Sếp Agribank Quảng Nam nói gì vụ ‘con nợ’ 2.300 tỷ ‘đắp chiếu’?

Nhàđầutư
Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Nam - chủ nợ chính với 1.300 tỷ đồng trong tổng số nợ 2.300 tỷ đồng của Công ty cổ phần Soda Chu Lai lên tiếng về việc nhà máy Soda Chu Lai sử dụng máy móc thiết bị Trung Quốc dừng hoạt động gần hai năm qua.
HUY HÙNG
10, Tháng 01, 2018 | 14:18

Nhàđầutư
Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Nam - chủ nợ chính với 1.300 tỷ đồng trong tổng số nợ 2.300 tỷ đồng của Công ty cổ phần Soda Chu Lai lên tiếng về việc nhà máy Soda Chu Lai sử dụng máy móc thiết bị Trung Quốc dừng hoạt động gần hai năm qua.

Trao đổi với người viết bài, ông Nguyễn Hồng Quang – Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 8/1 chính quyền địa phương đã có văn bản giao Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai chủ trì, phối hợp với UBND huyện Núi Thành và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra các thông tin báo chí phản ánh về việc nhà máy Soda Chu Lai của Công ty cổ phần Soda Chu Lai (trụ sở tại Khu kinh tế mở Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) dừng hoạt động.

soda-chu-lai

Nhà máy Soda Chu Lai sử dụng máy móc thiết bị Trung Quốc dừng hoạt động gần hai năm nay. 

Hiện hiện nay chủ nợ lớn nhất của Công ty Soda Chu Lai là Agribank chi nhánh Quảng Nam với hơn 1.300 tỷ đồng; số tiền nợ còn lại của các ngân hàng Agribank Tuyên Quang, Phú Yên, Bình Định và PVcomBank.

Trả lời báo chí, ông Hà Thạch – Giám đốc Agribank chi nhánh Quảng Nam cho rằng “nguyên nhân chính làm cho máy dừng hoạt động là do ảnh hưởng của vụ giàn khoan 981” vì nhà máy này sử dụng dây chuyền thiết bị của Trung Quốc.

Theo vị này, tháng 5/2014 nhà máy chuẩn bị vận hành, lúc này đã tập trung hàng trăm chuyên gia, công nhân chuyên nghiệp của Trung Quốc tại nhà máy để kiểm tra, hướng dẫn, đào tạo, chuyển giao công nghệ thì xảy ra sự cố Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa. Lúc bấy giờ tất cả chuyên gia, công nhân này đã bỏ về nước, gây khó khăn rất nhiều cho quá trình vận hành nhà máy, cùng với đó chủ đầu tư đã phải tốn kém rất nhiều chi phí như tiền lương công nhân, tiền điện, nước, duy tu, bảo dưỡng và nhiều chi phí khác phục vụ cho nhà máy phát sinh rất lớn.

Tuy nhiên, ông Hà Thạch vẫn tự tin rằng dù là công nghệ Trung Quốc và thời gian qua tạm dừng hoạt động nhưng nhà máy vẫn được bảo quản tốt, “nhất định không phải là đống sắt vụn”. Qua quá trình vận hành thử nghiệm, những khiếm khuyết của nhà máy cũng đã lộ ra. Cụ thể như vấn đề môi trường hay trục trặc ở một số vị trí của thiết bị phải xử lý, tất nhiên cần có một khoản tiền nhất định.

Chủ nợ lớn nhất của Công ty cổ phần Soda Chu Lai cho biết, để nhà máy hoạt động trở lại cần có khoảng 200 tỷ đồng khắc phục các sự cố nói trên và mới đây các bên liên quan đã cơ bản thống nhất tìm kiếm nguồn kinh phí đầu tư. Agribank cũng đã thành lập Ban xử lý nợ Soda Chu Lai.

Ông Thạch cho rằng, đây là nhà máy Soda đầu tiên ở Việt Nam nên không phải lo đầu ra cho sản phẩm. Tại Quảng Nam đã có 2 nhà máy sản xuất kính do Agribank chi nhánh Quảng Nam đầu tư đã có thể thu mua đến 80% sản phẩm do nhà máy Soda sản xuất. Hơn nữa giá cả sản phẩm đang tăng lên từng ngày. Nếu như lúc mới sản xuất giá chỉ 190 USD/tấn sản phẩm Soda thì giờ đã lên trên 300 USD/tấn. Do đó, nếu chủ đầu tư không tiếp tục bỏ tiền, thì đã có các đối khác khác muốn tiếp nhận nhà máy này. “Tuy nhiên vẫn còn trong quá trình đàm phán. Nhưng chúng tôi tin chắc nhà máy sẽ sớm hoạt động trở lại”.

soda-chu-lai2

Nhà máy từng bị phạt 730 triệu đồng vì vi phạm môi trường 

Nhà máy sản xuất Soda Chu Lai xây dựng ngày 30/4/2010 trên diện tích 20ha tại Khu công nghiệp Tam Hiệp (huyện Núi Thành) với tổng vốn đầu tư khoảng 120 triệu USD, công suất thiết kế 200 nghìn tấn/năm.

Tuy nhiên, trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho người dân sinh sống xung quanh, sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh vào ngày 25/12/2015, Tổng cục Môi trường, Bộ TNMT có quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 415 đối với Công ty cổ phần Soda Chu Lai đóng tại Khu kinh tế mở Chu Lai với số tiền hơn 730 triệu đồng. Tổng cục Môi trường có hình phạt bổ sung yêu cầu nhà máy dừng ngay hoạt động sản xuất do có phát sinh nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về nước thải.

Đến tháng 8/2016, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ TNMT yêu cầu nhà máy sô đa Chu Lai tạm dừng hoạt động để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường mà Tổng cục Môi trường đã có kết luận thanh tra trước đó. Nhà máy chỉ được hoạt động trở lại khi được cấp có thẩm quyền kiểm tra việc khắc phục hậu quả, cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, cấp phép xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định. Tuy vậy, từ đó đến nay công ty vẫn chưa khắc phục các nội dụng mà lãnh đạo tỉnh yêu cầu và đóng cửa nhà máy gần 2 năm nay.

Được biết, đến thời điểm này ngoài nợ tiền lương người lao động, công ty này còn chưa thanh toán tiền cho các đối tác là nhà thầu thi công nhà máy, tiền nguyên liệu sản xuất. Theo tìm hiểu, từ năm 2010 đến ngày 25/10/2016, công ty nợ Trung tâm Phát triển hạ tầng thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai gần 50 tỷ đồng tiền thuê sử dụng đất thời hạn 50 năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ