Thị trường chứng khoán Việt ‘ngược dòng’ mùa COVID-19

Nhàđầutư
Chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có những diễn biến tích cực. Theo thống kê của IndexQ, VN-Index tính đến ngày 6/11 đã tăng 11,7% và đứng thứ 4 trong Top 10 thị trường tăng tốt nhất trong 3 tháng qua.
NHÂN TÂM
16, Tháng 11, 2020 | 09:13

Nhàđầutư
Chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có những diễn biến tích cực. Theo thống kê của IndexQ, VN-Index tính đến ngày 6/11 đã tăng 11,7% và đứng thứ 4 trong Top 10 thị trường tăng tốt nhất trong 3 tháng qua.

nhadautu - ong tran van dung Chu tich UBCKNN

Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Ảnh: Internet)

Dù chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nhưng về cơ bản thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. Có thể thấy, tính đến phiên giao dịch 13/11, chỉ số VN-Index đạt 966,29 điểm, tương đương tăng trưởng 14,99% trong 6 tháng trở lại đây. Trong khi đó, một thống kê từ IndexQ cho thấy, Vn-Index tính đến ngày 6/11 đã tăng 11,7% và đứng thứ 4 trong Top 10 thị trường tăng tốt nhất trong 3 tháng qua.

Theo ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, TTCK Việt tăng trưởng tốt nhờ việc Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, dẫn đến những thiệt hại về người và tài sản được giảm thiểu, nền kinh tế được phục hồi. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý TTCK cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp….

Ngoài ra, thời gian qua, TTCK còn nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nguyên nhân khác. Đơn cử, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước 3 quý đầu năm có nhiều điểm sáng như: Xuất khẩu khả quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát. Triển vọng kinh tế nước ta trong quý IV được các tổ chức quốc tế đánh giá khá tốt (IMF, World Bank, ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng từ 1,6% - 3% trong năm 2020).

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt các dự án quy mô lớn, trọng điểm sẽ có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nói chung và phát triển các doanh nghiệp nói riêng.

Nhiều doanh nghiệp sẽ có tiềm năng phát triển nếu tận dụng được các cơ hội dịch chuyển đầu tư, đồng thời xử lý tốt những thách thức trong bối cảnh triển khai các hiệp định thương mại và đầu tư quốc tế mới được phê chuẩn (EVFTA, AVIPA).

Chưa kể, kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp niêm yết trong 9 tháng đầu năm có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ nét, số công ty có lãi giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn chiếm 86%.

Đặc biệt, với việc Kuwait được nâng hạng Emerging Markets, Việt Nam có thể sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong đợt phân loại lại thị trường MSCI Frontier Markets vào tháng 11, cũng sẽ là động lực thu hút dòng vốn từ các quỹ theo dõi chỉ số cận biên vào TTCK Việt Nam.

Một yếu tố khác phải đề cập đến là, các kênh đầu tư gửi tiết kiệm, đầu tư vàng trong thời gian qua trở nên kém hấp dẫn hơn do các ngân hàng giảm lãi suất và đà tăng của giá vàng chững lại, dẫn đến dòng tiền nhàn rỗi đã được đầu tư vào TTCK, góp phần tăng sức mua trên TTCK.

Bên cạnh những yếu tố nội tại trong nước, sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu trong quý III vừa qua cũng là một trong những động lực khiến TTCK Việt Nam tăng trưởng.

Chia sẻ với báo giới, ông Dũng cho biết, cơ quan quản lý TTCK trong giai đoạn tới sẽ tục tập trung các giải pháp nhằm mục tiêu chính là phát triển TTCK theo chiều sâu, nâng cao sức chịu đựng của thị trường trước các yếu tố bên ngoài.

Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển TTCK, trong đó: tập trung soạn thảo, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019; phối hợp triển khai Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo lộ trình và mô hình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2019; nỗ lực triển khai Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” được phê duyệt theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ hướng tới cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.

Cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu cắt giảm thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp; đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường, bảo đảm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của TTCK.

Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên (frontier market) lên thị trường mới nổi (emerging market) theo đánh giá của MSCI và FTSE.

Ngoài ra, sẽ hoàn thiện sớm gói thầu công nghệ thông tin, nghiên cứu triển khai số hóa các tài sản tài chính trên TTCK, áp dụng các công nghệ tài chính mới (Fintech); chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến (e-contract); xác thực khách hàng trực tuyến (eKYC).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ