Quan hệ Mỹ-Trung ở mức thấp lịch sử nhưng ông Trump dường như vẫn chưa muốn dừng lại
Trong suốt thời gian tại vị của mình với tư cách Tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, ông Donald Trump liên tục 'thổi hơi nóng' và 'hà hơi lạnh' vào Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, theo CNN.
Hồi đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, nơi ông đã có những thảo luận 'nồng ấm' với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Tử Cấm Thành, và ca ngợi 'những điểm tương đồng' giữa những đức tính của hai người đàn ông đứng đầu hai cường quốc lớn nhất thế giới.

Ông Trump từng thổ lộ 'tình cảm' thân tình khi đến thăm Trung Quốc hồi 2018. Ảnh AP
Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau đó, ông Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng duy trì một thỏa thuận thương mại lịch sử giữa hai nước.
Thỏa thuận đó vẫn tồn tại nhưng dường như nó khó có thể đạt được trước khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, đặc biệt khi quan hệ giữa hai nước tiếp tục bị tác động mạnh bởi các sự kiện như Covid-19, Hong Kong và Tân Cương.
Nội các của ông Trump chứa đầy những người theo trường phái 'diều hâu' đối với Trung Quốc, và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo là nhân vật 'kinh khủng' dưới con mắt của truyền thông Trung Quốc.
Do vậy, để phân tích được một chiến lược 'mạch lạc' của Hoa Kỳ với Trung Quốc quả thật là một việc rất khó. Ngay cả khi ông Trump ký ban hành một đạo luật đầu tuần rồi về việc hủy bỏ tình trạng giao dịch đặc biệt của Hong Kong, Tổng thống Hoa Kỳ được cho là đã chần chừ trong việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm 'trấn áp' Hong Kong, và theo Bloomberg, ông Trump đã không thực thi toàn bộ các quyền lực của mình với bộ luật đó.
Điều này chứng tỏ có một mô hình cho hành động của Hoa Kỳ. Theo John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, cùng lúc với việc Hoa Kỳ tăng cường chỉ trích các vi phạm gia tăng của Trung Quốc ở Tân Cương, Tổng thống Mỹ lại nói ông đồng ý với các chính sách của ông Tập Cận Bình trong khu vực.
Các nguồn tin trước đây cũng nói với CNN rằng Tổng thống Mỹ Trump đã hứa với ông Tập Cận Bình sẽ 'im lặng' trước các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong trong các lần đàm phán thương mại song phương, vì sợ chỉ trích sẽ dẫn tới thất bại cho bất cứ một thỏa thuận tiềm năng nào giữa hai nước.
Trong suốt cuộc chiến thương mại, ông Trump cũng luôn miệng hứa sẽ đảm bảo một thỏa thuận 'chưa từng có' mở ra cơ hội cho Trung Quốc và các công ty của Mỹ tái cân bằng mối quan hệ theo hướng có lợi cho người nông dân, cũng như công nhân của Mỹ.
Khi ký kết thỏa thuận giai đoạn 1, mà giờ đang bị đình trệ, ông mô tả thỏa thuận như 'một thứ để sửa chữa lại tất cả những sai trái trong quá khứ , mang lại một sự công bằng và an ninh kinh tế cho các công nhân, nông dân và gia đình Mỹ'.
"Cứng rắn với Trung Quốc'
Hôm thứ Ba tuần rồi, ông Trump đã ký ban hành Luật về Đạo Luật Tự trị Hong Kong. Đây là dự thảo luật được sự ủng hộ áp đảo và thông qua ở cả lưỡng viện Hoa Kỳ, nhằm tước bỏ tình trạng giao dịch đặc biệt của Hong Kong với Hoa Kỳ, nhằm phản ứng việc Trung Quốc thông qua Luật An ninh Hong Kong đe dọa quyền tự chủ của thành phố này trước Trung Quốc.

Ông Trump trong buôi tuyên bố 'trừng phạt Trung Quốc' vì đạo luật An ninh Hong Kong. Ảnh WSJ
Trong bài phát biểu của mình, ông Trump nhấn mạnh: "Không có chính quyền nào ở Mỹ từ trước tới nay cứng rắn hơn chính quyền của ông trong việc ứng phó với Trung Quốc".
"Chúng tôi đã áp đặt các mức thuế quan lịch sử, chúng tôi chống lại các hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc ở mức độ không ai có thể tới được. Chúng tôi đối đầu với các nhà cung cấp công nghệ và viễn thông không đáng tin cậy của Trung Quốc", ông Trump nói.
"Chúng tôi thuyết phục nhiều quốc gia, và bản thân tôi cũng tự làm điều này, đó là không sử dụng các sản phẩm của Huawei vì chúng tôi nghĩ chúng không an toàn và có nhiều rủi ro. Chúng có mối rủi ro bảo mật rất lớn. Chúng tôi đã nói với nhiều nước chấm dứt việc sử dụng chúng. Nếu họ muốn làm ăn với chúng tôi, hãy ngừng sử dụng các sản phẩm đó", ông Trump nhấn mạnh.
Trước khi tố cáo Joe Biden, đối thủ chạy đua vào vị trí tổng thống của Đảng Dân chủ, ông Trump đã đổ lỗi cho Trung Quốc đã 'che dấu' thông tin ban đầu về virút corona và khiến nó lan tràn trên khắp thế giới.
Cho đến nay, mọi thứ vẫn rất cứng rắn. Theo Bloomberg, ông Trump dù vậy cũng đã trì hoãn kế hoạch trừng phạt các quan chức hàng đầu của Trung Quốc và Hong Kong vì sợ làm tổn hại thêm mối quan hệ với Bắc Kinh.
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia đã phủ nhận thông tin rằng 'có những thứ đã được đưa ra khỏi bàn đàm phán', và Tổng thống Mỹ có thể áp đặt lện trừng phạt [Trung Quốc] vào bất cứ lúc nào.
Tờ The New York Times tuần rồi cũng có bài điều tra cho thấy đã có một dự thảo hành chính về việc cấm toàn bộ 92 triệu đảng viên ở Trung Quốc tới Mỹ. Dự thảo luật này có thể không được công bố và bị ông Trump bác bỏ, chủ yếu nhắm tới việc cấm các đảng viên Trung Quốc tới Mỹ, dù rằng khó có thể nói chính xác về tính khả thi và mức độ áp dụng thực tế của lệnh cấm này.
Trong khi chính quyền của ông Trump đã có những hành động gây tổn hại cho Hong Kong và Trung Quốc, và điều này cho thấy sẽ có những đáp trả từ phía Trung Quốc. Và cả hai quốc gia đều có mối quan hệ tương hỗ mạnh mẽ với nhau về mặt thị trường.
Nhắm vào mục tiêu các quan chức đồng nghĩa với việc gia tăng thêm thiệt hại về kinh tế và tạo ra sự bất tiện cho các cá nhân chịu trách nhiệm về chính sách đối với Hong Kong. Tuy nhiên, điều này có khả năng gây ra một sự trả đũa từ Trung Quốc.
Để đáp lại lệnh trừng phạt vì vấn đề Tân Cương, Bắc Kinh đã nhắm tới việc hạn chế hoạt động đối với các nhà lập pháp Hoa Kỳ, bao gồm các Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio, mặc dù những biện pháp chính xác nào sẽ được Trung Quốc đưa ra vẫn chưa được tiết lộ.
Giao dịch là trên hết
Khi công bố Luật về Đạo luật tự trị ở Hong Kong, ông Trump nói rằng: "Một trong những lý do rất lớn ... giúp tôi đắc cử [tổng thống]" là thương mại và những thứ liên quan đến thương mại".

Ông Trump luôn nói thỏa thuận thương mại với Trung Quốc là 'rất tốt' cho nước Mỹ. Ảnh Reuters
Ông Trump tấn công Biden vì ông này ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nơi mà Trump cho rằng là 'một trong những thảm họa địa chính trị và kinh tế lớn nhất trong lịch sử thế giới'.
Và trong lúc bằng hầu hết các biện pháp, thương mại đang diễn tiến trong bối cảnh kinh tế ngày càng bị tổn thương bởi đại dịch Covid-19, ông Trump nói rằng "nông dân của chúng tôi đang được hưởng lợi rất nhiều vì chúng tôi đã thực hiện được các thỏa thuận thương mại thực sự tuyệt vời".
"Đó là 'Thỏa thuận với Trung Quốc', và họ đang mua rất nhiều", ông nói.
"Họ đang mua rất nhiều. Vâng, chúng tôi có thể nói là: Họ đang mua rất nhiều. Rất nhiều người hỏi: "Họ đang làm gì với thỏa thuận thương mại? Họ đang mua rất nhiều", ông Trump liên tục lặp lại.
Khả năng chiến thắng trong chiến dịch tái tranh cử của ông Trump tập trung một phần vào mức độ cứng rắn của ông đối với Trung Quốc, đặc biệt là trước các vấn đề liên quan tới vi rút corona, tới việc tấn công vào đối thủ Biden bằng các cáo buộc ông này có mối quan hệ hoặc có sự cảm thông với Bắc Kinh.
Nhưng chiến lược đó dường như không được đền đáp, khi mà kết quả của một cuộc thăm dò gần đây cho thấy ứng cử viên của đảng Dân chủ đang dẫn đầu với 15 điểm cao hơn so với Tổng thống Mỹ.
Nói theo cách chính của mình, ông Trump đã được bầu vì lập trường của ông về thương mại.
Ngay cả khi chỉ còn một chút hy vọng cho một thỏa thuận thương mại, nó có thể gây khó cho ông trong việc tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc, theo cách mà một số cố vấn của ông ta muốn, ngay cả khi mối quan hệ với Bắc Kinh dường như không thể giải quyết được.
John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, trong cuốn sách của mình, đã viết rằng "các cuộc đối thoại của ông Trump với ông Tập Cận Bình đã phản ánh không chỉ sự bất nhất trong chính sách thương mại của ông mà còn là sự hợp lưu các dòng suy nghĩ của ông Trump về lợi ích chính trị của bản thân và lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
"Ông Trump bằng cách nào đó có thể cứu vãn thỏa thuận thương mại "chưa từng có" với Trung Quốc, thúc đẩy nền kinh tế khi ông tham gia cuộc bầu cử, điều đó có thể thay đổi đáng kể kết quả cuối cùng.
"Ông Trump đã giải quyết vấn đề cá nhân và quốc gia không chỉ bằng cách trả lời các đòi hỏi về thương mại mà trên hết là cả vấn đề an ninh quốc gia", ông Bolton viết.
"Thật là khó với tôi trong thời gian tại nhiệm ở Nhà Trắng để xác định bất kỳ quyết định quan trọng nào của ông Trump mà lại không bị chi phối bởi các tính toán cho cuộc tái cử lần này", ông Bolton nhấn mạnh.
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Thủ tướng nhất trí hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi bên thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.
Sự kiện - 12/05/2025 22:25
'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'
Cho rằng quy định miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, khoa học công nghệ không quá 3 năm là quá ngắn, các đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian hơn, thậm chí là 5 năm để khuyến khích đầu tư.
Sự kiện - 12/05/2025 16:04
Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'
Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.
Sự kiện - 12/05/2025 07:30
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
Sự kiện - 12/05/2025 06:40
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
- Đọc nhiều
-
1
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
2
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
3
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
4
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
-
5
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago