Sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và câu chuyện thương hiệu sâm Việt Nam
Không chỉ người nước ngoài băn khoăn với câu hỏi đâu mới là loại sâm chính thức của Việt Nam, mà doanh nghiệp, người trồng sâm cũng đau đáu về một thương hiệu sâm Việt Nam…
Sâm quý bán thô…
Thông tin tại Tọa đàm phát triển sâm Việt Nam, do Bộ NN&PTNT tổ chức hôm 15/08, đại diện Cục Lâm nghiệp cho biết, hiện cả nước có khoảng 3.000 ha trồng sâm Ngọc Linh (Quảng Nam, Kom Tum), 55 ha sâm Lai Châu (Lai Châu).
Sâm chủ yếu được trồng dưới tán rừng với diện tích 3.050 ha, sản lượng khoảng vài tấn/năm. Trong khi đó sâm trồng trong nhà lưới, nhà màng trên đất nông nghiệp chỉ khoảng 5ha, chủ yếu tại tỉnh Lai Châu, sản lượng không đáng kể do mới trồng.
Theo đại diện Cục Lâm nghiệp, nghiên cứu khoa học cho thấy sâm Việt Nam tốt không kém sâm Hàn Quốc.
Cụ thể, trong sâm Ngọc Linh có tới 52 loại Saponin, 19 Saponin Dammaran, 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng… có tác dụng hỗ trợ phòng bệnh ung thư, chống trầm cảm, tăng cường sức đề kháng, chống lão hoá…
Trong khi đó, sâm Hàn Quốc chỉ có 24 loại Saponin, sâm Trung Quốc có 15 loại Saponin, sâm Mỹ có 14 loại Saponin…
Mặc dù vậy, sâm Việt Nam đến nay chủ yếu được sơ chế, dùng thô như ngâm rượu, ngâm mật ong, sấy khô.
Những năm gần đây công nghệ chế biến được đầu tư hơn, đã tạo ra được một số sản phẩm như nước giải khát, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc…
Thị trường của sâm Việt Nam tiêu thụ chủ yếu trong nước, hầu như chưa xuất khẩu được.
Ông Ngô Tân Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội sâm Lai Châu chia sẻ, Lai Châu định hướng trồng sâm dưới tán lá rừng (tạo sinh kế cho bà con vùng dân tộc thiểu số) và trồng nhà màng (để có sản lượng lớn).
Tuy nhiên, dù trồng dưới tán là rừng hay nhà màng thì DN vẫn là “đầu tàu” nhưng không DN nào muốn đầu tư vì chưa có quy định cho thuê dịch vụ môi trường rừng phát triển dược liệu, chưa kể có nhiều trở ngại khi hợp tác với bà con dân tộc thiểu số.
Cùng với đó, do sâm trồng bán hoang dã, bị dịch bệnh chết rất nhiều trong khi chưa có thuốc chữa nên DN, người dân cũng không mặn mà…
“Hiện sản lượng sâm Lai Châu cũng đã có. Tuy nhiên, muốn chế biến sâu là chưa có cơ sở. Khi trình sản phẩm lên cơ quan có thẩm quyền không được phê duyệt bởi hiện mới có nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, chưa có nghiên cứu về sâm Lai Châu. Nếu không chế biến sâu thì 5 năm nữa sâm củ không bán được cho ai, cũng chẳng DN nào đầu tư, cam kết tiêu thụ củ sâm cho bà con…", ông Hưng nói.
Đồng thời kiến nghị bộ ngành liên quan cần có nghiên cứu về sâm Lai Châu (công dụng, liều dùng), hoặc cần có quy định liên tịch công nhận sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu đều là sâm Việt Nam để phát triển chế biến sâu.
Sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu?
Theo đại diện Hiệp hội sâm Lai Châu, mặc dù cùng một loài, nhưng hiện mới có nghiên cứu về sâm Ngọc Linh và đang có truyền thông rằng sâm Ngọc Linh tốt hơn sâm Lai Châu.
"Nếu chúng ta cứ làm thế này thì không bao giờ xây dựng được thương hiệu sâm Việt Nam. Người Nhật, Hàn Quốc đến Lai Châu thăm vườn sâm, họ không hiểu là sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu có phải là 2 loại hoàn toàn khác nhau không? Và đâu là sâm Việt Nam chính thống?", Phó Chủ tịch Hiệp hội sâm Lai Châu Ngô Tân Hưng phản ánh.
Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, ở Hàn Quốc có rất nhiều loại sâm khác nhau nhưng gọi chung là sâm Hàn Quốc. Đây là thương hiệu của Chính phủ, còn các vùng trồng có chỉ dẫn địa lý khác nhau, tuổi đời và giá thành khác nhau.
“Ở Việt Nam, nếu nói đến sâm quý thì là sâm Ngọc Linh, nhưng hiện có thêm sâm Lai Châu. Vậy chúng ta nên tiếp cận việc xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam hay là theo hướng các thương hiệu khác nhau như sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu?", ông Bảo đặt vấn đề.
Chia sẻ bài học gì từ sâm Hàn Quốc, ông Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Minh cho biết, đó là bài học về thâm canh, năng suất cao, bởi nếu không có năng suất cao thì sâm mãi chỉ là “quý” và không đại trà, ít người được tiếp cận.
Bài học thứ hai là dù Hàn Quốc có 6 giống sâm khác nhau nhưng họ chỉ có một thương hiệu duy nhất.
Xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam
"Chúng ta hiện có hai loại sâm khác nhau, khi nghiên cứu thì đơn vị làm sâm Ngọc Linh sẽ tập trung nghiên cứu sâm Ngọc Linh, đơn vị làm sâm Lai Châu sẽ tập trung nghiên cứu sâm Lai Châu. Nếu không sớm thống nhất thì vài năm nữa chúng ta sẽ tốn rất nhiều tiền cho các nghiên cứu này nhưng lại không tận dụng được kết quả nghiên cứu của nhau, mất cơ hội phát triển..", ông Thái phân tích.
Đồng thời đề nghị cần bổ sung vào từ điển sâm Việt Nam (gồm sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu…), công bố tiêu chuẩn nào thì được gọi là sâm Việt Nam…
"Chúng ta đã có một viện nghiên cứu về sâm hiện đang nghiên cứu sâm Ngọc Linh. Các bên cần hy sinh quyền lợi một chút để có thương hiệu sâm Việt Nam…", đại diện Công ty Thái Minh đề xuất.
Cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận để xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam
Chia sẻ tại Tọa đàm Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, cho biết, khi đến Bảo tàng sâm của Hàn Quốc được họ khen sâm Việt Nam tốt mà thấy buồn. Hàn Quốc làm thương hiện sâm rất tốt. Họ có rất nhiều loại sâm nhưng thương hiệu chung là sâm Hàn Quốc, trên bao bì còn có hình cờ Hàn Quốc hoặc kết hợp nhiều nhãn hiệu của tập đoàn nổi tiếng trên sản phẩm..
“Chúng ta cần xác định đây không phải câu chuyên của DN hay địa phương mà là câu chuyên quốc gia. Để chương trình phát triển sâm hiệu quả, bền vững hơn thì phải thay đổi tư duy, tiếp cận cây sâm theo chuỗi ngành hàng. Từ sâm có thể chế biến ra nhiều sản phẩm từ thực phẩm đến mỹ phẩm…”…”- Bộ trưởng gợi mở.
Nhắc lại câu chuyện chuyển từ giá trị nông nghiệp sang giá trị công nghiệp, Bộ trưởng cho rằng cần phải đa dạng hóa chế biến, đa dạng hóa sản phẩm để từ một sản phẩm nhiều tiền thành các sản phẩm giá rẻ nhiều người ai cũng có thể mua được, dùng được..
Từ bài học từ Hàn Quốc, Bộ trưởng đề nghị các DN phải có tinh thần dân tộc, tinh thần đất nước, để cùng nhau xây dựng sản phẩm, thương hiệu quốc gia mang biểu tượng của đất nước.
“Muốn làm được như vậy, chúng ta phải thay đổi tư duy. Trước tiên phải thống nhất gọi tên sản phẩm, thương hiệu là sâm Việt Nam. Sau đó mới truy xuất nguồn gốc về sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu... đưa ra thị trường để khách hàng lựa chọn…”- Bộ trưởng Hoan nhấn mạnh.
Trước các vướng mắc nêu ra tại Tọa đàm, người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết, sắp tới Bộ sẽ ngồi lại với các bộ ngành liên quan (Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước…) và các đơn vị trong Bộ cùng thảo luận để đề xuất các chính sách hỗ trợ người dân, DN trồng, chế biến sâm; cũng như các giải pháp để sớm xây dựng được thương hiệu cho sâm Việt Nam…
- Cùng chuyên mục
PVcomBank đóng góp 10 tỷ đồng hỗ trợ 'Xóa nhà tạm, nhà dột nát’ cho tỉnh Quảng Trị'
Mới đây, tại chương trình "Nối vòng tay nhân ái" - Xuân Ất Tỵ 2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã trao tặng 10 tỷ đồng nhằm hỗ trợ chương trình "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" cho các hộ nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Doanh nghiệp - 07/01/2025 18:50
VPS dẫn đầu các công ty chứng khoán về thực hành ESG
Trải qua quá trình khảo sát và chấm điểm từ hội đồng ESG đối với 34 công ty chứng khoán trên cả nước, VPS đã xuất sắc dẫn đầu danh sách về thực hành ESG năm 2024.
Doanh nghiệp - 07/01/2025 14:43
Vì sao du lịch Đà Nẵng thắng lớn trong mùa thấp điểm?
Dù đang trong mùa thấp điểm mưa lạnh, nhưng khách du lịch lưu trú đến Đà Nẵng tăng mạnh, đặc biệt là các resort, khách sạn biển Đà Nẵng kín phòng đến 90%.
Thị trường - 07/01/2025 14:00
Các ETF Bitcoin Hoa Kỳ 'bùng nổ' trong 2 ngày đầu năm 2025
Các ETF Bitcoin giao ngay có trụ sở tại Hoa Kỳ đã ghi nhận gần 1,9 tỷ USD tổng dòng tiền ròng vào 2 ngày 3/1 và ngày 6/1, đảo ngược chuỗi nhu cầu thấp hồi nửa cuối tháng 12, theo Cointelegraph.
Thị trường - 07/01/2025 13:51
'Cuộc chiến thuế quan' ngay trong nhóm trợ lý của ông Trump
Tổng thống đắc cử Donald Trump đang thúc đẩy thuế quan toàn diện đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài khi các cố vấn thương mại của ông nỗ lực xây dựng chiến lược chuyển các cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông thành chính sách.
Thị trường - 07/01/2025 08:56
Chứng khoán SHS triển khai gói sản phẩm SH69 ưu đãi lãi suất vượt trội
Nhân dịp chào đón năm mới 2025, từ ngày 06/01/2025, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) triển khai gói sản phẩm "SH69 – 0% đã hời, 6.9% càng lời" ưu đãi cho khách hàng mới và khách hàng giao dịch trở lại.
Doanh nghiệp - 07/01/2025 08:46
Cổ phiếu Nvidia đóng cửa ở mức kỷ lục mới trước thềm CES
Cổ phiếu Nvidia (NVDA) đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào thứ Hai trước bài phát biểu quan trọng của CEO Jensen Huang tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) ở Las Vegas.
Thị trường - 07/01/2025 06:09
HDBank chính thức ra mắt "thẻ vạn năng" HDBank ePass 3in1: Cách mạng hóa thanh toán phí giao thông không dừng tại Việt Nam
HDBank vừa chính thức ra mắt thẻ liên kết HDBank ePass 3in1 – sản phẩm “Thẻ vạn năng” đột phá trong lĩnh vực thanh toán phí giao thông không dừng tại Việt Nam.
Doanh nghiệp - 06/01/2025 17:11
Ví không “dày", Tết vẫn đủ đầy với thẻ trả góp Muadee by HDBank
Tưng bừng không khí Tết với Thẻ trả góp Muadee by HDBank. Vô vàn “deal xịn” đã ra mắt, giảm 150 nghìn đồng khi mua vé tàu xe trên Traveloka, giảm đến 200 nghìn đồng khi mua sắm trên Lazada,Shopee…, đặc biệt là khách hàng được trả góp trong 3 tháng không lãi suất.
Doanh nghiệp - 06/01/2025 17:10
TKV dự kiến tiêu thụ 50 triệu tấn than trong năm 2025
Năm 2025, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến sẽ nộp ngân sách nhà nước 25.500 tỷ đồng và tiêu thụ 50 triệu tấn than
Thị trường - 06/01/2025 15:30
Bộ sách ôn thi vào lớp 10 có gì đặc biệt?
Sách ôn thi vào lớp 10 do đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm biên soạn dựa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và bám sát cấu trúc đề thi của các tỉnh, thành phố.
Thị trường - 06/01/2025 14:58
ROX iPark: Bước tiến đổi mới với ERP
Trong bối cảnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, ROX iPark đã triển khai thành công dự án số hóa quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP S/4HANA, đánh dấu một bước nhảy vọt trong quản lý và cung cấp dịch vụ.
Doanh nghiệp - 06/01/2025 13:55
Chuyển đổi số được áp dụng thế nào khi làm sách giáo khoa?
"Chuyển đổi số sẽ được triển khai trong hoạt động quản lý điều hành, xuất bản sách giáo khoa", PGS-TS. Nguyễn Văn Tùng cho biết.
Thị trường - 06/01/2025 13:26
Giá dầu dao động ở mức cao nhất kể từ tháng 10 do thời tiết lạnh
Giá dầu dao động ở mức cao nhất kể từ tháng 10 vào thứ Hai khi các nhà đầu tư để mắt đến tác động của thời tiết lạnh hơn ở Bắc bán cầu và các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh đối với nhu cầu nhiên liệu toàn cầu.
Thị trường - 06/01/2025 11:16
Đào, quất tăng giá ngày giáp tết
Bão số 3 (Yagi) đã làm hàng trăm ha đào, quất bị thiệt hại khiến thị trường cây cảnh dịp tết Nguyên đán 2025 không dồi dào như mọi năm. Giá cả cũng tăng lên, trong khi nhiều thương lái đã cọc tiền từ sớm để có hàng bán ra thị trường.
Thị trường - 06/01/2025 11:09
Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
Năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, Agribank vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, hỗ trợ có hiệu quả để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, tiếp tục khẳng định vị thế NHTM hàng đầu, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống với nhiều thành tựu, đóng góp nổi bật.
Doanh nghiệp - 06/01/2025 08:46
- Đọc nhiều
-
1
Cổ phiếu nhiều công ty ‘bay cao’ nhờ hợp tác với tỷ phú Phạm Nhật Vượng
-
2
Thủ tướng: Việt Nam có đủ điều kiện phát triển thị trường tài chính hiện đại
-
3
Chứng khoán tiến tới kỷ nguyên vươn mình
-
4
Giao dịch quỹ đầu tư tuần cuối năm 2024: Pyn Elite Fund liên tục ‘gom’ cổ phiếu
-
5
Liên minh hãng tàu toàn cầu tái cấu trúc tác động thế nào đến các cảng Việt Nam?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago