Thắng thế Thái Lan trên sân bóng, nhưng doanh nghiệp Việt lại đang bị người Thái thâu tóm trên sân nhà

Nhàđầutư
Việt Nam đang dẫn đầu bảng G vòng loại World Cup 2022 trước sự ngỡ ngàng của nhiều đối thủ nặng ký, đặc biệt là Thái Lan. Với đối thủ, đối tác nhiều duyên nợ như Thái Lan, Việt Nam đang thắng thế trên sân bóng, nhưng nhiều doanh nghiệp đầu ngành của chúng ta đang bị người Thái "thâu tóm" ngay trên sân nhà.
ĐÌNH VŨ
18, Tháng 11, 2019 | 10:31

Nhàđầutư
Việt Nam đang dẫn đầu bảng G vòng loại World Cup 2022 trước sự ngỡ ngàng của nhiều đối thủ nặng ký, đặc biệt là Thái Lan. Với đối thủ, đối tác nhiều duyên nợ như Thái Lan, Việt Nam đang thắng thế trên sân bóng, nhưng nhiều doanh nghiệp đầu ngành của chúng ta đang bị người Thái "thâu tóm" ngay trên sân nhà.

Trong vài năm trở lại đây, giá trị mua cố phần của nhà đầu tư Thái lan vào các doanh nghiệp Việt liên tục tăng trưởng mạnh. Theo thống kê, riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam của người Thái đạt 3,55 tỷ USD, tăng 155% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2017, tổng giá trị hoạt động mua cổ phần của nhà đầu tư Thái vào doanh nghiệp Việt đạt 10,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 175% so với năm 2016 (sự tăng trưởng đột biến này là do có thương vụ Thaibev mua cổ phần chi phối tại Sabeco với trị giá 4,8 tỷ USD).

ty-phu-thai

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi

Khẩu vị của người Thái khi đến đầu tư tại Việt Nam rất rõ ràng, họ nhắm đến các doanh nghiệp đầu ngành trong nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Các lĩnh vực sôi động nhất được giao dịch gồm sản xuất hàng tiêu dùng, bất động sản, ngân hàng bán lẻ và tài chính tiêu dùng. 

Việc người Thái liên tục thâu tóm hoàn toàn hoặc một phần nhiều doanh nghiệp Việt như Sabeco, C.P Việt Nam, Red Bull, Prime Group, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh, Bao bì nhựa Tín Thành, và đặc biệt là hệ thống bán lẻ của Việt Nam như Big C, chuỗi siêu thị Familiy Mart, Metro Việt Nam hay hệ thống điện máy Nguyễn Kim… dấy lên lo ngại về tình trạng doanh nghiệp Việt bị lấn lướt, mất thị phần, miếng bánh ngon đã bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm.

Lo ngại trên không vô lý, khi nhìn lại các doanh nghiệp bị thâu tóm thường là những doanh nghiệp đình đám trong ngành, nắm những lợi thế lớn, địa bàn kinh doanh rộng, khả năng sinh lợi cao, nên khi bị thâu tóm vào tay người Thái thì đương nhiên người Thái sẽ được hưởng phần lợi lớn. 

Nhà đầu tư Thái thường ưu tiên mua cổ phần kiểm soát

Nói về việc tập đoàn SCG đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong ngành công nghiệp hóa dầu như Nhựa Bình Minh, bà Lê Bình, giám đốc công ty tư vấn mua bán và sáp nhập ASART cho biết, nguyên tắc đầu tư của nhà đầu tư Thái Lan thường là ưu tiên mua cổ phần kiểm soát để có tiếng nói quan trọng trong hoạch định chiến lược.

Cùng với đó, doanh nghiệp Thái Lan có một số thuận lợi hơn các nhà đầu tư từ châu Mỹ, hay châu Âu khi đầu tư sang Việt Nam do vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa. Bên cạnh đó, các yếu tố thị trường như dân số Việt Nam trẻ, khả năng chi tiêu ngày càng cao tạo ra sức hút dòng vốn nước ngoài.

Một yếu tố quan trọng nữa, theo bà Lê Bình là “giá” của doanh nghiệp Việt Nam dù đã cao hơn vài năm trước nhưng hiện tại “vẫn còn rẻ” trong tương quan với các quốc gia khác. Nên khi đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp Thái Lan sẽ nhằm hai mục tiêu: vừa có thị trường tiêu thụ nội địa, vừa sử dụng Việt Nam như một thị trường cung cấp đầu vào cho họ.

Theo ghi nhân của Stoxplus, các nhà đầu tư Thái Lan quyết liệt mua lại cổ phần doanh nghiệp trong nước và dẫn đầu về giá trị thương vụ trong vài năm gần đây. Stoxplus tính toán bốn giao dịch của Thái Lan trong năm 2017 đã lên tới 4,9 tỷ đô la Mỹ, chiếm 42% giá trị các thương vụ nước ngoài mua doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, quy mô thị trường M&A của Việt Nam hiện vẫn chỉ ở mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Dự báo, cả năm 2018 giá trị M&A của Việt Nam có thể đạt 6,5 - 6,9 tỷ USD. Quy mô này tăng hơn mức trung bình 5 tỷ USD/năm của giai đoạn 2014 - 2016 nhưng để đạt được mức 10 tỷ USD như năm 2017 thì cần phải có các thương vụ lớn.

Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản tiếp tục được dự báo sẽ "hút" dòng vốn ngoại trong thời gian tới. Theo đó, các nhà đầu tư Thái cũng sẽ tìm những đích đến mới cho dòng vốn của họ tại thị trường Việt Nam với khẩu vị quen thuộc là các doanh nghiệp đầu ngành.

Việt Nam đang dẫn đầu bảng G vòng loại World Cup 2022 trước sự ngỡ ngàng của nhiều đối thủ nặng ký, đặc biệt là Thái Lan và sẽ gặp lại đối thủ này trên sân nhà Mỹ Đình vào tối 19/11 tới đây.

Với đối thủ và đối tác nhiều duyên nợ với Việt Nam như Thái Lan, chúng ta đang thắng trên sân bóng, nhưng nhiều doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam đang bị người Thái "thâu tóm" ngay trên sân nhà. Sau khi các thương vụ M&A nêu trên hoàn tất, các ông chủ Thái đều đã nắm được quyền chi phối doanh nghiệp đó.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26360.00 26466.00 27632.00
GBP 30809.00 30995.00 31946.00
HKD 3098.00 3110.00 3212.00
CHF 27438.00 27548.00 28416.00
JPY 161.57 162.22 169.82
AUD 15912.00 15976.00 16463.00
SGD 18126.00 18199.00 18741.00
THB 670.00 673.00 701.00
CAD 17913.00 17985.00 18518.00
NZD   14797.00 15289.00
KRW   17.77 19.41
DKK   3543.00 3675.00
SEK   2338.00 2431.00
NOK   2283.00 2375.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ