Thấy gì từ BCTC quý II/2019 của VIB?

Nhàđầutư
Dù mới chỉ trôi qua nửa đầu năm 2019, cổ đông Ngân hàng TMCP Quốc tế (mã VIB) không khỏi phấn khởi trước kết quả kinh doanh tích cực mà nhà băng này đạt được.
HUYỀN NGUYỄN
22, Tháng 07, 2019 | 14:49

Nhàđầutư
Dù mới chỉ trôi qua nửa đầu năm 2019, cổ đông Ngân hàng TMCP Quốc tế (mã VIB) không khỏi phấn khởi trước kết quả kinh doanh tích cực mà nhà băng này đạt được.

nhadautu - VIB

Thấy gì từ BCTC quý II/2019 của VIB?

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, quý II/2019 ghi nhận lãi trước thuế của Ngân hàng TMCP Quốc tế (mã VIB) đạt hơn 1.010,4 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 30,5% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, VIB đạt lãi 2.741 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với nửa đầu năm ngoái.

Cổ đông VIB không khỏi hoan hỉ với kết quả tích cực nói trên. Hiển nhiên, cổ phiếu nhà băng này tăng trưởng rất tốt từ đầu tháng 7/2019 với mức +15,3% (tính đến phiên giao dịch 19/7, VIB đạt 18.790 đồng/cổ phiếu).

Hai nhân tố đóng góp chủ đạo cho lợi nhuận VIB quý II/2019 và nửa đầu năm 2019 là doanh thu từ mảng tín dụng và hoạt động dịch vụ.

Theo đó, hoạt động tín dụng của VIB sau 2 quý kinh doanh đạt 2.917 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng trưởng 29,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở VIB, ngân hàng tập trung vào cho khách hàng cá nhân vay mua nhà, mua ô tô. Tính đến 30/6/2019, tín dụng VIB đạt 113.386 tỷ đồng, tăng gần 19% so với số đầu kỳ.

Dù VIB không công bố con số cụ thể, nhưng căn cứ Báo cáo thường niên 2018, nhà băng này đã khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường cho vay mảng ô tô trong ngành “buôn tiền”. Cụ thể, thị phần cho vay mua ô tô của VIB trong năm 2018 chiếm 23% đối với các sản phẩm ô tô thuộc phân khúc do VAMA quản lý.  

Nếu căn cứ số liệu từ CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), 2 phân khúc trọng tâm của ngân hàng là cho vay mua ô tô và cho vay mua nhà năm 2017 chiếm lần lượt 20% và 40% danh mục cho vay cá nhân. BSC cũng nhận định, 2 phân khúc cho vay này của VIB đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2017.

Có sự khác biệt nhất định với dữ liệu cung cấp bởi CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), cơ cấu cho vay khách hàng cụ thể là 50% cho vay mua nhà, 40% cho vay mua ô tô và 10% còn lại cho vay cá nhân/hộ kinh doanh.

Dữ liệu mới nhất về quý I/2019, BSC chỉ cho hay, tín dụng của VIB tiếp tục tăng trưởng nhờ việc đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân, chủ yếu cho vay mua ô tô.

Những thành quả lợi nhuận tăng trưởng tốt của VIB trong thời gian gần đây đến từ tiền đề giai đoạn 2012 – 2013, nhà băng này đã có cơ chế rõ ràng và quyết liệt đối với việc hạn chế tín dụng bất động sản, hướng tới đối tượng khách hàng thuộc nhóm ngành nghề rủi ro thấp. Tỷ trọng cho vay bất động sản của VIB giai đoạn này đều ở mức 0%. Trong trường hợp dư nợ bất động sản của VIB được phân loại cùng với nhóm ngành xây dựng thì dư nợ nhóm này vẫn ở mức thấp hơn so với các ngân hàng khác. Do vậy, ảnh hưởng đối với VIB từ tín dụng cho vay bất động sản và một số quy định của NHNN như nâng hệ số rủi ro bất động sản lên 200% (2017) và 250% (2018) thấp hơn hẳn so với nhóm các ngân hàng TMCP khác.

Tuy vậy, có vẻ như dư địa tăng trưởng của NIM – chỉ số đặc trưng phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng, từ việc cơ cấu sang cho vay khách hàng cá nhân của VIB là không nhiều do cho vay cá nhân chiếm 75% cơ cấu cho vay và đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại (cụ thể, năm 2019 con số này là 75,53%).

Cụ thể, chỉ số này đạt đỉnh cao vào năm 2018 với tỷ lệ 3,58%, nhưng lại bất ngờ sụt giảm vào quý II/2019 còn 1,84%.

nhadautu - VIB bao cao loi nhuan

Chỉ số NIM và thu nhập lãi thuần của VIB qua các năm (2014 - 6T2019)

Điều này không quá khó hiểu, khi mảng cho vay mua ô tô đang được đánh giá khó khăn bởi sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều ngân hàng khác. Ngoài ra, đặc thù từ cho vay mua ô tô khiến việc xử lý khoản nợ xấu đòi hỏi khá phức tạp.

Ở mảng kinh doanh phi tín dụng, thu từ dịch vụ thanh toán sau 6 tháng đạt 235,4 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ chỉ đạt 155.3 tỷ đồng; thu phí hoa hồng bảo hiểm tăng đột biến từ 82,1 tỷ đồng lên đến 436,4 tỷ đồng.

Không quá ngạc nhiên trước sự tăng trưởng tốt của mảng dịch vụ thanh toán. Bởi lẽ, tốc độ tăng trưởng thẻ phát hành mới tăng trưởng đạt 76% so với năm 2017. Số lượng thẻ lũy kế tăng trưởng đạt 185% (cao hơn so với tốc độ tăng của thẻ phát hành mới). Ngoài ra, chỉ tiêu qua thẻ bình quân cũng tăng 200% so với năm 2017, riêng tháng 12/2018 đạt mức kỷ lục trên 1.000 tỷ đồng/tháng.

Xét về chất lượng tài sản, nợ xấu VIB nằm ở mức 1,8% và không có dư nợ VAMC, trong đó nợ nhóm V chiếm 1,6% tổng dư nợ và chiếm 68,2% nợ xấu. Ngoài ra, VIB cũng là một trong những ngân hàng đáp ứng được chuẩn Basel II trước hạn, từ đó giúp ngân hàng có cơ chế quản lý về chất lượng tài sản tốt hơn trong tương lai. Một yếu tố đáng chú ý khác là, tỷ lệ bao nợ xấu của nhà băng này nằm ở mức 42,2%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ