Tham nhũng, trục lợi trong mua sắm thiết bị y tế chống dịch là tội ác

KIM ANH
07:30 16/09/2021

"Tham nhũng, trục lợi ở lĩnh vực khác đã tệ, nhưng tham nhũng, trục lợi trong việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh COVID-19... thì đó còn là tội ác, là táng tận lương tâm".

"Đục khoét, bòn rút thì hậu quả rất lớn"

Tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý: Cùng với phòng, chống dịch hiệu quả, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, nhất là trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh, vật tư... trong phòng, chống dịch.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sản xuất, mua bán trao đổi vaccine, trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, phòng chống dịch COVID-19 trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” đó, không loại trừ khả năng phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Theo ông Đinh Văn Minh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm công. Việc "giữ giá”, nâng khống giá trị thiết bị y tế, các loại phương tiện, thuốc chữa bệnh để ăn chia tiền chênh lệch đã xuất hiện ở nhiều địa phương.

1

Ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ. (Ảnh: Thi Uyên)

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh ở nhiều địa phương trở nên cấp bách. Do đó, nếu không tăng cường kiểm soát quá trình mua sắm đó thì sẽ tiếp tục xảy ra những hành vi vi phạm, thậm chí là tội phạm trong vấn đề sử dụng, mua sắm công, nâng khống giá trị thiết bị y tế, việc “bắt tay nhau” giữa các nhóm lợi ích để rút ruột ngân sách, chia nhau tỷ lệ phần trăm được thỏa thuận trước.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã áp dụng linh hoạt các quy định pháp luật để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Vì dịch COVID-19 chưa từng có tiền lệ nên thực tiễn đã phát sinh các tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải áp dụng các biện pháp linh hoạt, cấp tốc, trong đó có việc áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm trang thiết bị, máy móc, sinh phẩm y tế. Trường hợp cấp bách có thể mua sắm theo trình tự rút gọn thay vì các thủ tục như bình thường. Và trong trình tự thủ tục rút gọn ở trường hợp cấp bách đó có thể phát sinh tiêu cực từ những sơ hở, thiếu sót và bị các đối tượng lợi dụng.

Theo ông Đinh Văn Minh, trong thời điểm hiện nay, việc mua sắm trang thiết bị trở nên cấp bách và áp dụng các biện pháp rút gọn hơn thì nguy cơ phát sinh tiêu cực cũng sẽ cao hơn. Do đó cần phải chú ý tăng cường kiểm soát tốt hơn so với trước kia. Trong lúc nguồn lực Nhà nước còn hạn chế mà bị các đối tượng đục khoét, bòn rút thì hậu quả của nó sẽ rất lớn”.

"Tham nhũng, trục lợi ở lĩnh vực khác đã tệ rồi, nhưng tham nhũng, trục lợi trong việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh... thì đó còn là tội ác, là táng tận lương tâm. Chính vì vậy, Thủ tướng lưu ý làm sao kiểm soát, giám sát tốt hơn để không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác phòng, chống dịch" - ông Đinh Văn Minh nhấn mạnh.

Quy trình chặt nhưng đạo đức xuống cấp thì sai phạm vẫn xảy ra

Năm 2020, trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, xuất hiện vụ án tham nhũng vật tư y tế gây bức xúc dư luận tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội (CDC Hà Nội). Với thủ đoạn thông đồng, "thổi giá" của các đối tượng, hệ thống xét nghiệm tự động Realtime PCR đã bị đội giá gấp nhiều lần.

Ngày 2/6/2021, TAND cấp cao tại Hà Nội đã bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Nhật Cảm - nguyên Giám đốc CDC Hà Nội và 5 đồng phạm; tuyên y án phạt 10 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Nhật Cảm, các bị cáo khác lĩnh án từ 5 năm tù đến 6 năm 6 tháng tù về tội danh “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Việc đưa ra xét xử vụ án tại CDC Hà Nội đã tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực, là hồi chuông cảnh tỉnh các cá nhân, doanh nghiệp câu kết kiếm tiền bất chính trên nỗi đau của người bệnh.

2

Cựu Giám đốc CDC Hà Nội - Nguyễn Nhật Cảm (hàng ghế đầu) tại phiên tòa phúc thẩm. (Ảnh: Trọng Phú)

Không chỉ có vụ án xảy ra tại CDC Hà Nội, tại một số nơi đã xảy ra việc “nâng khống" giá thiết bị y tế. Vào tháng 7/2021 vừa qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố thêm 3 bị can liên quan đến vụ nâng khống thiết bị y tế tại địa phương này, nâng số người bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" là 13 bị can.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty luật Hồng Bách và cộng sự) cho biết, thời gian qua có nhiều vụ án liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị y tế đã được cơ quan chức năng làm rõ. Các đối tượng lợi dụng kẽ hở trong quy định của pháp luật, hay đâu đó có những người làm không đúng quy định pháp luật trong việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa trị cho bệnh nhân.

“Sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp vừa qua là kịp thời để chúng ta ngăn chặn, cảnh báo, nâng cao cảnh giác đối với các loại tội phạm, đặc biệt là giai đoạn hiện nay khi cả nước đang ra sức phòng, chống dịch Covid-19. Mới đây, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị kiểm toán năm 2022 làm rõ việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19” – luật sư Nguyễn Hồng Bách nói.

Theo luật sư, quy định về trình tự, thủ tục, quy trình mua sắm trang thiết bị y tế mặc dù đã có nhưng cần phải xem xét sự đồng bộ, chưa chặt chẽ và không loại trừ ở một khâu nào đó có vấn đề. Từ kẽ hở đó, những người có chức, có quyền mới có thể lợi dụng, nâng khống giá vật tư, thiết bị để tư lợi cá nhân và gây thất thoát tài sản cho Nhà nước.

Để hạn chế những sai phạm trong mua sắm trang thiết bị y tế, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, rà soát lại quy định pháp luật về quy trình, trình tự thủ tục mua sắm; quy trình về đấu thầu, chỉ định thầu mua sắm thiết bị y tế. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thậm chí bổ sung các quy trình về việc mua sắm để đảm bảo sự minh bạch tài chính và thu chi; xử lý nghiêm minh nếu phát hiện ra sai phạm.

“Sai phạm sẽ hạn chế rất nhiều nếu những người trong cuộc nâng cao đạo đức, thực sự vì nhân dân phục vụ. Vì quy định dù có chặt chẽ đến đâu mà đạo đức xuống cấp thì hành vi sai phạm có thể vẫn diễn ra”- luật sư Nguyễn Hồng Bách nói.

(Theo VOV)

  • Cùng chuyên mục
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi bị kỷ luật

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi bị kỷ luật

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Pháp luật - 22/11/2024 11:15

Công an Hà Nội triệt phá đường dây lừa đảo chứng khoán, ngoại hối hơn 2.000 tỷ đồng

Công an Hà Nội triệt phá đường dây lừa đảo chứng khoán, ngoại hối hơn 2.000 tỷ đồng

Công an TP. Hà Nội đã triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo 2.000 tỷ đồng thông qua kêu gọi đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, giao dịch ngoại hối.

Pháp luật - 21/11/2024 13:36

Chủ tịch Hà Nội tặng bằng khen 9 cá nhân thuộc công an thành phố

Chủ tịch Hà Nội tặng bằng khen 9 cá nhân thuộc công an thành phố

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh quyết định khen thưởng 9 cá nhân thuộc Công an TP. Hà Nội đã có thành tích trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm...

Pháp luật - 21/11/2024 10:44

Hà Nội yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất không tạo ra chênh lệch quá lớn

Hà Nội yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất không tạo ra chênh lệch quá lớn

Sở TN&MT TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, điều chỉnh bảng giá đất hiện hành. Việc điều chỉnh bảng giá đất cần được thực hiện thận trọng, bảo đảm không tạo ra sự chênh lệch quá lớn và hạn chế tác động tiêu cực đến người dân, doanh nghiệp.

Pháp luật - 20/11/2024 16:25

Dự án Tiên Trang chậm tiến độ: Tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, xử lý

Dự án Tiên Trang chậm tiến độ: Tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, xử lý

Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá xác nhận về việc tỉnh đang cho kiểm tra, xử lý những vấn đề liên quan đến dự án đô thị du lịch sinh thái Tiên Trang và cho biết nếu chậm tiến độ thì sẽ xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Pháp luật - 20/11/2024 09:27

Chậm giải quyết thủ tục nhưng đơn vị thuộc Bộ Tài chính không xin lỗi người dân

Chậm giải quyết thủ tục nhưng đơn vị thuộc Bộ Tài chính không xin lỗi người dân

Thanh tra Chính phủ cho biết, có trường hợp quá thời gian giải quyết thủ tục hành chính, nhưng đơn vị giải quyết thuộc Bộ Tài chính không gửi văn bản xin lỗi người dân, doanh nghiệp, là thực hiện chưa đúng quy định tại Nghị định số 61/2018 của Chính phủ.

Pháp luật - 20/11/2024 08:56

Bắc Ninh ban hành quyết định 'làm khó' doanh nghiệp

Bắc Ninh ban hành quyết định 'làm khó' doanh nghiệp

Quyết định số 22/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Pháp luật - 19/11/2024 19:30

Hà Nội cam kết không để xảy ra cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, đơn vị

Hà Nội cam kết không để xảy ra cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, đơn vị

Các cơ quan, đơn vị của Hà Nội phải cam kết không để xảy ra cháy, nổ tại trụ sở thuộc quản lý của đơn vị.

Pháp luật - 19/11/2024 17:56

Vướng mắc pháp lý đối với đầu tư bất động sản và giải pháp khắc phục

Vướng mắc pháp lý đối với đầu tư bất động sản và giải pháp khắc phục

Thị trường bất động sản trong năm 2024 có sự phục hồi nhờ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và các chính sách mới liên quan thị trường bất động sản, tài chính…đem lại cho thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản những cơ hội đầu tư nhưng cũng còn nhiều thách thức.

Pháp luật - 19/11/2024 14:29

Hà Nội ngừng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm

Hà Nội ngừng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn TP. Hà Nội.

Pháp luật - 19/11/2024 14:17

Tất cả cửa hàng trái cây ở Hà Nội phải được đăng ký kinh doanh

Tất cả cửa hàng trái cây ở Hà Nội phải được đăng ký kinh doanh

Trong năm 2024, Hà Nội dự kiến 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% cửa hàng kinh doanh thuộc đối tượng của đề án được cấp biển nhận diện "Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn", có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây...

Pháp luật - 19/11/2024 09:37

Khai thác khoáng sản không phép, Công ty Thống Nhất ở Bắc Ninh bị phạt nặng

Khai thác khoáng sản không phép, Công ty Thống Nhất ở Bắc Ninh bị phạt nặng

UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 120 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất có địa chỉ tại tầng 3, chung cư Cát Tường New, đường Lý Thái Tổ, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh do có hành vi khai thác khoáng sản không đúng quy định.

Pháp luật - 19/11/2024 08:02

Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật

Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Hòa Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì có liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn.

Pháp luật - 18/11/2024 17:59

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu 2 dự án công nghệ cao và nhận 1 tỷ đồng. 

Pháp luật - 18/11/2024 12:30

Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm

Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm

Công an TP. Hà Nội cho biết Man Tiến Long nhận làm sổ tiết kiệm tại một ngân hàng thương mại cổ phần, sau đó chiếm đoạt số tiền lớn.

Pháp luật - 18/11/2024 11:33

Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử

Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử

Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện, tạm giữ 420 sản phẩm gồm: Máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử, do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ.

Pháp luật - 17/11/2024 09:30