàng và/hoặc các đối tác thanh toán bù trừ trung tâm (CCP).
Quyết định này đến từ khẩu vị rủi ro của họ và các nguồn kinh doanh bền vững với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, các ngân hàng đang phải đối mặt với các đợt rút thanh khoản đáng kể - kể cả bằng USD - trong một số trường hợp với thông báo khá ngắn khi có những biến động thị trường đáng kể.
Do đó, những nỗ lực nhằm cung cấp sự minh bạch hơn về các lệnh gọi ký quỹ sẽ được hoan nghênh''.
Có vẻ như nhiều quốc gia châu Âu sẽ phải làm theo cách của Đức khi các chính phủ trực tiếp can thiệp bằng các khoản trợ cấp và các biện pháp cứu trợ khác, một điều không mấy suôn sẻ với nhiều nước.
Khoảng một tuần trước, chính phủ Đức đã thông báo rằng họ sẽ từ bỏ các kế hoạch trước đây đối với thuế khí đốt đánh vào người tiêu dùng và thay vào đó sẽ đưa ra mức trần giá khí đốt để hạn chế các hóa đơn năng lượng tăng cao.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tung ra 200 tỷ Euro (194 tỷ USD) "lá chắn phòng thủ" để bảo vệ các công ty và người tiêu dùng trước tác động của giá năng lượng tăng cao.

Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu đã làm đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với đồng USD.Ảnh: Euronews.
Ông Scholz đã phát biểu trong một cuộc họp báo tại Berlin: "Chính phủ Đức sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để hạ giá (năng lượng) xuống. Chúng tôi đang dựng một lá chắn phòng thủ lớn với mức hỗ trợ cỡ 200 tỷ Euro".
Cho đến nay, Đức đã đưa ra kế hoạch lớn nhất ở châu Âu để hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng, dành ra khoản vay 7 tỷ Euro dành cho các công ty đang gặp vấn đề về thanh khoản.
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Uniper SE của Đức đã tìm kiếm thêm 4 tỷ euro sau khi sử dụng hết 9 tỷ Euro đang có. Trong khi đó, Áo đưa ra khoản tín dụng trị giá 2 tỷ Euro để bảo vệ vị thế giao dịch của công ty điện lực thành phố Vienna. Phần Lan và Thụy Điển thì công bố một thanh khoản khẩn cấp trị giá 33 tỷ USD thông qua các khoản vay và bảo lãnh tín dụng.
Nhưng không phải ai cũng hài lòng với các khoản tài trợ khổng lồ của Đức cho các công ty năng lượng. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng như Thủ tướng Ý Mario Draghi đã không có bất kỳ hành động nào. Họ cảnh báo rằng động thái như vậy làm tăng nguy cơ chia rẽ khu vực đồng Euro.
Ngày 5/10, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã lên tiếng chỉ trích: "Để tránh tình trạng chia rẽ nghiêm trọng, chúng ta cần một phản ứng thống nhất và chung của châu Âu. Chúng ta cần duy trì một sân chơi bình đẳng, không làm sai lệch thị trường đơn lẻ và cùng nhau hành động trên tinh thần đoàn kết".
Bà ám chỉ rằng các khoản trợ cấp hào phóng sẽ đưa phần còn lại của châu Âu gặp bất lợi. Trong khi đó, các ủy viên Pháp và Ý Thierry Breton và Paolo Gentiloni đã kêu gọi một phản ứng toàn châu Âu trong một bài báo.
Chính phủ Đức trước đây đã từ chối về việc EU sẽ có hành động tài khóa chung. Điều này có thể hiểu được khi thấy rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu phụ thuộc nhiều đến thế nào vào khí đốt của Nga.
- Cùng chuyên mục
Elon Musk bán X cho xAI với giá 33 tỷ USD
Elon Musk đã bán trang mạng xã hội X cho công ty trí tuệ nhân tạo xAI của chính mình trong một thỏa thuận bằng cổ phiếu trị giá 33 tỷ USD, tỷ phú này tuyên bố vào hôm thứ sáu.
Thị trường - 29/03/2025 08:41
Giá vàng và giá đồng liên tục tăng cao, vì sao?
Giá vàng tương lai đã tăng lên mức kỷ lục mới vào hôm thứ Sáu khi các mối đe dọa về thuế quan làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Thị trường - 29/03/2025 08:26
Blackstone cân nhắc việc nắm giữ cổ phần nhỏ trong TikTok Hoa Kỳ
Blackstone đang đánh giá việc đầu tư một khoản nhỏ vào hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ, theo hai người quen thuộc với vấn đề.
Thị trường - 29/03/2025 08:11
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump: Đàm phán thuế quan sẽ diễn ra sau ngày 2/4
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm thứ Sáu rằng ông sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận với các quốc gia muốn tránh thuế quan của Hoa Kỳ nhưng các thỏa thuận đó sẽ phải được đàm phán sau khi chính quyền của ông công bố thuế quan đối ứng vào ngày 2/4.
Thị trường - 29/03/2025 07:49
VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Với quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng và mức lãi suất vay đặc biệt hấp dẫn, gói Lãi suất vàng hứa hẹn sẽ là bệ đỡ chắp cánh cho thành công doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm 2025.
Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:25
Hệ sinh thái số dành cho doanh nghiệp của TPBank liên tục được vinh danh
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức. Giải thưởng tiếp tục là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của TPBank trong việc tối ưu trải nghiệm và nâng cao hiệu quả vận hành cho khách hàng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:25
BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker
Ngày 27/3/2025 tại Hà Nội, BIDV tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm vay nhà ở tốt nhất Việt Nam lần thứ 6 và Ngân hàng có dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp.
Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:17
Chung tay đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp
Mới đây, Trung tâm PVHCC và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP.
Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:16
The Cosmopolitan: Điểm đến của dòng tiền đầu tư liên vùng
Sở hữu vị trí chiến lược giữa hai sân bay quốc tế Nội Bài hiện hữu và Gia Bình (Bắc Ninh) trong tương lai, đồng thời kề cận Grand Expo – trung tâm triển lãm quốc tế sôi động bậc nhất khu vực. The Cosmopolitan nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên trong danh mục đầu tư bất động sản của giới đầu tư sành sỏi.
Doanh nghiệp - 28/03/2025 15:14
Thái Lan đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ xuống còn 20 tỷ USD
Một viên chức của Bộ Công nghiệp Thái Lan cho biết hôm thứ Sáu rằng Thái Lan đang đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ xuống còn 20 tỷ USD bằng cách nhập khẩu thêm các sản phẩm của Hoa Kỳ.
Thị trường - 28/03/2025 14:04
1.000 ô tô điện VinFast cho thuê để phát triển du lịch xanh ở Đà Nẵng
Green Future (GF - tên trước đây là FGF) đã ký kết thỏa thuận cho CTCP Địa ốc First Real thuê 1.000 ô tô điện VinFast để phát triển mô hình du lịch xanh ở Đà Nẵng.
Thị trường - 28/03/2025 13:16
22 năm PVFCCo – Phú Mỹ: Mạnh mẽ vươn mình trong kỷ nguyên mới
Hơn hai thập kỷ hình thành và phát triển, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - PHÚ MỸ) đã khẳng định vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp phân bón và hóa chất Việt Nam.
Doanh nghiệp - 28/03/2025 08:40
Gạo thêm cơ hội vào Mỹ, sầu riêng gặp khó ở Trung Quốc
Xuất khẩu sầu riêng vừa mới khởi sắc lại tiếp tục vướng chất cấm vàng O ở Trung Quốc. Ngược lại, gạo đang có cơ hội lớn ở thị trường Mỹ.
Thị trường - 28/03/2025 07:54
Hoa Kỳ đề xuất thỏa thuận khoáng sản 'rộng hơn' với Ukraine
Theo ba người quen thuộc với các cuộc đàm phán đang diễn ra và bản tóm tắt dự thảo đề xuất mà Reuters có được, Chính quyền Trump đề xuất một thỏa thuận khoáng sản mới, mở rộng hơn với Ukraine.
Thị trường - 28/03/2025 07:52
Thuế quan Trump sẽ ảnh hưởng đến nhiều công ty ô tô trừ Tesla, vì sao?
Khi thế giới ô tô toàn cầu chao đảo trước hậu quả tiềm tàng của thuế ô tô mới do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố, có một cái tên nổi bật ít bị ảnh hưởng hơn những cái tên khác: nhà sản xuất xe điện Tesla.
Thị trường - 28/03/2025 07:37
Gói vay mua nhà ưu đãi cho người trẻ: Cơ hội an cư từ ABBANK
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt gói vay mua nhà dành cho khách hàng trẻ với lãi suất chỉ từ 5%/năm. Gói vay này cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ của ABBANK trong việc đồng hành cùng khách hàng trên hành trình an cư và ổn định tài chính lâu dài.
Doanh nghiệp - 27/03/2025 17:40
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
3
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
4
CEO Han Jong-hee qua đời giữa cơn khủng hoảng 'sống còn' của Samsung
-
5
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago