Thai Airways phải làm gì để tránh nguy cơ phá sản?
Thai Airways International Plc đang tìm kiếm sự trợ giúp từ chính phủ trước nguy cơ điền tên vào danh sách các hãng hàng không quốc gia bị phá sản, với việc khoảng 21.000 nhân viên của hãng bị đẩy vào thế 'ngàn cân treo sợi tóc'.

Chính phủ Thái Lan đang xem xét đơn xin phá sản của Thai Airways. Ảnh: Bangkok Post
Kết quả cho chương trình bảo trợ tài chính của Thái Lan sẽ được công bố vào cuối tháng này, khi Bộ trưởng Giao thông Saksayam Chidchob nói rằng Thai Airways phải đệ trình kế hoạch phục hồi trong tháng 5 nếu muốn chính phủ xem xét gói cứu hộ.
Hiện tại, Thai Airways đang lên kế hoạch tìm kiếm các khoản vay ngắn hạn trị giá 54 tỷ baht để sử dụng cho chi phí hoạt động khi họ thực hiện kế hoạch phục hồi. Để đổi lấy các khoản vay, hãng hàng không này có nghĩa vụ phải tuân theo kế hoạch phục hồi do chính phủ Thái Lan phê duyệt.
"Chính phủ Thái Lan đã sẵn sàng đưa ra một gói giải cứu cho Thai Airways, nhưng điều này sẽ đòi hỏi hãng phải tái cấu trúc hoàn toàn và sẽ không có cơ hội thứ hai nếu thất bại", Thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha nói.
Vào tuần trước, Ủy ban Chính sách Doanh nghiệp Nhà nước đã đệ trình đề xuất tái cơ cấu và sẽ chuyển đến Bộ Giao thông Vận tải để xem xét. Đề xuất này sẽ phải được đánh giá kỹ hơn trước khi được chuyển đến chính phủ Thái để phê duyệt.
Đã có những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các chính trị gia, chủ ngân hàng và các học giả về các giải pháp khả thi cho Thai Airways. Đặc biệt, câu hỏi lớn đang được đưa ra đó chính là liệu tiền đóng thuế trị giá hơn 100 tỷ baht có đáng để tài trợ cho một doanh nghiệp nhà nước đứng đầu với một lịch sử lâu dài của tham nhũng và gia đình trị.
Sự sụp đổ của Thai Airways có thể được thúc đẩy bởi đại dịch COVID-19 khi các ngành công nghiệp hàng không và du lịch trên toàn cầu đình chỉ các chuyến bay và hoạt động do các biện pháp đóng cửa. Mặc dù vậy, tình hình tài chính của Thai Airways đã ở trong tình trạng khó khăn từ rất lâu trước khi dịch bệnh bùng phát.
Thai Airways đã báo cáo lỗ ròng 2,11 tỷ baht trong năm 2017, gia tăng lên 11,6 tỷ baht trong năm 2018 và 12 tỷ baht vào năm ngoái, theo dữ liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Thai Airways đã tăng lên 21 lần vào năm 2019.
Ông Suwat Wattanapornprom, một nhà phân tích tại Asia Plus Securities, cho biết vốn chủ sở hữu của Thai Airways đã đăng ký ở mức 11,7 tỷ baht vào cuối năm 2019, không đủ để bù lỗ hoạt động trong năm nay.
Một cựu giám đốc của Thai Airways đã phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại của hãng cần một quyết định nhanh chóng và quyết đoán từ Thủ tướng Thái Lan.
"Nếu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đồng ý với lựa chọn chấp nhận phá sản thì nội các không nên xác nhận gói giải cứu này", cựu giám đốc điều hành nói.
Trong trường hợp nộp đơn phá sản, chính phủ vẫn có thể cung cấp hỗ trợ tài chính sau đó. Giải pháp này sẽ cho phép Thai Airways tiếp tục tồn tại trong tương lai, vì doanh nghiệp có thể hoạt động theo kế hoạch phục hồi theo Đạo luật Phá sản.
Nhưng nếu đất nước vẫn cần một hãng hàng không vận tải quốc gia, thì mọi cơ quan liên quan cần phải cung cấp các giải pháp cụ thể và hiệu quả để thực hiện việc đó, đặc biệt là đàm phán ngân sách hỗ trợ tài chính để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
"Thủ tướng cũng phải nhận ra rằng bất cứ lựa chọn nào của ông, đều chắc chắn sẽ gặp phải tác dụng phụ. Điều quan trọng là Thủ tướng phải cẩn thận chọn con đường với những hậu quả dễ chấp nhận nhất", cựu giám đốc điều hành chia sẻ.
Sự lựa chọn cho thời khắc quyết định
Trong thời điểm hiện tại, chỉ có một số ít các lựa chọn để giải cứu hãng hàng không này. Bên cạnh việc sử dụng tiền của người nộp thuế để tài trợ cho gói cứu trợ, nộp đơn phá sản và trải qua quá trình quốc hữu hóa hoặc tư nhân hóa đang là những giải pháp khả thi cho Thai Airways.
Thai Airways đã nói rõ rằng họ sẽ phản đối bất kỳ kế hoạch nào tìm cách tư nhân hóa các doanh nghiệp của hãng hàng không, khẳng định rằng Thai Airways phải là một doanh nghiệp nhà nước và một tổ chức duy nhất.
Bộ Tài chính Thái Lan đang sở hữu 51% của Thai Airways, hợp pháp biến nó thành một doanh nghiệp nhà nước. Nhưng tình trạng thuộc sở hữu nhà nước đã làm suy yếu khả năng cạnh tranh và hiệu quả của hãng hàng không, do những hạn chế pháp lý trong phát triển kinh doanh và tạo ra cơ hội lớn hơn cho việc tham nhũng và can thiệp chính trị.
Cựu Bộ trưởng tài chính Thirachai Phuvanatnaranubala nói với truyền thông địa phương trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng có hai cách để giải quyết vấn đề tài chính của Thai Airways, đó chính là tư nhân hóa hoặc quốc hữu hóa.
"Đi theo con đường khác sẽ không giúp Thai Airways tồn tại. Nếu chính phủ cung cấp bảo lãnh nợ, sẽ rất khó để giải thích với công chúng rằng tại sao nhà nước phải sử dụng tiền của người nộp thuế để bảo lãnh cho một hãng hàng không mà cổ đông tư nhân chiếm 49% và một số trong số họ là cổ đông nước ngoài", ông Thirachai nói.
"Sử dụng tiền của người nộp thuế để bảo lãnh cho hãng hàng không có thể vi phạm luật pháp, vì nó có thể được coi là thực thi quyền lực nhà nước vì lợi ích của 49% cổ đông tư nhân. Nếu phương án quốc hữu hóa được chọn, chính phủ sẽ phải bồi thường cho các cổ đông một cách công bằng dựa trên giá trị thẩm định tài sản và hãng hàng không sẽ phải trải qua một cuộc giám định", cựu Bộ trưởng tài chính lưu ý.
Trong khi đó, ông Banyong Pongpanich, giám đốc điều hành của Phatra Securities Plc và cựu thành viên hội đồng quản trị Thai Airways, nói với truyền thông địa phương trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến rằng: "Trong bối cảnh tình hình tài chính hiện tại, nộp đơn phá sản, được gọi là tham gia vào kế hoạch phục hồi kinh doanh theo Đạo luật Phá sản, là lựa chọn khả thi nhất cho Thai Airways".
"Đây là một quá trình để các bên liên quan khác nhau, chẳng hạn như các cổ đông, chủ nợ và nhân viên, đi đến thỏa thuận về cách tiến hành bước tiếp theo, với hai mục tiêu chính: duy trì tối đa giá trị kinh tế của doanh nghiệp và chia sẻ giá trị với các bên liên quan khác nhau một cách công bằng", ông Banyong nói.
Trước đó, một số hãng hàng không nổi tiếng thế giới đã phục hồi thành công như Pan American World Airways, United Airlines, Swissair, Japan Airlines và Malaysia Airlines.
Học giả độc lập kỳ cựu Somjai Phagaphasvivat cho rằng các cổ đông tư nhân cũng nên bơm vốn hoặc lựa chọn chuyển đổi các khoản nợ của doanh nghiệp thành cổ phiếu phổ thông.
"Cần phải có một kế hoạch phục hồi kinh doanh chiến lược và rõ ràng từ Thai Airways, nếu không, bất kỳ khoản viện trợ nào cũng sẽ không mang lại hiệu quả", ông Somjai nói.
(Theo Bangkok Post)
- Cùng chuyên mục
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ
Ngày 6/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium
Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến "Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu", thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:16
Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao
Giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce sau khi lập định 3.400 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục trụ ở mức cao 120,2 - 122,2 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Thị trường - 08/05/2025 09:31
Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025
Năm 2025, Tập đoàn Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.755,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 416,9 tỷ đồng, tăng lần lượt 32,9% và 21,5% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:22
Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam
Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và công bố đơn vị đồng hành chính với Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) và ra mắt trang phục thi đấu mới của Đội tuyển.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:04
Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Tổng thống Trump cho biết không dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, phản bác lại suy đoán rằng ông có thể hạ mức thuế quan 145% để phá vỡ thế bế tắc.
Thị trường - 08/05/2025 06:30
Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất
Sau hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng sẽ là địa phương có rừng, có biển, có cửa khẩu, cảng hàng không, với diện tích lớn nhất nước. Không gian, dư địa cho phát triển cho địa phương này là rất lớn.
Thị trường - 07/05/2025 15:52
Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và nhà đàm phán thương mại chính Jamieson Greer sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại.
Thị trường - 07/05/2025 14:55
Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump
Các chủ ngân hàng và giám đốc điều hành đã dừng các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động một cuộc chiến thương mại toàn cầu vào ngày 2 tháng 4.
Thị trường - 07/05/2025 06:58
Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại
Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ sẽ gặp một phái đoàn cấp cao của Trung Quốc vào cuối tuần này tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán lớn đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ khi Tổng thống Donald Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại bằng mức thuế nhập khẩu cứng rắn.
Thị trường - 07/05/2025 06:30
Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm thị trường mới ngoài Hoa Kỳ
Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn nhiều thập kỷ quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai nước láng giềng Bắc Mỹ và thúc đẩy nhiều công ty sản xuất của Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh dài hạn.
Thị trường - 06/05/2025 18:21
Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ
Một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra trong ngành sản xuất toàn cầu khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sang Hoa Kỳ.
Thị trường - 06/05/2025 17:47
Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói vay ưu đãi hỗ trợ các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40
VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40
Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'
Mới đây, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức chuyến đi "Mùa nắng Pác Miầu" thăm các em học sinh tại các điểm trường mầm non đang được bảo trợ bữa ăn bán trú của dự án "Cùng em khôn lớn" tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 10:42
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago