Thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hoá Hãng Phim truyện Việt Nam

Nhàđầutư
Tại cuộc họp về cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS), chiều 21/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hoá VFS.
THỦY TIÊN
22, Tháng 09, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
Tại cuộc họp về cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS), chiều 21/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hoá VFS.

Hàng ngàn m2 “đất vàng” không bằng căn hộ cao cấp

Buổi làm việc có đại diện Bộ VHTT&DL, các bộ ngành liên quan, đại diện Hội Điện ảnh Việt Nam, một số văn nghệ sĩ, chủ đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam (VFS).

Đại diện các văn nghệ sĩ đều bày tỏ sự đồng tình với chủ trương cổ phần hoá VFS để tập trung vào sản xuất, nâng cao đời sống của nghệ sĩ, xứng đáng là hãng phim “đầu đàn” của điện ảnh Việt Nam, nêu ra một số vấn đề trong quá trình cổ phần hóa và định hướng phát triển.

Ông Phạm Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng, một đơn vị nghệ thuật có bề dày truyền thống gần 60 năm, sản xuất gần 400 bộ phim điện ảnh có giá trị nghệ thuật về nhiều mặt nhưng giá trị thương hiệu của VFS lại bị định giá là 0 đồng ở thời điểm xây dựng phương án cổ phần hoá (năm 2014). Giá trị của các "khu đất vàng” mà VFS đang sử dụng cũng không được tính đến.

phim truyen 2

 Các văn nghệ sĩ cho rằng chủ đầu tư chỉ "nhắm" vào lô đất vàng mà VFS đang quản lý

Đại diện các văn nghệ sĩ cũng đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục thực hiện cổ phần hoá được cho là chưa minh bạch, khách quan; thực hiện các cam kết của chủ đầu tư đối với cán bộ, người lao động tại VFS; việc sử dụng các khu đất; kiến nghị thay đổi đơn vị tư vấn khi rà soát lại quá trình cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…

Các văn nghệ sĩ cũng cho rằng, chủ đầu tư không quan tâm đến việc sản xuất phim mà chỉ “nhắm” vào những lô đất vàng của VFS. Nhiều người lo ngại, những mảnh đất vàng đã có bề dày văn hóa sẽ bị thay thế bằng các nhà hàng, khách sạn.

Từ các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tất cả nghệ sĩ đều ủng hộ chủ trương cổ phần hoá với mong muốn dù ai đầu tư, cổ phần bao nhiêu thì đây vẫn phải là đơn vị làm phim truyện là chính, góp phần để lĩnh vực phim truyện Việt Nam phát triển tốt hơn. Cổ phần hoá phải góp phần để lao động nghệ thuật của anh em nghệ sĩ có giá trị hơn, được tôn vinh hơn, giá trị truyền thống của VFS mấy chục năm qua được phát huy, không được mất đi.

Trước đó, phát biểu trước báo giới, nghệ sĩ Quốc Tuấn cho rằng: "Một mảnh đất 5.000 m2 thuê giá ưu đãi nhà nước, vị trí đắc địa, 7.000 m2 ở Cổ Loa, chưa kể đạo cụ, máy quay phim... mà định giá 19,7 tỷ đồng. Đó là điều nực cười, khiến bạn tôi là đại gia cũng phải bật cười, không bằng một căn biệt thự Vinhomes".

Đại gia đứng sau thâu tóm VFS là ai?

Tháng 4/2016, ngay từ thời điểm Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) chính thức cổ phần hóa, danh sách các nhà đầu tư quan tâm tới công ty này đã là một dấu hỏi lớn.

Theo đó, ngày 14/4, VFS tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với mức giá khởi điểm 10.200 đồng/cổ phần.

Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của VFS đạt 50 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 20% vốn điều lệ, cán bộ công nhân viên nắm giữ 4,5% vốn, 10,5% vốn công ty được mang ra đấu giá công khai, còn lại 65% vốn cổ phần thuộc về nhà đầu tư chiến lược Tổng công ty vận tải thủy (Vivaso).

Tuy nhiên, Vivaso cũng chỉ là một doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa tương tự như VFS với số vốn điều lệ hơn 320 tỷ đồng và Bộ Giao thông Vận tải đã thoái toàn bộ vốn khỏi doanh nghiệp này vào năm 2014. Thời điểm cổ phần hóa, Vivaso sở hữu đội tàu/sà lan vận tải sông lên tới cả ngàn chiếc cùng hàng trăm ngàn mét vuông cảng tại Hà Nội, Ninh Bình, Việt Trì, Hòa Bình.

Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường do ông Nguyễn Thủy Nguyên làm Chủ tịch HĐQT đã thâu tóm 77,1% vốn tại Vivaso.

Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường được thành lập từ năm 1992, chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản hạ tầng giao thông, xây dựng với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thủy Nguyên, Tổng giám đốc Vạn Cường, đồng thời là người nắm giữ tới 98,87% vốn điều lệ tại đây. Ông sinh năm 1958 tại Hà Nội. Trước khi trở thành ông chủ một doanh nghiệp bất động sản, hạ tầng giao thông lớn, ông từng nhận thầu phụ cho các công ty Cienco tại các dự án mở rộng Quốc lộ 1 từ những năm 1990.

Công ty Vạn Cường được đánh giá là doanh nghiệp có tiềm lực lớn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông khi từng được Bộ GTVT giao nhiều dự án thi công đường bộ lớn như quốc lộ 1A và quốc lộ 14…

Nhưng người ta chỉ biết đến cái tên Vạn Cường và ông chủ Nguyễn Thủy Nguyên sau hàng loạt vụ thâu tóm doanh nghiệp cổ phần hóa trong đó có Vivaso và VFS.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ