Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD

Nhàđầutư
Thương mại điện tử Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc từ 16% đến 30%/năm và dự kiến sẽ đạt quy mô 20,5 tỷ USD trong năm 2023.
THANH THUÝ
02, Tháng 12, 2023 | 10:05

Nhàđầutư
Thương mại điện tử Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc từ 16% đến 30%/năm và dự kiến sẽ đạt quy mô 20,5 tỷ USD trong năm 2023.

do-thang-hai

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Bộ Công Thương

Thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đưa ra tại Hội nghị phát triển thương mại điện tử Việt Nam, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 1/12, tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, từ những ngày đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam có giao diện, hiển thị sản phẩm, dịch vụ, gian hàng đơn giản, giờ đây đã liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc, là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả tích cực, thương mại điện tử cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Bảo đảm nguồn gốc của hàng hóa; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch...

"10 năm qua, Bộ Công Thương đồng hành giải quyết các khó khăn, thách thức về nhận thức, niềm tin, về hạ tầng công nghệ hỗ trợ... qua đó thúc đẩy thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.

5 yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử 

Để từng bước giải quyết các khó khăn, thách thức, đề xuất các giải pháp phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, muốn phát triển bền vững, thương mại điện tử  cần phải đảm bảo 5 yếu tố.

Đầu tiên là phải duy trì một tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử tích cực, ổn định. Thiếu một trong hai yếu tố tăng trưởng tích cực, hoặc ổn định thì không có sự bền vững trong phát triển thương mại điện tử. 

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nằm trong nhóm Top 10 trên toàn thế giới và dự đoán tiếp tục thăng hạng trong 2 năm tới. Như vậy, yếu tố tăng trưởng ổn định, tích cực có thể nói là điểm sáng của thương mại điện tử Việt Nam nhưng cũng là ap lực rất lớn để duy trì tốc độ trong thời gian tới.

"Điểm sáng này cần được thường xuyên giữ gìn, bảo vệ thông qua việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, thường xuyên tuyên truyền để đảm bảo tính thực thi pháp luật hiệu quả trong doanh nghiệp và xã hội", bà Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh.

Yếu tố thứ hai là sự cân bằng và hài hòa. Cân bằng và hài hòa ở đây là hài hòa lợi ích các bên liên quan từ doanh nghiệp sản xuất, nền tảng thương mại điện tử, đơn vị dịch vụ chuyển phát, thanh toán, người tiêu dùng... Đồng thời, thu hẹp dần khoảng cách, tiến tới cân bằng sự phát triển thương mại điện tử, giữa các vùng miền. Đảm bảo liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử.

Điều này có nghĩa là việc đầu tư, phát triển các hạ tầng hỗ trợ như logistics, hạ tầng công nghệ, cũng như các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động, cần chú trọng phát huy tính liên kết vùng, lợi thế vùng nguyên liệu, nguồn lao động tại khu vực chứ không chỉ mạnh địa phương nào địa phương đó phát triển. Phát triển chuỗi liên kết và cung ứng trong vùng sẽ tạo ra được sức mạnh tổng thể cho sản phẩm địa phương có đủ sức cạnh tranh khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử.

Yếu tố thứ ba là phát triển xanh. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực có thể đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại cho môi trường. Với việc tối ưu hoá quy trình kinh doanh, quy trình giao vận, thương mại điện tử sẽ giảm một lượng lớn khí thải phương tiện ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ hao phí.

Cùng với người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử, các nền tảng số có thể khuyến khích các sản phẩm xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường bao gồm từ vật chứa cho đến các sản phẩm được mua bán. Bằng hệ thống công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cũng có thể hình thành các quy trình kiểm soát, đánh giá việc thực hiện các quy trình xanh, nâng cao nhận thực của toàn hệ thống về bảo vệ môi trường.

Thứ 4 là yếu tố niềm tin. Trước hết là niềm tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hệ sinh thái thương mại điện tử. Các doanh nghiệp nhỏ cần có niềm tin thị trường, cần có cơ chế bảo vệ họ để có thể sáng tạo mà không bị doanh nghiệp lớn chèn ép, cạnh tranh không lành mạnh. Với người tiêu dùng, họ cần có niềm tin vào chất lượng hàng hóa, tin rằng quyền lợi của họ được bảo vệ khi tham gia mua sắm trên thị trường thương mại điện tử.

Yếu tố cuối cùng là nguồn nhân lực. Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, đang phát triển nhanh tuy nhiên quy mô nguồn nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển của thương mại điện tử. Ước tính, chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay được đào tạo chính quy. 

Bà Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh, việc có đầy đủ nguồn lực, nguyên liệu để xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử hướng đến chất lượng, bảo vệ cho người tiêu dùng và cả các bên, các chủ thể khác tham gia giao dịch như người bán hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử,… là yếu tố rất quan trọng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ