Tăng trưởng GRDP của Bình Định cao nhất vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Nhàđầutư
Dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng, trong năm 2020, GRDP của tỉnh đạt gần 50.000 tỷ đồng, tăng 3,61% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
THÀNH VÂN
01, Tháng 01, 2021 | 07:25

Nhàđầutư
Dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng, trong năm 2020, GRDP của tỉnh đạt gần 50.000 tỷ đồng, tăng 3,61% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Cục Thống kê tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2020, GRDP của tỉnh đạt gần 50.000 tỷ đồng, tăng 3,61% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng thấp nhất của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020, nhưng cao hơn tốc độ tăng GRDP của cả nước năm 2020, đạt 2,91% và cao nhất trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2020 (Thừa Thiên-Huế tăng 2,06%, Đà Nẵng giảm 9,77%, Quảng Nam giảm 6,98%, Quảng Ngãi giảm 1,02%). 

Trong tổng GRDP tỉnh Bình Định năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 13.700 tỷ đồng, tăng trưởng 3,18%; công nghiệp và xây dựng đạt trên 14.300 tỷ đồng, tăng trưởng 8,86%; dịch vụ đạt trên 19.400 tỷ đồng, tăng 0,53%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt trên 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 2,04%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp hơn so cùng kỳ do năm 2020 gặp một số khó khăn như tình trạng biến đổi khí hậu làm thời tiết diễn biến thất thường đã phần nào làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng, ảnh hưởng của tình hình dịch COVID-19 nên giá sản phẩm các loại thủy sản giảm mạnh. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3,2% (cùng kỳ tăng 1,29%); ngành thủy sản đạt kết quả khá với mức tăng 2,6% (cùng kỳ tăng 6,51%); ngành lâm nghiệp tăng 6%.

quynhon_qzis

Tốc độ tăng trưởng của Bình Định cao nhất vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ảnh: Báo Thanh niên.

Đối với khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá 9,33%, đóng góp 1,65 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung của toàn nền kinh tế. Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính của tăng trưởng toàn nền kinh tế với mức tăng cao 7,73%, đóng góp 1,2 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng trưởng 8,01% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,89%), đóng góp 0,78 điểm phần trăm.

Đối với khu vực dịch vụ năm nay chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, tăng 0,53% so cùng kỳ. Trong đó, ngành bán buôn và bán lẻ tăng 2,23% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 9,16%); thông tin và truyền thông tăng 4,49% (cùng kỳ tăng 7,78%); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,85% (cùng kỳ tăng 7,87%); ngành vận tải, kho bãi giảm 6% (cùng kỳ tăng 10,13%); dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 15,72% (cùng kỳ tăng 6,65%); nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 7,91% (cùng kỳ tăng 6,91%). 

Trong năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19, nhưng với những tín hiệu lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh, tỉnh Bình Định vẫn có 1.028 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 17,6% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký trên 8.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm gần 12.000 lao động.

Thu ngân sách năm 2020 của Bình Định vẫn đạt được nhiều kết quả cao, đạt khoảng 12.200 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa đạt trên 11.300 tỷ đồng, vượt 25,9% dự toán. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện trên 18.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, tổng mức thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2020 đạt gần 39.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019. Riêng nguồn vốn đầu tư thực hiện thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt trên 8.000 tỷ đồng, tăng 28,8% so với cùng kỳ. 

Năm 2020, GRDP bình quân đầu người tỉnh Bình Định ước tính đạt 60,6 triệu đồng/người, tăng 5,2 triệu đồng/người; tương đương 2.596 USD/người, tăng 215 USD/người so với năm 2019.

Theo Cục trưởng Cục thống kê Bình Định Nguyễn Thị Mỹ, để nền kinh tế - xã hội của tỉnh hồi phục và phát triển, thời gian tới cần tập trung các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đưa vào hoạt động các công trình trọng điểm thúc đẩy giá trị sản xuất, xây dựng. Đồng thời, thực hiện tốt việc quản lý tàu cá khai thác vùng khơi, góp phần đưa hoạt động khai thác thủy sản đi vào chuyên nghiệp gắn chuỗi sản xuất toàn cầu, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Ngoài ra, đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái “bình thường mới”, gắn với thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, giải phóng hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu; đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ