Thị trường chứng khoán “chao đảo”, các quỹ ngoại làm ăn ra sao?

Nhàđầutư
“Nước nổi, thuyền lên”, với việc lựa chọn các mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh và yếu tố cơ bản tốt, các quỹ ngoại có lẽ chẳng cần lo lắng nhiều khi danh mục cổ phiếu của họ trong giai đoạn thị trường nhạy cảm đang tạm thời thua lỗ.
HUY NGỌC
30, Tháng 08, 2018 | 13:18

Nhàđầutư
“Nước nổi, thuyền lên”, với việc lựa chọn các mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh và yếu tố cơ bản tốt, các quỹ ngoại có lẽ chẳng cần lo lắng nhiều khi danh mục cổ phiếu của họ trong giai đoạn thị trường nhạy cảm đang tạm thời thua lỗ.

nhadautu - quy ngoai lo nang sau 8 thang

 

Quỹ lớn đồng loạt báo lỗ

Những diễn biến từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong tháng 7 đã khiến TTCK Việt Nam nói riêng và thị trường ở các khu vực mới nổi nói chung chịu sự ảnh hưởng nặng nề. Báo cáo tháng mới nhất của quỹ đầu tư VOF của VinaCapital cho hay theo đó NAV của quỹ đầu tư này đã giảm 2,4% trong tháng 7/2018. VOF cũng cảnh báo căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể lan ra trên diện rộng và ảnh hưởng đến tất cả thị trường mới nổi.

Với quỹ VEIL của Dragon Capital, quỹ này đánh giá việc khối ngoại bán ròng mạnh trong tháng 7/2018 đã khiến mức điểm của thị trường Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức độ thấp trong tháng thứ tư liên tiếp. Quỹ này cũng đánh giá, việc NAV của họ giảm (3,7%0 chỉ yếu do tỷ giá EUR/VND tăng 2,2% và tác động tiêu cực từ một số cổ phiếu trong danh mục nắm giữ.

Có thể thấy, với việc TTCK Việt Nam tháng 7/2018 “rung lắc” mạnh, không ngạc nhiên khi VOF, VEIL cùng nhiều quỹ ngoại khác tiếp tục báo lỗ.

Tuy nhiên, bất chấp TTCK đang trong giai đoạn “nhạy cảm”, nhiều quỹ đầu tư vẫn ưa chuộng cầm cổ phiếu hơn là tiền mặt. Tính đến thời điểm hiện tại, danh mục của Pyn Elite Fund chỉ nắm 1% tiền mặt – đây cũng là quỹ đầu tư ngoại nắm giữ ít tiền mặt nhất; tiếp đến là Vietnam Enterprise Investments Limited – VEIL chỉ có 1,49% là tiền mặt; Tundra Vietnam - Quỹ đầu tư chuyên “đánh game nâng hạng” nắm 3% tiền mặt; VinaCapital - VOF NAV là 3,7%; Vietnam Phoenix Fund là quỹ có tỷ lệ 6,7% là tiền mặt và chi phí phát sinh.

Danh mục chủ yếu là cổ phiếu, không lạ khi TTCK Việt Nam “chao đảo”, tất cả các quỹ này đều ghi nhận chỉ số NAV đồng loạt giảm trong tháng 7/2018. Có thể thấy, NAV của Pyn Elite Fund giảm 3,72% trong riêng tháng 7 và giảm đến 9,6% từ đầu năm đến nay; NAV/CCQ của Pyn đạt 286,1 EUR, giảm 9,6% so với số đầu năm. Báo cáo của quỹ VEIL, quản lý bởi Dragon Capital cho thấy NAV quỹ này đạt 1.442,6 triệu USD, tương đương mức giảm 6% trong riêng tháng 7 và giảm 9,35% từ đầu năm đến nay. NAV/CCQ VEIL đạt 6,99 USD, tăng nhẹ so với đầu tháng 7 là 6,57 USD.

Đối với VOF, NAV của quỹ này đến hết tháng 7/2018 đạt 1.016,2 triệu USD, giảm 2,88% so với số đầu tháng. Trong khi đó, NAV/CCQ VOF đạt 5,26 USD, tương đương mức giảm 2,4%. Tundra Vietnam Vietnam Phoenix Fund cũng lần lượt ghi nhận giảm 0,7% và 2,63% trong tháng 7. Tuy nhiên, dù chủ yếu cầm cổ phiếu, các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng của VN-Index. Trong giai đoạn nhiều Công ty Chứng khoán nhận định nhà đầu tư nên cầm tiền mặt hơn là cổ phiếu, thì các quỹ đầu tư nước ngoài lại duy trì lượng cổ phiếu khá lớn trong NAV.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Yuanta Việt Nam, hiện tại giá trị giao dịch các quỹ đóng ở TTCK Việt Nam chiếm ước chừng 60-70%. Với việc NAV hiện tại của họ chủ yếu là cổ phiếu, rõ ràng các quỹ đầu tư còn mặn mà với xu hướng hiện tại của thị trường và chưa hoàn toàn rút tiền bất chấp VN-Index thời gian qua bị ảnh hưởng bởi vấn đề tỷ giá, chiến tranh thương mại, FED tăng lãi suất. Ngoài ra, điều này không quá ngạc nhiên bởi các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam thường dựa vào các chỉ báo kỹ thuật (hoặc tin đồn) để mua  bán cổ phiếu trong ngắn hạn với khẩu vị là các mã penny, midcap…

Các nhà đầu tư ngoại lại có khẩu vị khác. Họ ưa chuộng những mã cổ phiếu bluechip, các mã vốn hóa lớn, hoặc có nền tảng cơ bản và kết quả kinh doanh tốt. Thậm chí, nhiều quỹ chọn cách đầu tư qua các “lúa non” trên sàn chứng khoán. Họ đặt tiêu chí là các mã cổ phiếu có nền tảng kinh doanh cơ bản tốt, có mức vốn hóa ổn định. Do đó, các cổ phiếu trong nhóm VN30 luôn trong tiên phong danh mục của họ.

Quỹ ngoại nhắm cổ phiếu ngành nào?

Ông Minh đánh giá, các quỹ này trong 1 năm trở lại đây rất lạc quan với nhóm ngân hàng (với việc nhiều ngân hàng chuẩn bị nâng chuẩn Basel II); Ngành tiêu dùng – bán lẻ (với tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân Việt Nam rất tốt) và một nhóm khác thời gian qua nổi lên là nhóm bất động sản với hàng loạt cổ phiếu mới chào sàn, điển hình như VRE, VHM…

Có thể dễ dàng điểm mặt những cổ phiếu được các quỹ đầu tư ngoại ưa chuộng là những cái tên ‘top’ đầu ở các nhóm ngành như tài chính - ngân hàng (HDB, MBB, SSI), hàng tiêu dùng (VNM, MSN, QNS), xây dựng (HBC, HPG, CTD), bất động sản (KDH, CII, DXG),…

Với Pyn Elite Fund, các cổ phiếu có tỷ trọng lớn họ đang nắm giữ gồm MWG (15,3%), TPB (7,8%), HDB (6,7%), HBC (6,4%), KDH (5,5%), CII (5,4%)… VOF của VinaCapital đang nắm các mã như HPG (14,4%), VNM (8,0%), ACV (7,6%), KDH (7,`%), PNJ (5,8%), EIB (3,6%), VJC (3,8%), QNS (3,1%), HDB (2,7%) và CTD (2,5%). Tính ra, các cổ phiếu này chiếm đến 58,7% tổng danh mục của VOF.

Trong khi đó, VEIL đang nắm lượng cổ phiếu chiếm đến 51,37% tổng danh mục, cụ thể là MWG (7,98%), ACB (7,4%), SAB (5,7%), KDH (5,45%), MBB (5,42%), VHM (5,16%), VNM (4,33%), HPG (3,9%), DXG (3,11%). 78,1% lượng tài sản của Vietnam Phoenix Fund (Class A) là các mã VNM, HPG, FPT, KDH, MWG, VHM, HDB, KBC và POW. Trong khi đó, 52,4% NAV của Tundra Vietnam là các mã FPT, HPG, SSI, DXG, MSN, VRE, HSG, HDB, LDG, VNM.

Ngoài ra, hiệu ứng “mở room cho nhà đầu tư ngoại” cũng là yếu tố khiến một số quỹ ngoại ưa chuộng. Điển hình là Vietnam Phoenix Fund kỳ vọng vào việc mở room ngoại trong thời gian tới với cổ phiếu YEG có thể là chất xúc tác tốt với cổ phiếu này (YEG là mã khiến Vietnam Phoenix Fund lỗ đến 36,6%). Cùng với đó, một mã cổ phiếu khác là VNM cũng được quỹ này kỳ vọng nhờ vào việc hai nhà đầu tư nước ngoài lớn là F&N và Jardin liên tục đăng ký mua vào cổ phiếu, dù đang lỗ 1,1% với VNM, nhưng Vietnam Phoenix Fund cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu này.

Với việc tìm hiểu kỹ doanh nghiệp, cộng thêm tầm nhìn dài hạn, có thể thấy các quỹ ngoại này không quá lo lắng trước việc tạm thời thua lỗ trong giai đoạn thị trường chứng khoán chao đảo. Ngoài ra ở TTCK Việt Nam, nơi chỉ số chịu sự tác động trọng yếu của các nhóm bluechip, vốn hóa lớn, không lạ khi các quỹ này sẽ thu lại mức lời rất lớn khi thị trường hồi phục.

Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành của VinaCapital, trong một lần trò chuyện với báo giới đã nhận định việc giá cổ phiếu trên thị trường xuống mức thấp là cơ hội để đầu tư vào nhiều hơn là thoái ra, mục tiêu của VinaCapital là tập trung vào các công ty thuộc ngành cơ bản của nền kinh tế Việt Nam phát triển như tài chính ngân hàng, giáo dục y tế, thực phẩm. 

VOF đánh giá, với việc đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng, thặng dư thương mại, VOF tin tưởng VND có thể nổi lên là một trong những đồng tiền “kiên cường” nhất châu Á. Quỹ này cũng đánh giá lạc quan về thị trường trong 12 tháng tiếp theo với mức độ rủi ro vừa phải. Chiến tranh thương mại Mỹ  - Trung có thể gây sức ép lên thị trường tiền tệ Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng trong ngắn hạn, nhưng một cuộc chiến thương mại toàn diện sẽ mang lại lợi ích cho nền Kinh tế Việt Nam, điều này được giải thích do sự đẩy nhanh việc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ