Những trở ngại trong chiến lược tự do năng lượng của châu Âu
Trang Quỹ nghiên cứu nhà quan sát (ORF) đăng bài phân tích của nghiên cứu viên cao cấp Ankita Dutta với tựa đề "Đánh giá cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu".
Theo bài viết, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu là một vấn đề được quan tâm thời gian gần đây. Mặc dù đã nỗ lực để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là vào Nga, nhưng châu Âu vẫn chưa đạt được nhiều thành công.
Lý do chính dẫn đến điều này là nhu cầu năng lượng tăng lên trong khi đầu tư vào tài nguyên tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác không theo kịp.
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine hồi năm 2014 đã khiến Liên minh châu Âu (EU) thấy rõ cần phải có một giải pháp thay thế cho các nguồn năng lượng của Nga. EU đã thực hiện các bước nhằm làm giảm dần sự phụ thuộc vào Nga trong việc nhập khẩu năng lượng.
Năm 2021, châu Âu nhập khẩu 39,2% khí đốt, 24,8% dầu thô và 46% than đá từ Nga. Các nguồn năng lượng chiếm "62% nhập khẩu của EU từ Nga năm 2021 (99 tỷ euro). Đây được đánh giá là mức giảm đáng kể gần 15% so với hồi năm 2011, khi năng lượng chiếm gần 77% nhập khẩu của EU từ Nga (148 tỷ euro)".

Biểu tượng Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga tại một trạm xăng ở Sofia, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, trong khi vừa giảm nhập khẩu, EU vẫn tiếp tục phụ thuộc năng lượng của Nga. Đến năm 2022, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine một lần nữa làm trầm trọng thêm nhu cầu hạn chế sự phụ thuộc này. Trong khi những lo ngại ban đầu liên quan đến việc Điện Kremlin sử dụng vị thế thống trị trên thị trường năng lượng châu Âu để hạn chế xuất khẩu năng lượng khi đối mặt với lệnh trừng phạt tiềm tàng thì các cuộc tranh luận ở châu Âu đã thay đổi khi cuộc xung đột bùng nổ.
Các thành viên EU không chỉ áp dụng trừng phạt đối với các nguồn năng lượng Nga mà còn đang tìm kiếm các nguồn thay thế đảm bảo cung cấp các nguồn năng lượng thiết yếu, đồng thời thực hiện nhiều chính sách và sáng kiến khác nhau giảm bớt tác động của việc giá năng lượng tăng cao.
Về phần mình, Gazprom, tập đoàn năng lượng lớn nhất của Nga, cũng đang dần hạn chế xuất khẩu năng lượng sang châu Âu kể từ năm 2021. Sau khi EU thực hiện lệnh trừng phạt, nguồn cung càng giảm với việc Nga yêu cầu các công ty châu Âu thanh toán bằng đồng ruble.
Điều này dẫn đến sự gián đoạn các dòng năng lượng, một phần hoặc hoàn toàn, đến một số quốc gia EU. Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng sâu sắc với việc Nga đóng cửa hoàn toàn đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) vào đầu tháng 9/2022 khi Nga tuyên bố không thể khắc phục sự cố rò rỉ dầu trong đường ống do các lệnh trừng phạt.
Điều này khiến giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tiếp tục tăng. Tính cấp thiết của tình hình được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Ủy ban châu Âu, tháng 9/2022 rằng: "Chúng ta phải loại bỏ sự phụ thuộc này trên toàn châu Âu".
Những gì đã được thực hiện?
EU hành động dứt khoát việc đa dạng hóa giỏ năng lượng khỏi Nga. EU, trong vòng trừng phạt thứ năm và thứ sáu, đã cấm nhập khẩu đối với tất cả các loại than của Nga và cấm nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm dầu thô và dầu mỏ của Nga.
Ngoài việc trừng phạt nguồn năng lượng của Nga, EU thực hiện hai biện pháp nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng khỏi Nga. Thứ nhất là thông qua việc đảm bảo các nguồn cung cấp tài nguyên thay thế. Liên minh đã liên hệ với các quốc gia như Qatar, Mỹ, Na Uy, Azerbaijan, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Ai Cập và Hàn Quốc đảm bảo xuất khẩu khí đốt thay thế cho Nga.
Thứ hai, EU đưa ra nhiều chính sách và sáng kiến khác nhau giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng. EU đưa ra Kế hoạch RePowerEU vào tháng 3/2022, trong đó các quốc gia thành viên tuyên bố ý định giảm 2/3 nguồn cung năng lượng từ Nga vào cuối năm 2022.
Kế hoạch RePowerEU toàn diện được công bố vào tháng 5/2022, trong đó đưa ra lộ trình giảm nhanh chóng sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Kế hoạch nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch bằng cách tăng tốc và mở rộng quy mô năng lượng tái tạo trong sản xuất điện, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và giao thông.
Ủy ban châu Âu đề xuất tăng mức mục tiêu yêu cầu trong sử dụng năng lượng tái tạo lên 45% trong năm 2030 từ mức 40% của năm 2021. Điều này sẽ giúp nâng tổng công suất phát năng lượng tái tạo lên 1.236 gigawatt (GW) vào năm 2030, so với mục tiêu 1.067 GW năm 2030 theo khung "Fit for 55".
Ba biện pháp chính cũng được Chủ tịch Ủy ban EU đưa ra trong bài phát biểu nói trên. Thứ nhất, một kế hoạch trên toàn EU nhằm tiết kiệm điện bắt buộc trong giờ cao điểm. Trong vấn đề này, EU đưa ra một sáng kiến tự nguyện là Kế hoạch Giảm thiểu Khí đốt, nhằm bảo tồn các nguồn năng lượng cho mùa Đông sắp tới.
Ý tưởng là giảm 15% nhu cầu khí đốt trong giai đoạn từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023 và sử dụng lợi nhuận thặng dư của các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đặt giới hạn doanh thu từ năng lượng tái tạo và các nhà máy hạt nhân.Các biện pháp dự kiến huy động được khoảng 140 tỷ euro giúp các chính phủ kiểm soát giá năng lượng và hóa đơn hộ gia đình.
Ngoài ra, một số quốc gia châu Âu đang thực hiện các biện pháp ở cấp quốc gia nhằm giải quyết tình trạng tăng giá năng lượng, chẳng hạn như Đức đã thông qua gói cứu trợ 65 tỷ euro để giảm bớt áp lực cho các hộ gia đình; Italy thông qua gói viện trợ trị giá 14 tỷ euro ngày 16/9 để bảo vệ các công ty và gia đình khỏi chi phí năng lượng tăng cao và Anh giới hạn hóa đơn điện và khí đốt gia đình ở mức 2.500 bảng/năm trong hai năm tới.
Một chặng đường dài
Việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022 đã khiến các cuộc tranh luận về đa dạng hóa năng lượng được đặt lên hàng đầu, với câu hỏi sự phụ thuộc vào năng lượng đang trở nên cấp thiết do quan điểm cho rằng doanh thu từ xuất khẩu các nguồn năng lượng có thể được tài trợ cho các hành động của Nga ở Ukraine.
Thông qua các chính sách và sáng kiến khác nhau, EU đang nỗ lực tìm cách giảm bớt tác động của giá năng lượng cao và rủi ro suy giảm kinh tế đối với các hộ gia đình chung. Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm.
Trong đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 7/2022, trong trường hợp nguồn năng lượng từ Nga bị cắt đứt hoàn toàn, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước Trung và Đông Âu như Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech có thể giảm đến 6% và dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ còn 2,6% (thay vì 2,8%) trong năm 2022.
Một trong những thách thức chính đối với EU là quản lý cung và cầu. Liên minh đang cố gắng giải quyết vấn đề nguồn cung bằng cách đa dạng hóa nguồn lực ra khỏi Nga, xem xét các quốc gia như Mỹ, Qatar… để hoàn tất các thỏa thuận khí đốt tự nhiên và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là việc tăng dòng chảy năng lượng từ các quốc gia này đòi hỏi cơ sở hạ tầng đường ống mới và đối với LNG cần các thiết bị đầu cuối chuyên dụng hơn. Các quy trình này tốn nhiều thời gian và có thể mất từ 2-5 năm để đi vào hoạt động. Để quản lý nhu cầu và để phù hợp với kế hoạch dự trữ khí đốt tự nguyện của EU, một số quốc gia châu Âu như Đức, Tây Ban Nha đã phê duyệt các biện pháp bảo tồn năng lượng tăng trữ lượng khí đốt tương ứng lên trên ngưỡng 80%. Tuy nhiên, sự ổn định của các nguồn dự trữ này phụ thuộc vào mùa Đông sắp tới vì giai đoạn này thường có nhu cầu tăng cao, nhiều hơn những gì trữ lượng có thể xử lý.
Thứ hai là việc thực hiện sáng kiến RePowerEU. Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch bằng cách tăng cường đóng góp của năng lượng tái tạo trong ma trận năng lượng lớn hơn của Liên minh, sáng kiến này cũng đòi hỏi đầu tư tăng cường vào các dự án cơ sở hạ tầng trên toàn Liên minh.
Sáng kiến bao gồm việc lắp đặt nhanh hơn các dự án gió và năng lượng Mặt Trời vẫn đang ở giai đoạn sơ khai. Vì thời gian của các kế hoạch đều bị rút ngắn, việc bàn giao các dự án kịp thời vẫn là một câu hỏi quan trọng. Ngoài ra, việc thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch cần có thời gian và ý chí chính trị từ các quốc gia thành viên nhằm tăng cường việc sử dụng năng lượng tái tạo lên một mức đủ cao để điều chỉnh giảm việc tiêu thụ năng lượng.
Thứ ba, thách thức quan trọng là sự đoàn kết giữa các quốc gia thành viên sẽ tiếp tục đến đâu. Các lệnh trừng phạt đối với việc nhập khẩu dầu thô từ Nga đã gây ra rạn nứt trong Liên minh, với một số quốc gia thành viên bày tỏ sự không sẵn sàng tuân theo các mốc thời gian mà Liên minh đưa ra.Bốn quốc gia thành viên - Hungary, Slovakia, Cộng hòa Czech và Bulgaria – đã phản đối mốc thời gian ban đầu do Ủy ban châu Âu đưa ra đối với việc loại bỏ hoàn toàn dầu thô của Nga trong sáu tháng và tất cả các sản phẩm dầu tinh chế đến cuối năm 2022.
Do phụ thuộc nhiều hơn vào dầu của Nga, họ không thể chuyển sang các nhà cung cấp khác trong thời gian ngắn mà không gây nguy hiểm cho nền kinh tế quốc gia. Kết quả là các lệnh trừng phạt chỉ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu bằng đường biển trong khi loại trừ tất cả các nguồn cung cấp đường ống.
Tiếp theo là việc Hungary ký một thỏa thuận mới với Gazprom nhận tới 5,8 triệu mét khối khí đốt/ngày. Thỏa thuận này theo sau thỏa thuận kéo dài 15 năm mà nước này ký với Gazprom năm 2021 nhằm cung cấp 4,5 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Tương tự, tháng 8/2022, Na Uy bị các nước Bắc Âu chỉ trích vì quyết định hạn chế xuất khẩu năng lượng để bảo vệ người tiêu dùng Na Uy.
Tóm lại, điều có thể kết luận là mặc dù EU đưa ra các cơ chế và sáng kiến đối phó với tình hình, nhưng những sáng kiến này sẽ mất thời gian để mang lại kết quả và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Do đó, có rất ít dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng sớm cải thiện bất cứ lúc nào và con đường để EU đạt được an ninh năng lượng vẫn còn tốn kém và đầy thách thức.
(Theo TTXVN)
- Cùng chuyên mục
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ
Ngày 6/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium
Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến "Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu", thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:16
Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao
Giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce sau khi lập định 3.400 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục trụ ở mức cao 120,2 - 122,2 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Thị trường - 08/05/2025 09:31
Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025
Năm 2025, Tập đoàn Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.755,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 416,9 tỷ đồng, tăng lần lượt 32,9% và 21,5% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:22
Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam
Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và công bố đơn vị đồng hành chính với Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) và ra mắt trang phục thi đấu mới của Đội tuyển.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:04
Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Tổng thống Trump cho biết không dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, phản bác lại suy đoán rằng ông có thể hạ mức thuế quan 145% để phá vỡ thế bế tắc.
Thị trường - 08/05/2025 06:30
Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất
Sau hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng sẽ là địa phương có rừng, có biển, có cửa khẩu, cảng hàng không, với diện tích lớn nhất nước. Không gian, dư địa cho phát triển cho địa phương này là rất lớn.
Thị trường - 07/05/2025 15:52
Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và nhà đàm phán thương mại chính Jamieson Greer sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại.
Thị trường - 07/05/2025 14:55
Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump
Các chủ ngân hàng và giám đốc điều hành đã dừng các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động một cuộc chiến thương mại toàn cầu vào ngày 2 tháng 4.
Thị trường - 07/05/2025 06:58
Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại
Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ sẽ gặp một phái đoàn cấp cao của Trung Quốc vào cuối tuần này tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán lớn đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ khi Tổng thống Donald Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại bằng mức thuế nhập khẩu cứng rắn.
Thị trường - 07/05/2025 06:30
Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm thị trường mới ngoài Hoa Kỳ
Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn nhiều thập kỷ quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai nước láng giềng Bắc Mỹ và thúc đẩy nhiều công ty sản xuất của Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh dài hạn.
Thị trường - 06/05/2025 18:21
Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ
Một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra trong ngành sản xuất toàn cầu khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sang Hoa Kỳ.
Thị trường - 06/05/2025 17:47
Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói vay ưu đãi hỗ trợ các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40
VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40
Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'
Mới đây, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức chuyến đi "Mùa nắng Pác Miầu" thăm các em học sinh tại các điểm trường mầm non đang được bảo trợ bữa ăn bán trú của dự án "Cùng em khôn lớn" tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 10:42
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago