Tạm dừng phiên tòa chuyến bay giải cứu để các bị cáo nộp tiền khắc phục
Phiên tòa xét xử vụ án chuyến bay giải cứu tạm dừng để các bị cáo xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả trước khi viện kiểm sát đề nghị mức án.
Sáng 17/7, sau 2 ngày tạm nghỉ, phiên tòa xét xử vụ án chuyến bay giải cứu chuyển sang phần tranh tụng, viện kiểm sát luận tội và đề nghị mức án với 54 bị cáo.
Tuy nhiên, khi phiên tòa bắt đầu được ít phút thì chủ tọa thông báo tạm dừng phiên tòa để luật sư các bị cáo xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả.
Theo hội đồng xét xử, việc "cập nhật" số tiền khắc phục hậu quả để cơ quan công tố có căn cứ đề xuất mức đề nghị phù hợp.
Theo dự kiến, sáng nay (17-7), hội đồng xét xử sẽ kết thúc phần thẩm vấn chuyển sang tranh tụng, đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án với các bị cáo.
Trong 54 bị cáo, có 23 cựu quan chức bị cáo buộc nhận hối lộ, trong đó 18 người bị truy tố khung hình phạt tử hình. 21 người bị cáo buộc đưa hối lộ để được cấp phép chuyến bay giải cứu, những người còn lại bị cáo buộc môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị cáo bị cáo buộc đưa, nhận hối lộ 515 lần với 165 tỷ đồng liên quan cấp phép chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo.
Cựu quan chức khai không đòi hỏi, các doanh nghiệp kêu bị ép buộc
Trong suốt bốn ngày thẩm vấn, các bị cáo là cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh… đều thừa nhận được các doanh nghiệp "lót tay" từ vài tỉ đến vài chục tỉ đồng để cấp phép chuyến bay giải cứu.
Tuy nhiên, hầu hết những người này đều phủ nhận lời khai của các doanh nghiệp về việc gây khó dễ, ép buộc và ngã giá "chung chi". Họ lý giải khoản tiền nhận từ các doanh nghiệp là được cảm ơn sau khi tổ chức các chuyến bay giải cứu.
Cựu quan chức cao nhất bị ra tòa trong vụ án này là ông Tô Anh Dũng - cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Dũng nhiều lần khẳng định "không gây khó khăn", "không ép buộc" doanh nghiệp phải đưa tiền để được cấp phép chuyến bay giải cứu.
Giải thích cho hành vi nhận tiền của mình, ông Dũng nói: "Sau khi các doanh nghiệp tổ chức bay xong thì họ chủ động liên hệ bị cáo. Bị cáo không có mưu đồ, không đòi hỏi gì. Doanh nghiệp họ đến tiếp xúc bị cáo để cảm ơn".
Mặc dù nhiều lần khai "không đòi hỏi" nhưng cựu thứ trưởng thừa nhận đã được các doanh nghiệp "lót tay" số tiền lên đến 21,5 tỷ đồng. Nhận số tiền hối lộ lớn như vậy nhưng cựu thứ trưởng nói rằng ở thời điểm ấy không nhận thức được đây là sai phạm.
Một trong những bị cáo nhận được nhiều lượt xét hỏi nhất là Phạm Trung Kiên - cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông Kiên dù không có chức năng, nhiệm vụ trong phê duyệt chuyến bay, nhưng lại là cán bộ nhận hối lộ nhiều nhất cả số lần và số tiền trong vụ chuyến bay giải cứu. Kiên bị cáo buộc nhận tiền 253 lần, tương đương 42,6 tỷ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu.
Hội đồng xét xử nhiều lần thẩm vấn làm rõ Kiên có đưa số tiền nhận hối lộ cho ai khác và sử dụng số tiền này như thế nào.
Tại tòa, Kiên một mực phủ nhận cáo buộc ra giá 150 - 200 triệu đồng để được cấp phép một chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo.
Kiên khẳng định không yêu cầu doanh nghiệp phải "lót tay", các mức chi, hình thức chi đều do "doanh nghiệp chủ động đề xuất".
Khi chủ tọa dồn dập đưa ra các câu hỏi về việc "có đưa tiền cho ai khác" thì Kiên một mực khẳng định "không đưa cho ai". Cựu thư ký cũng khẳng định "không bị ai tác động để khai khác đi".
Ở chiều ngược lại, các bị cáo là chủ các doanh nghiệp thì khai bị các cựu quan chức yêu cầu phải chi tiền, ngã giá cả trăm triệu một chuyến bay giải cứu hoặc gây khó dễ ép họ phải chung chi. Một số ít bị cáo khai "tự nguyện cảm ơn".
Bị cáo Vũ Minh Thắng (giám đốc Công ty Thuận An) khai sau 8 lần bị Cục Lãnh sự làm khó đánh trượt hồ sơ, đến lần thứ 9 công ty mới được cấp phép chuyến bay đầu tiên. Việc này suôn sẻ do ông Thắng đã "chi" 600 triệu đồng cho cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan.
Thậm chí, sau lần "bôi trơn" trên, ông Thắng nhận được điện thoại từ Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) và Vũ Anh Tuấn (cựu phó phòng tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) yêu cầu "lên gặp nói chuyện".
Thực chất, cuộc nói chuyện này là để ra giá yêu cầu ông Thắng phải "chi" 150-200 triệu đồng một chuyến bay, "nộp cho Kiên hay cho Tuấn thì cũng giá vậy".
Bị cáo Đào Minh Dương (chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun) khi trả lời xét hỏi hay khi đối chất với Kiên đều khẳng định tại phòng họp của Bộ Y tế chứng kiến Kiên quát tháo các đại diện doanh nghiệp và yêu cầu chung chi giá 150 triệu đồng một chuyến bay.
Thậm chí, Dương còn khai có thời điểm cứ 8h30 hằng ngày là Kiên gọi điện giục chuyển tiền. "Kiên gửi ảnh quyết định phê duyệt chuyến bay, nói thứ trưởng đã ký rồi, anh chuyển tiền thì mới có dấu", Dương khai.
Một bị cáo khác còn khai, khi Kiên ra giá 150 triệu đồng, có đề nghị giảm giá xuống 100 triệu đồng một chuyến bay thì Kiên nói không được vì "có barem rồi".
Mâu thuẫn lời khai kế hoạch chạy án 2 triệu USD
Phiên tòa những ngày xét hỏi cũng nhiều lần có diễn biến bất ngờ khi các bị cáo là cựu cán bộ công an liên tục đưa ra những lời khai trái ngược nhau về cáo buộc chạy án hơn 2 triệu USD vụ chuyến bay giải cứu.
Thậm chí, bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng thuộc Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an), còn khẳng định "chỉ cần viện kiểm sát đưa ra một chứng cứ thì tôi sẽ nhận tội ngay".
Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó giám đốc Công an Hà Nội, cả khi trả lời xét hỏi và khi đối chất đều khai rất rõ từng lần nhận tiền từ Nguyễn Thị Thanh Hằng (cựu phó tổng giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh) và đưa lại cho Hoàng Văn Hưng giúp "chạy án".
Các cuộc gặp giữa Hưng và Hằng để bàn bạc về kế hoạch "quyết tâm cứu Sơn" (Lê Hồng Sơn - cựu tổng giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh - PV) đều diễn ra tại nhà riêng của cựu phó giám đốc Công an Hà Nội.
Sau mỗi lần gặp ông Tuấn đều trực tiếp đưa cho Hưng từ một đến vài trăm ngàn USD để tìm cách giúp Sơn thoát tội.
Ông Tuấn cho biết có một lần Hưng yêu cầu phải chuẩn bị 450.000 USD, trong đó 350.000 USD đưa cho viện kiểm sát, còn 100.000 USD đưa cho lãnh đạo vụ. Sau khi chuẩn bị tiền, Hưng yêu cầu ông Tuấn chia số tiền làm 2 túi rồi xếp vào chiếc cặp nhãn hiệu Samsonite cài mã khóa 104.
Ông Tuấn đã nhờ người mang chiếc cặp bên trong đựng 450.000 USD giao cho Hưng tại cổng cơ quan của cựu điều tra viên. Việc giao nhận chiếc cặp đã bị camera ghi lại.
Tuy nhiên, tại tòa Hưng phản bác lại toàn bộ lời khai trên. Ông thừa nhận có gặp bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng tại nhà riêng của ông Tuấn nhưng "không trao đổi về việc chạy án".
Bị cáo Hưng khẳng định mình bị oan và "không chiếm đoạt tiền chạy án" như cáo buộc.
Về cáo buộc nhận một chiếc cặp do ông Tuấn gửi đến bên trong đựng 450.000 USD, Hưng thừa nhận có được đưa cho chiếc cặp này nhưng "bên trong không có tiền mà chỉ có bốn chai rượu vang"?!
Theo cáo trạng, ông Tuấn đã nhận hơn 2,6 triệu USD từ Hằng để nhờ Hưng giúp "chạy án". Ông Tuấn khai chỉ giữ lại 400.000 USD, còn lại 2,25 triệu USD đều đưa hết cho Hưng để "chạy án".
Ngược lại, ông Hưng khai không nhận bất kỳ khoản nào. Cơ quan điều tra kết luận chỉ đủ căn cứ xác định ông Hưng nhận hai lần, tổng cộng 800.000 USD. Ông Tuấn bị truy tố tội môi giới hối lộ, còn ông Hưng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(Theo Tuổi trẻ)
- Cùng chuyên mục
Tất cả cửa hàng trái cây ở Hà Nội phải được đăng ký kinh doanh
Trong năm 2024, Hà Nội dự kiến 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% cửa hàng kinh doanh thuộc đối tượng của đề án được cấp biển nhận diện "Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn", có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây...
Pháp luật - 19/11/2024 09:37
Khai thác khoáng sản không phép, Công ty Thống Nhất ở Bắc Ninh bị phạt nặng
UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 120 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất có địa chỉ tại tầng 3, chung cư Cát Tường New, đường Lý Thái Tổ, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh do có hành vi khai thác khoáng sản không đúng quy định.
Pháp luật - 19/11/2024 08:02
Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Hòa Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì có liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn.
Pháp luật - 18/11/2024 17:59
Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu
Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu 2 dự án công nghệ cao và nhận 1 tỷ đồng.
Pháp luật - 18/11/2024 12:30
Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm
Công an TP. Hà Nội cho biết Man Tiến Long nhận làm sổ tiết kiệm tại một ngân hàng thương mại cổ phần, sau đó chiếm đoạt số tiền lớn.
Pháp luật - 18/11/2024 11:33
Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử
Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện, tạm giữ 420 sản phẩm gồm: Máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử, do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ.
Pháp luật - 17/11/2024 09:30
Bắt Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố bị can, bắt đối với Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Pháp luật - 17/11/2024 07:30
Đà Nẵng: Hàng loạt nhà xưởng biến thành sân pickleball?
Sân pickleball đang mọc lên khắp nơi ở TP. Đà Nẵng theo làn sóng bùng nổ của môn thể thao này, nhưng việc này cũng dẫn đến nhiều bất cập, nhất là nhiều sân xây dựng trái quy hoạch sử dụng đất.
Pháp luật - 16/11/2024 10:46
Bắt 'trùm' đất đá thải mỏ ở Quảng Ninh
Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố, bắt giam Vũ Đình Kiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội "Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên".
Pháp luật - 16/11/2024 08:53
Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký và ông Bùi Văn Cường
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan tới vi phạm trong các gói thầu của Tập đoàn Thuận An.
Pháp luật - 15/11/2024 20:06
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ thông tin 'Ngang nhiên quảng cáo cờ bạc ở phố đi bộ hồ Gươm'
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo làm rõ thông tin bá chí nêu về việc "Ngang nhiên quảng cáo cờ bạc ở phố đi bộ hồ Gươm".
Pháp luật - 15/11/2024 11:33
Không có căn cứ giảm án tử cho bà Trương Mỹ Lan
Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị giữ nguyên mức án tử hình như tòa cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bà Trương Mỹ Lan trong tội danh "Tham ô tài sản", vì không có căn cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Pháp luật - 15/11/2024 10:37
Bí thư Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm 19 vụ án tham nhũng, tiêu cực
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu từ nay đến cuối năm 2024, giải quyết dứt điểm 19 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Pháp luật - 15/11/2024 07:54
TP.HCM rà soát cán bộ dùng chứng chỉ 'Cambridge International'
TP.HCM yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ mang tên "Cambridge International".
Pháp luật - 15/11/2024 06:30
Hà Nội: Không đùn đẩy, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
UBND TP. Hà Nội yêu cầu đẩy tuyệt đối không đùn đẩy, gây khó khăn hoặc chậm trễ trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Chính sách - 14/11/2024 16:00
Hà Nội xem xét 13 Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến xem xét 13 Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô
Pháp luật - 14/11/2024 11:49
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 2 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago