PVcomBank đã làm thế nào với 'di sản' PVFC?

Nhàđầutư
PVcomBank đã đi được quá nửa chặng đừng tái cơ cấu sau khi sáp nhập giữa PVFC và ngân hàng Phương Tây với những con số nợ khủng, lỗ lớn. Hoạt động của ngân hàng này lâu nay vẫn được coi là một "bí ẩn" đối với giới tài chính khi không nhiều thông tin được công bố.
NGUYỄN THOAN
27, Tháng 06, 2017 | 12:22

Nhàđầutư
PVcomBank đã đi được quá nửa chặng đừng tái cơ cấu sau khi sáp nhập giữa PVFC và ngân hàng Phương Tây với những con số nợ khủng, lỗ lớn. Hoạt động của ngân hàng này lâu nay vẫn được coi là một "bí ẩn" đối với giới tài chính khi không nhiều thông tin được công bố.

PVF-c9d65-c7272

 PVcomBank đã làm thế nào với "di sản" PVFC?

Ngân hàng TMCP PVcomBank được thành lập ngày 1/10/2013 từ việc hợp nhất Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WTB). Theo đó, cũng kể từ ngày 30/9/2013 sẽ không còn cái tên PVFC và WTB trên thị trường nữa.

Cuộc gặp gỡ "nồi nào úp vung nấy"

Theo Báo cáo tài chính (BCTC) công khai của PVFC, tính đến ngày 31/12/2012 tổng công ty này có tổng tài sản khoảng 90.000 tỷ đồng, với 45% đến từ khoản cho vay khách hàng, tương đương gần 40.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu hơn 4,85%, trong đó một nửa (trên 1.000 tỷ đồng) là nợ có khả năng mất vốn. Các khoản nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ đều tăng hơn 2 lần so với cuối năm 2011.

Đồng thời, PVFC khoanh khoản cho vay với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), theo chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước để lên phương án xử lý và thu hồi. Trong đó, với Vinashin là khoản cho vay từ năm 2009, và Vinalines là khoản cho vay từ năm 2011.

Tính riêng quý IV năm 2012, PVFC lỗ gần 136 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2011, công ty lãi sau thuế 127 tỷ đồng. Nguyên nhân, trong kỳ chi phí trả lãi của công ty vượt doanh thu từ lãi gần 232 tỷ đồng và khoản dự phòng rủi ro tín dụng tăng 770%, từ 20,5 tỷ đồng năm 2011 lên gần 179 tỷ đồng năm 2012.

Theo báo Thanh niên, Tập đoành Dầu khí Việt Nam (PVN) đã thông qua PVFC lập các công ty con, cháu làm sân sau đầu tư bất động sản, ngân hàng trái quy định pháp luật, gây thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.  Đáng chú ý là khoản góp vốn 800 tỉ đồng liên quan đến OceanBank của Hà Văn Thắm, các khoản rót vốn ủy thác thông qua CTCP đầu tư và tư vấn tài chính dầu khí (PVFC Invest), đầu tư nhiều dự án bất động sản, trong đó có sân Chi Lăng trong đại án của Ngân hàng Xây dựng và Phạm Công Danh...

Từng được coi là "một cánh chim đầu đàn của Tập đoàn dầu khí", đến trước thờ điểm sáp nhập, báo cáo nợ có vấn đề năm 2012 của PVFC cho thấy, có trên 8.500 tỉ đồng nợ xấu tập trung vào 5 nhóm: thép, tàu biển, thủy điện, bất động sản và nhóm ngành khác. Trong đó hầu hết là các khách hàng không có khả năng hoàn trả (Vinashin, Vinalines, một số khách hàng sắt thép, bất động sản, thủy điện...).

Trong khi đó, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tình hình tài chính của Western Bank trước khi hợp nhất có nhiều vấn đề cần lưu ý như: Tiền gửi liên ngân hàng có 1.118 tỷ đồng đã quá hạn tại 4 ngân hàng Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa (hiện đã hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn/PV), Đại Tín và phải trích lập dự phòng 50%, tương đương 559 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của Western Bank có nhiều khoản nằm dưới dạng ủy thác đầu tư và đặt cọc môi giới chứng khoán. Khoản đầu tư vào trái phiếu 1.800 tỷ đồng chưa có tài sản đảm bảo. Khoản đầu tư vào cổ phiếu KBC phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán xấp xỉ 88 tỷ đồng.

Tổng tài sản của ngân hàng giảm từ 16.598 tỷ còn 15.667 tỷ đồng thời gây khoản lỗ lũy kế trên hạch toán kế toán là 761 tỷ đồng tại thời điểm 29/2/2012. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu sau khi điều chỉnh số liệu trích lập dự phòng bổ sung của Western Bank giảm xuống còn 2.310 tỷ đồng, thiếu 690 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định.

Khi hợp nhất, PVcomBank đã đề xuất được NHNN cho vay tái cấp vốn khoảng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng mới, lãi suất vay thấp hơn lãi suất huy động khoảng 6%. Và đề nghị PVN hỗ trợ trong quá trình làm việc với đối tác và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; đồng thời gửi thêm cho PVFC số tiền 7.000 tỷ đồng với kỳ hạn tối thiểu 6 tháng.

Quá nửa chặng đường tái cơ cấu, PVcomBank đã làm gì để xử lý nợ xấu?

PVcomBank là ngân hàng cuối cùng tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017 vào ngày 30/6 tới đây. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại BCTC năm 2016 của ngân hàng này còn là một "bí ẩn". Và đây cũng không phải là năm đầu tiên, duy nhất, BCTC năm chậm, muộn, không những thế còn sơ sài, thiếu đủ các thông tin.

pvcombank_IBVH

Tính đến ngày 31/12/2015, tổng tài sản của PVcomBank  là 98.605 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2014. 

BCTC năm 2014 và 2015 của PVcomBank đều chỉ vọn vẹn có 5 trang giấy trình bày tóm tắt với 3 phần bảng cân đối Kế toán; kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà không hề có phần thuyết minh BCTC theo quy định của NHNN về BCTC của các NHTM. 

Theo nội dung báo cáo được PVcomBank đăng tải, tính đến ngày 31/12/2015, tổng tài sản của ngân hàng này là 98.605 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, vốn chủ sở hữu là 10.081 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh ghi nhận giảm mạnh so với năm 2014. Trong đó thu nhập lãi thuần là 409 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 72 tỷ đồng, giảm 2,3 lần so với năm 2014.

Một trong những kết quả hoạt động kinh doanh đáng chú ý của PVcomBank hậu sáp nhập là tính đến ngày 31/12/2014, PVcomBank báo lãi 151 tỷ đồng trước thuế, gấp 5,4 lần so với 2013. Tuy nhiên, quan sát kỹ hơn các số liệu trong Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 của nhà băng này lại thấy nhiều điểm rất “lạ”. 

Cụ thể, trong báo cáo kinh doanh năm 2014, hoạt động tín dụng chủ lực báo lỗ lớn, với thu nhập lãi thuần âm 488 tỷ đồng, trong khi các hoạt động khác lại đem về cho PVcomBank một khoản lợi lên đến 1.096 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với năm 2013. Điều này là xa lạ với nhiều ngân hàng. Riêng với PVcomBank, vì không có thuyết minh cụ thể nên khách hàng khó có thể nằm bắt là ngân hàng đã lấy lợi nhuận từ hoạt động nào để bù lại lỗ của hoạt động tín dụng.

BCTC năm 2013 được coi là báo cáo đầy đủ nhất của ngân hàng này tính đến nay. Theo đó, tổng tài sản của PVcomBank tính thời điểm cuối năm 2013 là 100.656 tỷ đồng, giảm gần 1.000 tỷ đồng so với tháng 10/2013. 

Cho vay khách hàng đến cuối tháng 12/2013 đạt 41.118 tỷ đồng. Nợ xấu chiếm 5,05%, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm tỉ lệ cao 3,6%, tương đương 1.501 tỷ đồng.

Trong tổng số cho vay khách hàng, có 2.224 tỷ đồng cho vay nhóm cổ đông trước đây của Ngân hàng TMCP Phương Tây từ ngày 10/8/2012 đã được gia hạn nợ, sẽ thanh toán gốc và lãi trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016.

Lý giải về các khoản cho vay Vinashin và Vinalines đã được xem xét khoanh nợ, cơ cấu nợ và phân loại nợ, ngân hàng giữ nguyên trạng thái nợ hiện tại đối với Vinashin từ năm 2009 và Vinalines từ năm 2011.

Ngoài ra, có một số khoản cho vay với tổng dư nợ 4.553 tỷ đồng đã được cơ cấu thời gian trả nợ nhiều lần hoặc có tình hình tài chính chưa khả quan, cần được phân loại ở nhóm nợ có rủi ro cao nhưng được giữ nguyên nhóm nợ như tại thời điểm ngày 31/5/2013 theo Đề án hợp nhất đã được NHNN phê duyệt.

Như vậy, để nợ xấu không tăng lên, ngân hàng này sử dụng phương án  tình thế là khoanh nợ, giãn nợ. Tuy nhiên, phương án này chỉ có tác dụng tạm thời mà không làm mất đi đống nợ xấu và những tài sản xấu, độc hại.

BCTC của ngân hàng này cũng bị cho là thiếu trung thực khi tổ chức kiểm toán độc lập Ernst&Young khuyến cáo: Nếu hạch toán đủ khoản lãi dự thu quá hạn, dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư Mỹ Khê và thống kê đúng nhóm nợ, thì vốn chủ sở hữu của PVcomBank phải giảm đi 287 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2013. 

Các nội dung dự kiến thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 30/6 tới đây bao gồm các Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 và kế hoạch năm 2017; Báo cáo tình hình triển khai Đề án tái cơ cấu PVcomBank 2016-2020; Tờ trình về sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng phù hợp với khuyến nghị của NHNN; Tờ trình lựa chọn Đơn vị kiểm toán độc lập; Tờ trình về phương án phân bổ lợi nhuận năm 2016.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ