Sau hơn một năm tiến hành xử lý, 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương giờ ra sao?

Nhàđầutư
Bộ Công Thương cho biết, sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ về việc rà soát, đánh giá tổng thể và tiến hành xử lý 12 dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã có những chuyển biến khá tích cực.
HẢI ĐĂNG
24, Tháng 05, 2018 | 17:42

Nhàđầutư
Bộ Công Thương cho biết, sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ về việc rà soát, đánh giá tổng thể và tiến hành xử lý 12 dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã có những chuyển biến khá tích cực.

Theo báo cáo mới nhất về tình hình hoạt động của 12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành Công Thương, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi gồm Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Dự án nhà máy thép Việt - Trung, 4 dự án còn lại mặc dù vẫn phát sinh lỗ nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định và từng bước giảm bớt thua lỗ gồm Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Công ty DQS.

Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay đã có 1 dự án vận hành sản xuất trở lại là Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ.

Đối với 3 dự án trước đây đầu tư xây dựng dở dang, ngoài Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho, thì 2 dự án còn lại đều đang tích cực thực hiện các biện pháp để tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng là Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ đang thực hiện việc tìm kiếm đối tác đầu tư để tiếp tục thực hiện Dự án, Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên đang triển khai thực hiện phương án thoái vốn nhà nước để tạo chủ động cho nhà đầu tư tiếp tục đầu tư dự án.

nha-may-xo-soi-dinh-vu-2027

Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ - một trong 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ ngành Công Thương đã sản xuất trở lại

Như vậy, mặc dù tới nay số lỗ lũy kế của 10 dự án đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất vẫn ở mức cao, nhưng so với thời điểm cách đây 1 năm thì trong số 6 dự án đang có hoạt động sản xuất, đã có 2 dự án hoạt động có lãi, 4 dự án còn lại đều có mức lỗ phát sinh giảm hơn so với với năm trước.  "Điều này rất có ý nghĩa trong việc nâng cao giá trị của các dự án trong quá trình thực hiện phương án xử lý đối với các dự án như chuyển nhượng, cổ phần hóa, thoái vốn... tại các dự án theo các Đề án xử lý các dự án đã được phê duyệt", Bộ Công Thương cho hay.

Cũng theo Bộ Công Thương, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy các giải pháp giải quyết vướng mắc, tồn tại ở các dự án đang được thực hiện có hiệu quả và đúng hướng.

 Bộ ngành, cơ quan quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từng dự án

Bộ Công Thương cho biết, kể từ cuối năm 2016, trong quá trình rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng của các dự án và đề ra phương án xử lý đối với các dự án, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều cuộc làm việc với các Bộ ngành, chủ đầu tư cũng như làm việc trực tiếp tại các dự án. Theo đó đã ban hành nhiều thông báo, văn bản chỉ đạo giao 217 nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của từng dự án.

Sau khi Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương được phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng các Bộ ngành xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án và Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thừa ủy quyền của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quyết định số 4269/QĐ-BCĐĐANCT ngày 14/ 11/2017 về Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án nêu trên với 98 nhiệm vụ cụ thể được giao cho các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty để triển khai thực hiện.

Bộ Công Thương cho hay, trong suốt quá trình kể từ khi có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo để xử lý những tồn tại, yếu kém ở các dự án đến nay, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ ngành đã có nhiều cuộc làm việc, văn bản chỉ đạo xử lý các vấn đề tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp trên tinh thần thống nhất và xuyên suốt, điển hình như:

Các Tập đoàn, Tổng Công ty và Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án khẩn trương rà soát, đánh giá, làm rõ thực trạng và nguyên nhân các vướng mắc, khó khăn của từng dự án, trên cơ sở đó tập trung xử lý các vấn đề cụ thể về tài chính, kỹ thuật của dự án, quản trị doanh nghiệp, vận hành nhà máy, tiêu thụ sản phẩm, đàm phán với đối tác... để từng bước xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp.

Các Bộ, ngành tập trung nghiên cứu xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tài chính doanh nghiệp, điều chỉnh điều kiện vay vốn, trả gốc và lãi khoản vay, tạo dựng thị trường, chuyển giao công nghệ... cho các dự án; Hỗ trợ pháp lý cho các Tập đoàn, Tổng công ty để giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc với các nhà thầu tại các hợp đồng EPC và vướng mắc trong hợp đồng liên doanh với các đối tác.

Các cơ quan chức năng tập trung thanh tra, kiểm toán, điều tra để phát hiện các vi phạm, sai phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật.

Bộ Công Thương đã rà soát, kịp thời áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm khi thấy có dấu hiệu tác động gây thiệt hại cho sản xuất trong nước theo đúng các qui định của quốc tế và pháp luật trong nước.

Bộ Tài chính đã có nhiều cuộc làm việc trực tiếp, xử lý một bước cơ bản các vấn đề về xử lý, cơ cấu lại các khoản nợ vay, giãn mức trích khấu hao... ở các dự án, doanh nghiệp.

Đến nay, 4 dự án phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã được xử lý giãn mức trích khấu hao từ 2017 - 2019, ước tính mỗi năm, tùy theo công suất thực hiện, các công ty có thể giảm áp lực về tài chính từ 60 - 402 tỷ đồng/năm).

Đồng thời, Bộ Tài chính đã chủ trì tiến hành nghiên cứu, báo cáo với Chính phủ nội dung đề xuất với Quốc hội việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế tài nguyên, Luật thuế xuất nhập khẩu để bảo đảm phù hợp với thực tế hoạt động và gia tăng cạnh tranh bình đẳng ở một số ngành sản xuất.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có chỉ đạo, hướng dẫn các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng xem xét các biện pháp cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay đối với các dự án, doanh nghiệp, đồng thời xem xét để tiếp tục cho vay theo đúng các qui định của pháp luật và nguyên tắc của thị trường để bảo đảm vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có khả năng trả nợ của các dự án, doanh nghiệp.

Hiện nay, 3 dự án sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam gồm Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Dự án nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc và Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai đều đã được các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất vay theo hướng giảm biên độ lãi suất để giảm bớt chi phí tài chính cho các dự án trong giai đoạn khó khăn, tiếp tục duy trì hạn mức vốn lưu động đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

12 dự án yếu kém của ngành Công Thương bao gồm: Nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Đạm Hà Bắc, Nhà máy Đạm DAP 1 Lào Cai, Nhà máy Đạm DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy Gang thép Lào Cai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ