Soi kinh tế Mỹ qua các chỉ số

Các chỉ số kinh tế chính của Mỹ trong quý III/2022 cho thấy bức tranh trộn lẫn gam màu sáng - tối, sau nửa đầu năm mờ nhạt.
VIỆT LÂM
02, Tháng 12, 2022 | 09:33

Các chỉ số kinh tế chính của Mỹ trong quý III/2022 cho thấy bức tranh trộn lẫn gam màu sáng - tối, sau nửa đầu năm mờ nhạt.

us shopping - reuters

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở phía Bắc thành phố St. Louis, Missouri, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Tăng trưởng nhanh hơn dự báo

Dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 30/11 cho thấy, GDP thực tế của Mỹ trong quý III/2022 đã tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy sự cải thiện đáng kể của nền kinh tế Mỹ so với dự đoán tăng trưởng ban đầu 2,6% mà chính quyền đưa ra vào tháng 10, và cao hơn dự báo tẳng trưởng 2,7% của Refinitiv.

Mức tăng trưởng 2,9% trong quý III là cú đảo chiều mạnh mẽ sau mức suy giảm 1,6% trong quý I và giảm 0,6% trong quý II.

Động lực khiến tăng trưởng quý III vượt kỳ vọng đến từ chi tiêu tiêu dùng tăng cao hơn nhiều so với dự đoán. Sở dĩ người Mỹ vẫn mạnh tay chi tiêu tiêu dùng là bởi việc tăng lãi suất của Fed chủ yếu tác động mạnh đến thị trường nhà ở.

“Việc tăng lãi suất của Fed cho đến nay hầu hết chỉ khiến thị trường nhà ở rơi vào suy thoái trong khi các lĩnh vực khác của nền kinh tế vẫn hoạt động khá suôn sẻ”, ông Christopher Rupkey, chuyên gia kinh tế trưởng tại Công ty nghiên cứu thị trường Fwdbonds, lý giải.

Chuyên gia của Fwdbonds đánh giá: “Chi tiêu tiêu dùng và đầu tư mua sắm thiết bị có vẻ tiến triển tốt, mặc dù Fed đã tăng lãi suất cao hơn 3,75 điểm phần trăm trong năm nay”. “Nếu Fed đang cố gắng kìm nền kinh tế bằng cách hãm phanh, thì họ vẫn làm chưa tới”, ông Rupkey nói.

Một thước đo kinh tế quan trọng khác của Mỹ - được gọi là tổng thu nhập quốc nội (GDI) - đã tăng 0,3% trong quý III sau mức giảm 0,8% trước đó.

Nhìn chung, kết quả trung bình của hai chỉ số trên - những thước đo mà Ủy ban xác định chu kỳ kinh doanh thuộc Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) sử dụng khi đưa ra bất kỳ dự đoán nào về suy thoái kinh tế - đã tăng 1,6% trong quý III sau hai quý sụt giảm.

Đối với các quan chức ủng hộ tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bức tranh tăng trưởng quý III là điều họ muốn thấy bởi nó phù hợp hoặc thấp hơn một chút so với xu hướng dài hạn của nền kinh tế Mỹ, nhưng có lẽ đủ để làm chậm lạm phát và chưa báo hiệu suy thoái kinh tế.

Chi tiêu hộ gia đình trở thành “cứu cánh”

Cũng theo dữ liệu GDP quý III, tiêu dùng cá nhân, yếu tố đóng góp nhiều nhất vào nền kinh tế Mỹ, đã tăng 1,7%, nhưng vẫn chậm hơn so với quý trước đó. Người Mỹ có xu hướng tăng chi tiêu cho dịch vụ trong quý III, nhưng giảm chi cho hàng hóa. Đối với quý IV, chi tiêu hộ gia đình được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Trước khi kết quả tăng trưởng quý III được công bố, mô hình GDPNow do Chi nhánh Fed tại Atlanta phát triển đã ước tính kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 4,3% trong quý IV/2022.

Về lợi nhuận doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp trước thuế (sau điều chỉnh) đã giảm 1,1% trong quý III, đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ năm 2020, nhưng vẫn tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Năm nay, nhiều công ty Mỹ đã vượt qua thách thức về chi phí lao động và nguyên liệu tăng cao, đồng thời bảo vệ hoặc thậm chí cải thiện được lợi nhuận. Tuy vậy, một số công ty gần đây tỏ ra do dự khi theo đuổi việc kế hoạch tăng giá bán hơn nữa trong bối cảnh kinh tế bất ổn.

Thâm hụt thương mại gia tăng

Xuất khẩu ròng đóng góp 2,93 điểm phần trăm vào GDP Mỹ trong quý III. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại hàng hóa của nước này trong tháng 10 đã tăng lên 99 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 6, theo Bộ Thương mại Mỹ.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp Mỹ ghi nhận thâm hụt thương mại hàng hóa danh nghĩa gia tăng, còn xuất khẩu sụt giảm khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và đồng đô la Mỹ mạnh lên.

Riêng với xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng tiêu dùng của Mỹ trong 10 giảm 9,4% so với tháng 9, còn các mặt hàng cung ứng công nghiệp giảm 4,7%.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Abbey Omodunbi của Ngân hàng PNC cho rằng: “Thương mại có thể sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng của Mỹ trong thời gian còn lại của năm 2022 và năm 2023 khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại và triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi ảnh hưởng đến xuất khẩu”.

Số liệu công bố hôm 30/11 cũng cho thấy hàng tồn kho bán lẻ của Mỹ giảm 0,2% trong tháng 10, một tín hiệu cho thấy nhu cầu tiêu dùng giảm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ