Viễn cảnh khủng hoảng năng lượng mùa đông ám ảnh châu Âu
Một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua đang ám ảnh các nước châu Âu trong bối cảnh mùa đông sắp tới gần.
Xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra một hiệu ứng gợn sóng trên thị trường năng lượng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này có thể thấy rõ ràng nhất ở châu Âu. Cho đến khi xung đột bùng phát, 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu vẫn phụ thuộc vào Nga tới 40% nhu cầu khí đốt tự nhiên - nguồn năng lượng phổ biến thứ hai ở lúc địa già sau dầu mỏ.
Giá khí đốt tự nhiên tiêu chuẩn ở châu Âu đã tăng hơn gấp đôi trong năm qua. Cả người tiêu dùng và các tập đoàn công nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Một số nhà hàng cho biết hóa đơn tiền điện hàng tháng của họ đã tăng lên mức 7.000 euro so với 2.000 euro cách đây một năm. Một số ngành công nghiệp phải cho người lao động nghỉ phép và cắt giảm chi phí do hóa đơn tiền điện tăng cao.
Nhưng đây vẫn có thể là những ngày tốt đẹp đối với châu Âu. Với mùa đông đang đến gần và nhu cầu khí đốt tăng cao, các chuyên gia nói với Fortune rằng thị trường năng lượng của châu Âu chưa bao giờ dễ bị tổn thương hơn lúc này.
Châu Âu có 2 lựa chọn
Ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, các quốc gia châu Âu đã tìm mọi cách để đảm bảo hệ thống năng lượng trước sự gián đoạn nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga. Họ có hai lựa chọn: tăng nguồn cung cấp khí đốt từ bên ngoài vào lục địa, hoặc giảm nhu cầu.
Đầu tiên, châu Âu tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào dòng chảy khí đốt từ Nga. Họ tìm đến Qatar, Mỹ và các quốc gia Trung Á để thỏa thuận về khí đốt tự nhiên và LNG (khí đốt tự nhiên hóa lỏng).
Mặc dù vậy, việc giải quyết cuộc khủng hoảng nguồn cung đi kèm với yếu tố then chốt: thời gian. Việc mua khí đốt từ các nước khác ngoài Nga đòi hỏi phải có hệ thống đường ống mới, trong khi nhập khẩu LNG cũng cần phải xây dựng các kho cảng chuyên dụng - quá trình có thể mất 2-5 năm.
Ông Penny Leake, một nhà phân tích tại Công ty Tư vấn Năng lượng Wood Mackenzie, nói với Fortune rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên rất tốn kém, đòi hỏi nhiều năm đầu tư và phải đến mùa hè năm sau mới có thể nhận thấy kết quả.
Theo bà Tatiana Mitrova, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, giảm nhu cầu sử dụng là biện pháp thực tế duy nhất còn lại của Châu Âu và điều đó có thể phải thực hiện bằng các biện pháp “đau đớn” như phân bổ tỷ lệ sử dụng năng lượng trên diện rộng.
"Tôi cho rằng giải pháp duy nhất trong mùa đông này là giảm nhu cầu. Sẽ rất khó tránh được việc phải chia tỷ lệ sử dụng và hạn chế trong nhu cầu khí đốt", bà Mitrova nói.
Kinh tế rơi vào vòng xoáy bất ổn
Các quốc gia châu Âu bao gồm Đức, Pháp và Tây Ban Nha đã thông qua biện pháp tiết kiệm năng lượng từ mùa hè nhằm tăng lượng khí đốt dự trữ càng nhiều càng tốt trước khi thời tiết trở nên lạnh hơn.
Một số nước đã thực hiện quy định tiết kiệm và phân bổ năng lượng, chẳng hạn như tắt đèn giao thông vào ban đêm và giảm ánh sáng trên các tòa nhà lịch sử.
Một số nước không yêu cầu người tiêu dùng giảm mức sử dụng năng lượng, nhưng nếu nhu cầu năng lượng tăng cao trong mùa đông, họ có thể buộc phải đưa ra một số lựa chọn khó khăn.
"Cần phải hiểu rằng chúng ta đang lựa chọn giữa các phương án đều tồi tệ như nhau, chúng ta không có lựa chọn nào tốt vào lúc này" bà Mitrova nhận định.
Giảm nhu cầu khí đốt ở châu Âu thông qua việc chia nhỏ tỷ lệ sử dụng hoặc giá cao có thể tác động kéo dài và gây suy yếu xã hội châu Âu, đồng thời gây mất ổn định đối với một số ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Theo bà Mitrova, hơn 70% số nhà sản xuất phân bón ở châu Âu - dựa vào amoniac khai thác từ sản xuất khí đốt tự nhiên - đã tạm dừng hoạt động do và chi phí năng lượng tăng cao. Các nhà sản xuất thủy tinh và các công ty thép vốn phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt tự nhiên, đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa hoàn toàn.
"Giá điện và khí đốt tăng cao có thể sẽ còn tiếp diễn trong vài tuần tới, vài tháng tới và đến năm 2023. Nếu nó càng kéo dài, hoạt động công nghiệp càng bị ảnh hưởng nặng nề", ông Mauro Chavez, Giám đốc Nghiên cứu về khí đốt châu Âu tại Wood Mackenzie cho biết.
Tuần trước, công ty sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu, Volkswagen, cho rằng hóa đơn tiền điện cao có thể khiến họ phải chuyển hoạt động sản xuất khỏi các quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga - bao gồm Đức, Cộng hòa Séc và Slovakia - sang các quốc gia Tây Nam châu Âu có khả năng tiếp cận với các dòng năng lượng đa dạng hơn, bao gồm cả các kho cảng LNG.
Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên mọi phương diện
Cuộc khủng hoảng xảy đến vào thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với châu Âu, vì hệ thống năng lượng của châu lục vẫn đang phục hồi hoạt động sau một mùa hè thời tiết khắc nghiệt và các cuộc đình công của công nhân. Kết hợp với những thách thức này, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện này được đánh giá là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên lục địa kể từ những năm 1970.
Nếu tất cả các ngành công nghiệp phải đóng cửa hoặc chuyển địa điểm, nó có thể dẫn đến một làn sóng thất nghiệp kéo dài và suy thoái kinh tế trên lục địa châu Âu. Theo các chuyên gia, hậu quả như vậy có thể tồn tại lâu dài sau khi mùa đông kết thúc.
"Việc cắt giảm năng lực công nghiệp có thể dẫn đến hoạt động kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao và rủi ro suy thoái lớn hơn", Samantha Dart, Chiến lược gia năng lượng cao cấp của Goldman Sachs nhận định.
Giá của các nguồn năng lượng khác - đặc biệt là than đá - cũng đã tăng trong vài tháng qua, do nhu cầu tăng trên toàn cầu.
"Châu Âu hiện đang ở trong một tình huống rất khó khăn. Tôi có thể nói rằng nó còn tồi tệ hơn những năm 1970, khi đó chỉ có một cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Hiện giờ chúng ta có một cuộc khủng hoảng với cả dầu mỏ, hạt nhân, thủy điện và khí đốt", bà Mitrova cho biết.
Với việc mạng lưới năng lượng tái tạo chưa được chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu của mùa đông năm nay, cuộc khủng hoảng năng lượng của Châu Âu được dự báo là cuộc khủng hoảng duy nhất tồi tệ theo mọi chiều hướng, mọi phương diện.
"Viễn cảnh miền Tây hoang dã"
Trong một cuộc phỏng vấn với FT trong tuần trước, ông Fatih Birol, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cảnh báo nếu tình hình xấu đi, các nước châu Âu sẽ gặp phải "viễn cảnh miền Tây hoang dã".
Ông Birol cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng có thể diễn ra theo một trong hai cách: "EU và các thành viên sẽ đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau... hoặc sẽ có một kịch bản khác nếu 'thân ai nấy lo'".
Những rạn nứt giữa các đồng minh EU truyền thống đã bắt đầu xuất hiện. Tháng trước, các nước láng giềng Bắc Âu đã chỉ trích nặng nề Na Uy - nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu của châu Âu - vì quyết định hạn chế xuất khẩu năng lượng để bảo vệ người tiêu dùng trong nước.
Nếu hóa đơn tiền điện tăng cao kết hợp với làn sóng thất nghiệp và suy thoái kinh tế, cuộc khủng hoảng có thể tràn ra đường phố.
Ở Đức, Anh, Cộng hòa Séc và một số nơi khác, người dân đã phản đối việc hóa đơn tiền điện tăng cao. Tháng trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cảnh báo rằng các hóa đơn năng lượng cao là "thùng thuốc súng" đối với xã hội.
"Chúng tôi dự đoán sẽ có các cuộc biểu tình", bà Mitrova nhận định, đồng thời nhấn mạnh châu Âu nên lường trước các phong trào tương tự như biểu tình Áo vàng ở Pháp vào năm 2018 để phản đối chi phí sinh hoạt và hóa đơn tiền điện cao hơn.
(Theo VOV/Fotune)
- Cùng chuyên mục
Hà Nội khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.
Thị trường - 22/11/2024 15:52
Tổ chức hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên ở Quảng Nam
Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất sẽ tổ chức tại Quảng Nam, đây là sự kiện mang tính toàn cầu đầu tiên về du lịch nông thôn.
Thị trường - 22/11/2024 14:40
Hà Nội khai mạc hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 là dịp để các doanh nghiệp quảng bá đặc sản tới người tiêu dùng tại thị trường Thủ đô Hà Nội.
Thị trường - 22/11/2024 14:38
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 14:00
Thị trường bất động sản chu kỳ mới, hành vi mua hàng nào sẽ thay đổi?
Thị trường bất động sản hạng sang đang trải qua một giai đoạn chuyển mình rõ rệt. Khách hàng ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm, không chỉ đơn thuần là một nơi để ở mà còn là một biểu tượng của đẳng cấp, một không gian sống hoàn hảo và một kênh đầu tư sinh lời bền vững.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 10:46
Dư địa cho phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn rất lớn
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong nhận định, dư địa cho phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn rất lớn, vấn đề là phải thay đổi cách làm để hiệu quả…
Thị trường - 22/11/2024 09:36
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:30
EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025
Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa quyết định trích 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để triển khai chương trình xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại 13 tỉnh, thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025. Mỗi căn nhà được hỗ trợ kinh phí 70 triệu đồng, giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có nơi ở an toàn và kiên cố hơn.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải - Những dấu ấn trong công tác an sinh xã hội
Những năm qua, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải không chỉ tập trung đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả mà còn ghi dấu ấn với cộng đồng trong công tác an sinh xã hội.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật xác thực sinh trắc học
Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật các giao dịch thanh toán điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, PVcomBank khuyến nghị khách hàng nhanh chóng cập nhật sinh trắc học của chủ tài khoản theo quy định.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
Các công ty Trung Quốc tích trữ đô la khi căng thẳng thương mại gia tăng
Các công ty Trung Quốc đang tích trữ nhiều đô la hơn, định giá hợp đồng bằng nhân dân tệ và mở các tuyến nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ khi căng thẳng thương mại đe dọa làm đảo lộn tỷ giá hối đoái, theo Reuters.
Thị trường - 22/11/2024 07:27
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD, lần đầu trong lịch sử
Giá Bitcoin đã tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên vào thứ năm sau khi chiến thắng của Donald Trump thúc đẩy kỳ vọng sẽ có một môi trường quản lý thân thiện cho tiền điện tử, theo Reuters.
Thị trường - 22/11/2024 07:05
Ví điện tử hết thời?
Ví điện tử chắc chắn rơi vào thoái trào khi mà mức độ cạnh tranh so với ứng dụng ngân hàng thường kém xa. Xu thế người ta không muốn dùng quá nhiều thứ thay vì all in one.
Thị trường - 22/11/2024 06:30
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Doanh nghiệp - 21/11/2024 16:19
Giá Bitcoin hướng tới ngưỡng 100.000 USD, chuyện gì đang xảy ra?
Giá Bitcoin đang hướng tới ngưỡng 100.000 USD sau khi tiếp tục tăng vào sáng thứ Năm khi các nhà đầu tư đặt cược vào cách tiếp cận quản lý thân thiện của Hoa Kỳ đối với tiền điện tử, theo Reuters.
Thị trường - 21/11/2024 14:12
PV GAS giới thiệu các nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ.
Doanh nghiệp - 21/11/2024 12:29
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 6 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 3 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago