Tăng cường công tác an toàn giao thông đường sắt và du lịch trên biển

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ GTVT cùng các đơn vị có liên quan phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và hoạt động du lịch trên sông, biển.
PHAN CHÍNH
11, Tháng 05, 2017 | 06:52

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ GTVT cùng các đơn vị có liên quan phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và hoạt động du lịch trên sông, biển.

Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông đường sắt

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Cty Đường sắt Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

duong-sat-viet-nam

Phó thủ tướng yêu cầu tăng cường an toàn giao thông đường sắt 

Trước đó, ngày 24/4, tại Km 1102+100 - đoạn giao nhau giữa đường sắt với đường ngang hợp pháp thuộc địa phận thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng giữa ô tô với tàu hỏa làm 4 người chết, 2 người bị thương.

Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về vụ tai nạn trên, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm (nếu có) của cơ quan, đơn vị phụ trách quản lý vị trí đường ngang để xảy ra tai nạn.

Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện nghiêm Thông báo số 166/TB-VPCP ngày 29/3/2017 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Quý I/2017; tăng cường công tác bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt; đẩy mạnh tuyên truyền nguy cơ hiểm họa tai nạn giao thông đường sắt; kiến thức, kỹ năng vượt qua đường sắt an toàn cho người tham gia giao thông đặc biệt là người điều khiển xe ô tô, xe mô tô; bố trí người trực cảnh giới tại các đường ngang có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông cao, thường xuyên xảy ra tai nạn, đường ngang không có người gác có nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Cty Đường sắt Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; tăng cường công tác bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương có đường sắt đi qua tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đặc biệt là hành vi mở đường ngang trái phép qua đường sắt.

Phó Thủ tướng giao Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT kiểm tra tình hình thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc xử lý tình trạng mất an toàn giao thông tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt của vụ tai nạn nêu trên (lưu ý làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, đề xuất biện pháp xử lý), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2017.

Đảm bảo an toàn giao thông cho hoạt động du lịch trên sông, biển

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án bảo đảm an toàn giao thông cho các hoạt động du lịch và khi tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội trên vùng nước thuỷ nội địa, tuyến luồng hàng hải.

duong bien

 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án bảo đảm an toàn giao thông cho các hoạt động du lịch

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23 ngày 5/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng văn hoá giao thông gắn với bình yên sông nước giai đoạn 2016 - 2020” theo Kế hoạch của Ủy ban ban An toàn giao thông Quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam chủ động hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án bảo đảm an toàn giao thông cho các hoạt động du lịch và khi tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội trên vùng nước thuỷ nội địa, tuyến luồng hàng hải; khẩn trương tiến hành tổng điều tra phương tiện thủy và cảng, bến thủy nội địa; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và hướng dẫn Sở Giao thông vận tải các địa phương trong việc thực hiện các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, đặc biệt là trong quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện và cảng, bến thuỷ nội địa.

Bộ Quốc phòng quan tâm đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện và tổ chức huấn luyện, diễn tập về tuần tra, kiểm soát và cứu hộ, cứu nạn trên đường thuỷ nội địa đối với Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng liên quan của Bộ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an quan tâm đầu tư, mua sắm trang thiết bị, tăng cường lực lượng và huấn luyện, diễn tập về cứu hộ, cứu nạn và khắc phục tai nạn giao thông, sự cố trên đường thuỷ nội địa cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xác định các vụ tai nạn đối với phương tiện khai thác hải sản, phương tiện dân sinh xảy ra khi hoạt động trên tuyến, luồng đường thuỷ nội địa là tai nạn giao thông đường thuỷ để thống kê, báo cáo và xử lý theo quy định.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở NN&PTNT phối hợp với các cơ quan của ngành GTVTi tổng kiểm kê đối với tàu cá, cảng cá trên địa bàn cả nước; phối hợp UBND các tỉnh ven biển, cửa sông, cửa biển, quy hoạch và sắp xếp việc neo đậu phương tiện, làng nghề, làng chài đảm bảo trật tự, an toàn; nghiên cứu, đánh giá nhu cầu thực tiễn về việc sử dụng tàu cá để chở người trong các hoạt động văn hoá, xã hội (ngoài hoạt động khai thác hải sản) như trường hợp Lễ hội Nghinh Ông để sửa đổi, bổ sung các quy định đối với sử dụng tàu cá cho phù hợp với thực tế xã hội.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ